Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo phong trào xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến 2013 (Trang 82 - 86)

Chƣơng 3 : NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.1. Nhận xét

3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân

Thứ nhất, một bộ phận nhân dân nhận thức về Chương trình xây dựng

nơng thơn mới vẫn chưa đầy đủ, sự vào cuộc của các cấp, các ngành tuy đã có chuyển biến nhưng chưa tích cực, cịn tư tưởng trông chờ vào đầu tư của nhà nước, chưa chủ động, sáng tạo trong triển khai thực hiện. Công tác tuyên truyền mới chỉ đến được cán bộ cốt cán nên một số cán bộ cũng hiểu chưa sâu sắc, thấu đáo mục đích, ý nghĩa và cách làm của địa phương dẫn đến tư tưởng coi chương trình xây dựng nơng thơn mới là một chương trình đầu tư, một cơng trình, chưa quan tâm đến triển khai thực hiện các tiêu chí khơng cần hoặc cần ít tiền. Chưa chú trọng đến lập các dự án phát triển sản xuất. Chưa quan tâm phát huy nội lực của địa phương, nhất là cộng đồng dân cư. Công tác tuyên truyền chưa đủ mạnh để người dân ở khu vực nông thôn khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại sự đầu tư của Nhà nước. Một bộ phận khơng nhỏ đồn viên, hội viên còn mơ hồ về nội dung, quan điểm, mục tiêu chương trình xây dựng NTM...

Thứ hai, nguồn lực hỗ trợ thực hiện Chương trình nơng thơn mới chưa

đáp ứng với các mục tiêu đề ra, do đó các mục tiêu giao cho các địa phương khó hồn thành theo tiến độ. Nhu cầu vốn thực hiện Chương trình (bao gồm cả nguồn vốn nợ đọng từ những năm trước) lớn, nguồn lực của tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu; chưa huy động được nhiều các hình thức đầu tư xã hội hóa đầu tư cho hạ tầng khu vực nông thôn (như trường mầm non tư thục, chợ nơng thơn, cơng trình cấp nước tập trung...). Bên cạnh đó, một số địa phương việc dành nguồn lực được hỗ trợ chưa bám sát với mục tiêu, nhiệm vụ

Chương trình đề ra dẫn đến nguồn vốn phân bổ còn dàn trải, chưa quan tâm đến các cơng trình chuyển tiếp (đặc biệt các cơng trình trước đây do tỉnh phê duyệt, nay phân cấp cho cấp huyện tiếp tục bố trí nguồn lực triển khai).

Hiện có 16 chương trình MTQG với các nguồn vốn hỗ trợ, đầu tư từ ngân sách Nhà nước đang được thực hiện trên địa bàn nông thôn, đều là nguồn vốn đầu tư cho chương trình xây dựng nơng thơn mới. Các nguồn vốn này được đầu tư qua các bộ, ngành Trung ương, từ đó phân bổ về cho các sở, ngành địa phương (trừ phần vốn đối ứng của địa phương). Cơ chế phân phối vốn theo ngành dọc làm nảy sinh những khó khăn trong việc điều phối chương trình trên từng địa bàn; vì ngành nào cũng muốn sử dụng vốn đầu tư có lợi cho ngành mình. Mức độ đầu tư vốn cho các chương trình MTQG khơng đồng đều, có chương trình được đầu tư nhiều, có chương trình đầu tư ít, từ đó ảnh hưởng đến kế hoạch điều phối vốn hàng năm của tỉnh.

Đối với nguồn vốn đầu tư cho các cơng trình xây dựng như: kiên cố hóa trường học, kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng trụ sở xã… thì dễ lồng ghép vì gắn với từng cơng trình cụ thể. Đối với các nguồn vốn khơng gắn với các cơng trình như: xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, dân số kế hoạch hóa gia đình, phịng chống tội phạm… thì việc lồng ghép điều phối chung trong nguồn vốn xây dựng nơng thơn mới khó đảm bảo tính đồng bộ, mặt khác hiệu quả sử dụng nguồn vốn này sẽ không cao nếu không được kiểm tra, giám sát chặt chẽ.

Thứ ba, tình trạng sử dụng đất nơng nghiệp cịn manh mún, việc dồn

điền đổi thửa diễn ra chậm; hạ tầng kinh tế nông thôn cịn thiếu, các cơng trình đường nội đồng, cứng hóa kênh mương mới dừng lại ở mục tiêu làm giảm sự vất vả cho người dân; vệ sinh mơi trường có chuyển biến, nhưng nhiều nơi còn thiếu điều kiện vệ sinh gia đình, nước sinh hoạt; nhiều địa phương đã tổ chức thu gom rác thải nhưng thiếu các trung tâm xử lý, đặc biệt là ở các vùng dân cư tập trung.

Việc giải ngân nguồn vốn hỗ trợ sản xuất còn chậm, việc hỗ trợ lãi suất trong sản xuất nơng nghiệp cịn khó khăn. Một số nguồn hỗ trợ đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng ở một số địa phương triển khai chậm, chưa huy động được đông đảo người dân vào cuộc.

Việc xây dựng thương hiệu sản phẩm là cách làm đúng hướng của sản xuất nông nghiệp song việc phát triển sản xuất để có lượng hàng hóa phục vụ cho tiêu thụ sản phẩm, các địa phương triển khai còn chậm chưa huy động được nhiều doanh nghiệp vào cuộc.

Chế độ thông tin, báo cáo của thành viên Ban Chỉ đạo và các địa phương cịn chậm, chất lượng báo cáo kém, ít thơng tin vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác tổng hợp, tham mưu và điều hành Chương trình.

* Nguyên nhân hạn chế

Trong quá trình thực hiện các mục tiêu trong chương trình xây dựng NTM ở Quảng Ninh đã thu được nhiều kết quả khích lệ. Tuy nhiên, q trình xây dựng NTM của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Ninh cịn gặp nhiều khó khăn, hạn chế do những nguyên nhân cả về khách quan và chủ quan.

- Khách quan: Chương trình xây dựng NTM là một chương trình lớn,

lâu dài có quy mơ thực hiện rộng lớn, vì vậy nhu cầu nguồn lực cho chương trình rất lớn, trong khi đó điều kiện của Nhà nước có hạn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Do nguồn vốn đầu tư của Nhà nước có hạn, nên cần phải huy động nguồn lực của các doanh nghiệp, cá nhân vào xây dựng NTM, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên vẫn chưa huy động được nhiều tổ chức và doanh nghiệp đầu tư hạ tầng khu vực nông thôn (như trường mầm non tư thục, chợ nơng thơn, cơng trình cấp nước tập trung...), các huyện vùng sâu, vùng xa đa số là còn nghèo, việc huy động trong dân và doanh nghiệp là khó khăn.

lớn là đồi núi, bị chia cắt, rất khó khăn cho việc di chuyển, đi lại của người dân. Thêm vào đó, chính do yếu tố địa hình hiểm trở nên việc cải tạo đồi núi để xây dựng các cơng trình hạ tầng như đường giao thơng, hệ thống thơng tin liên lạc, điện... gặp nhiều trở ngại, đòi hỏi phải huy động được nguồn vốn lớn.

- Chủ quan:

Trong công tác chỉ đạo thực hiện

Mặc dù là một tỉnh triển khai chương trình xây dựng NTM tương đối sớm, nhưng các cấp các ngành còn tỏ ra khá lúng túng trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các nội dung về xây dựng NTM. Công tác khảo sát, đánh giá thực trạng, lập quy hoạch ở cấp xã triển khai còn chậm so với tiến độ yêu cầu.

Công tác tuyên truyền, thông tin cho các cấp, các ngành về xây dựng NTM chưa có chiều sâu dẫn đến một bộ phận nhân dân cịn xuất hiện tư tưởng trơng chờ, ỷ lại, chưa chủ động hưởng ứng tham gia. Công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành, các đoàn thể trong việc triển khai thực hiện chương trình cịn thiếu chủ động, việc hướng dẫn triển khai thực hiện, nhất là hướng dẫn lập quy hoạch còn chậm.

Hệ thống chính trị ở cơ sở hoạt động thiếu năng động, đội ngũ cán bộ chưa tương xứng với yêu cầu CNH, HĐH. Công tác đào tạo và tuyển chọn cán bộ đặc biệt là cán bộ cấp xã thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới cịn thiếu tính đồng bộ chủ yếu là kiêm nhiệm. Một bộ phận cán bộ chưa nhận thức được đầy đủ bản chất của cuộc vận động xây dựng NTM, nên Ban Chỉ đạo một số địa phương còn thiếu sáng tạo, chưa vào cuộc tích cực quyết liệt, chỉ đạo chưa cụ thể, chưa rõ việc do vậy chưa tạo được chuyển biến sâu rộng ở địa phương.Tổ chức triển khai thực hiện một số chính sách cịn lúng túng, khơng linh hoạt; công tác kiểm tra, giám sát chưa chủ động; công tác thi đua khen thưởng chậm đổi mới.

điều tiết, phân bổ nguồn vốn đó vào thực hiện các mục tiêu cụ thể lại không hề dễ dàng. Một số địa phương trên địa bàn tỉnh việc dành nguồn lực được hỗ trợ chưa bám sát với mục tiêu, nhiệm vụ chương trình đề ra dẫn đến nguồn vốn phân bổ còn dàn trải, làm ảnh hưởng đến tiến độ cũng như chất lượng thực hiện cơng trình.

Bên cạnh đa số người dân ủng hộ chương trình xây dựng NTM thì cịn một số cá nhân trơng chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, coi đây là việc làm của các cấp quản lý, khơng liên quan đến mình. Chính tư tưởng sai lầm này đã gây trở ngại không nhỏ trong công tác chỉ đạo và thực hiện của các địa phương.

Một vấn đề nữa là có những hộ gia đình được cơng nhận là hộ nghèo nay đã thoát nghèo, song vẫn muốn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, không tự giác làm ăn, gây nên những khó khăn trong việc thẩm định, rà sốt hộ nghèo, gây ra tình trạng thiếu cơng bằng hay đầu tư một cách dàn trải

Với tất cả những khó khăn, hạn chế nêu trên, tốc độ xây dựng NTM ở Quảng Ninh tuy đã có nhiều khởi sắc nhưng vẫn cịn nhiều tồn tại cần tiếp tục được khắc phục.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo phong trào xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến 2013 (Trang 82 - 86)