Phương pháp trắc nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa khí chất và stress ở học sinh trung học phổ thông (Trang 54 - 56)

CHƢƠNG 2 : TỔ CHỨC VÀ PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.2.2. Phương pháp trắc nghiệm

* Trắc nghiệm nghiên cứu mức độ stress của T.D. Azarnưk và I.M. Tưrtưsnhicov (phụ lục 2)

Chúng tôi sử dụng trắc nghiệm nghiên cứu mức độ stress của hai nhà tâm lý học Nga là T.D. Azarnưk và I.M. Tưrtưsnhicov. Trắc nghiệm này đã được Khoa tâm lý học ĐHKHXH và NV chuẩn hố và thích ứng vào điều kiện Việt Nam. Trắc nghiệm được thiết kế với 22 items-là những tình huống, giả định khác nhau liên quan đến việc ứng xử, tình cảm và trạng thái của học sinh trong các tình huống đó. Mục đích của thực nghiệm là đánh giá mức độ stress của học sinh-khả năng ứng phó của họ (Phụ lục 2). Các phương án trả lời của từng item tương ứng với các mức điểm sau:

Câu 1: a: 0 điểm, b: 1 điểm, c: 2 điểm, d: 3 điểm, e: 4 điểm Câu 2: Mỗi câu trả lời đúng được tính 1 điểm

Câu 3. 9. 12., 17, 21 trả lời đúng a: 0 điểm, b: 2 điểm, c: 1 điểm Câu 6. Mỗi phương án trả lời “đúng”: 0 điểm, “không đúng”: 1 điểm Câu 7. a: 0 điểm, b: 1 điểm

Câu 8, 11, 16 a: 2 điểm, b: 1 điểm, c: 0 điểm Câu 10 “không đúng”: 0 điểm, “đúng”: 1 điểm Câu 20 a: 1 điểm, b: 0 điểm

Câu 22 Nếu 9-10: 0 điểm; 7-8 : 1 điểm; 5-6: 2 điểm; 3-4: 3 điểm; 2-1: 4 điểm.

Mức độ tress của mỗi sinh viên được đánh giá bằng tổng số điểm cộng lại của họ nếu:

Từ 0-15 điểm : không bị stress Từ 16-30 điểm: stress ở mức độ nhẹ Từ 31-45 điểm: stress ở mức độ vừa

Từ 46-60 điểm: stress ở mức độ nặng (kiệt quệ)

* Trắc nghiệm khí chất của H.J. Eysenck (phụ lục 1)

Trắc nghiệm khí chất của H.J. Eysenck bao gồm 57 câu được giới thiệu trong cuốn trắc nghiệm tâm lý học lâm sàng của tác giả Nguyễn Văn Nhận và Nguyễn Sinh Phúc.

Cách thức tiến hành trắc nghiệm như sau:

Đánh dấu (+) nếu trả lời “có”, đánh dấu (-) nếu trả lời “khơng” vào vị trí tương ứng của câu trả lời trong phiếu trả lời

+ Trả lời bằng ý tưởng đầu tiên xuất hiện trong đầu + Trả lời trung thực, liên tục, không bỏ quãng

+ Gặp câu trả lời không quen cố gắng trả lời theo cách hiểu của mình + Tốc độ trả lời trung bình 2-3 câu trong 1 phút

Xử lý kết quả:

Phần A: Cho mỗi câu 1 điểm nếu những câu hỏi sau đây trả lời (+): 1, 3, 8, 10, 13, 17, 22, 25, 27, 39, 44, 46, 49, 53, 56. Cho mỗi câu 1 điểm nếu những câu hỏi sau đây trả lời (-): 5, 15, 20, 29, 32, 34, 37, 41, 51.

Phần B: : Cho mỗi câu 1 điểm nếu những câu hỏi sau đây trả lời có (+), khơng cho điểm nếu trả lời là không (-): 2, 4, 7, 9, 11, 14, 16, 19, 21, 23, 26, 28, 31, 33, 35, 38, 40, 43, 45, 47, 50, 52, 55, 57.

Phần C: Cho mỗi câu 1 điểm nếu những câu hỏi sau đây trả lời có (+): 6, 24, 36. Cho mỗi câu 1 điểm nếu các câu hỏi sau đây trả lời là không (-): 12, 18, 30, 44, 48, 54.

Để tìm hiểu kiểu khí chất chỉ cần sử dụng các điểm số thuộc a,b. Các điểm số thuộc mục C có chức năng kiểm tra độ tin cậy.

Tính tổng điểm của mục A rồi xác định vị trí của nó trên trục (hướng nội- hướng ngoại) hình 1, trục này đựơc chia thành 24 điểm tính từ trái qua phải.

Tính tổng điểm của mục B rồi xác định vị trí của nó trên trục (ổn định- khơng ổn định) hình 1, trục này đựơc chia thành 24 điểm tính từ dưới lên trên.

Tìm toạ độ của 2 điểm A và B xem nó rơi vào góc nào để xác định kiểu khí chất.

Không ổn định 24

Hướng nội 0( A) 0 Hướng ngoại

(B) 0

Ổn định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa khí chất và stress ở học sinh trung học phổ thông (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)