CHƢƠNG 2 : TỔ CHỨC VÀ PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng về stres sở học sinh THPT thuộc địa bàn tỉnh Hải Dƣơng
3.2.3.2. Nhóm nguyên nhân từ phía gia đình
Gia đình là nơi diễn ra những mối quan hệ xã hội đầu tiên của con người, gia đình là điểm tựa, là kim chỉ nam định hướng cho sự phát triển nhân cách của mỗi em học sinh. Học sinh THPT luôn mong muốn khẳng định mình trong gia đình, trong quan hệ với bạn bè và người khác, cũng như sự phát triển tự ý thức và nhu cầu độc lập. Nhưng không phải bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng hiểu được tâm tư, nguyện vọng của các em. Nhiều bậc phụ huynh luôn cho rằng con cái của họ còn bé bỏng, cần sự quan tâm chăm sóc đặc biệt. Chính vì vậy, không ít bậc cha mẹ đã can thiệp quá sâu vào đời sống riêng tư cuả các em, thậm chí so sánh các em với người khác, kỳ vọng quá cao ở các em- đây là điều khiến các em cảm thấy vô cùng “khó chịu”. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ vì những lo toan của cuộc sống hàng ngày mà không thể dành thời
bê con cái vì sự bất hoà, xung đột. Chính những điều này là nguyên nhân khiến cho các em học sinh THPT bị stress. Vậy ở nghiên cứu học sinh THPT ở Hải Dương, nhóm nguyên nhân từ phía gia đình có ảnh hưởng như thế nào đến mức độ stress của các em. Kết quả thu được ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Thực trạng nhóm nguyên nhân gây ra stress từ phía gia đình
STT Mức độ Nguyên Nhân Không lo lắng Ít lo lắng Lo lắng Rất lo lắng ĐTB SL % SL % SL % SL % 1 Gia đình bất hoà, xung đột 140 32.6 9 2.1 183 42.7 97 22.6 2.55 2 Cha mẹ ly thân, ly hôn 133 31.0 23 5.4 194 45.2 79 18.4 2.51 3 Kinh tế gia đình khó khăn, chỗ ở không ổn định 115 26.8 89 20.7 125 29.1 100 23.3 2.48 4 Gia đình quá kỳ vọng 53 12.4 88 20.5 166 38.7 122 28.4 2.83 5 Cha mẹ không hiểu và không quan tâm đến em 53 12.4 100 23.3 171 39.9 105 24.5 2.76 6 Cha mẹ thường so sánh em với người khác 50 11.7 73 17.0 130 30.3 176 41.0 3.00 7 Cha mẹ can thiệp vào đời sống riêng tư quá nhiều
30 7.0 81 18.9 221 51.5 97 22.6 3.00
8 Một thành viên trong gia đình bị ốm hoặc qua đời
80 18.6 109 25.4 132 30.8 108 25.2 2.89
Kết quả thu được ở bảng 3.4 cho thấy nhóm nguyên nhân từ phía gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến sự căng thẳng ở các em học sinh THPT. Cụ thể như sau: Những nguyên nhân gây cho học sinh THPT lo lắng và rất lo lắng
cao nhất là: “cha mẹ can thiệp vào đời sống riêng tư quá nhiều” (chiếm 74.1%) và “cha mẹ thường so sánh em với người khác”. Ngoài những nguyên nhân trên thì những nguyên nhân còn lại đều có mức độ ảnh hưởng thấp hơn. Tất cả những nguyên nhân đều được chúng tôi sắp xếp và quy về điểm trung bình theo thứ tự từ cao xuống thấp.
Nhìn chung, hầu hết tất cả các nguyên nhân về phía gia đình gây ra stress ở học sinh THPT đều đạt điểm trung bình ở mức độ cao. Trong đó, nguyên nhân có điểm trung bình cao nhất đó là “cha mẹ can thiệp vào đời sống riêng tư quá nhiều” (ĐTB= 3.0); “cha mẹ thường so sánh em với người khác” (ĐTB= 3.0); “gia đình quá kỳ vọng” ( ĐTB= 2.83); “cha mẹ không hiểu và không quan tâm đến em” (ĐTB= 2.76)… Nguyên nhân từ phía gia đình ít ảnh hưởng đến các em đó là “kinh tế gia đình khó khăn,chỗ ở không ổn định” (ĐTB=2.48). Từ kết quả trên cho thấy, nguyên nhân từ phía gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý ở các em. Học sinh THPT đang trong độ tuổi đầu thanh niên, các em luôn cho rằng mình đã là những “người lớn”, người trưởng thành, tự mình có thể đương đầu và giải quyết những vấn đề của cá nhân. Chính vì vậy các em không muốn người lớn (cha mẹ/ thầy cô) can thiệp vào đời sống riêng tư của các em. Tuy nhiên, không phải lúc nào và bất kỳ người lớn nào cũng hiểu được điều này. Chính sự quan tâm quá mức, sự so sánh các em với các bạn cùng lứa tuổi khác khiến các em cảm thấy căng thẳng và khó chịu. Em B (học sinh lớp 10):“Em rất bực mình, hễ em làm điều gì không tốt thì bố em lại nói em là kém cỏi, học cùng thằng Tài mà không bằng cái móng tay của nó, rồi bảo em phải đi xách dép cho nó”. L ( học sinh lớp 12): “Năm nay em gần 18 tuổi rồi mà hễ em đi chơi với ai là về nhà y như rằng mẹ em sẽ có một “điệp khúc”: Đi với ai? Đi đâu? Bố mẹ bạn đi cùng con làm gì? Bạn ấy học hành như thế nào? Em cảm thấy mệt mỏi vì mẹ đã
Khi đề cập đến nhóm nguyên nhân từ phía gia đình, chúng ta không thể không nhắc đến sự kỳ vọng quá cao của cha mẹ vào con cái của mình (ĐTB= 2.83). Đây có thể coi là áp lực lớn nhất đối với nhiều em học sinh, đặc biệt các em đang theo học khối 12. Em Th ( học sinh lớp 12) cho rằng: “Em biết sức học của em, cố gắng lắm em cũng chỉ đạt học sinh khá. Nhưng cha mẹ em lại rất kỳ vọng ở em. Mẹ luôn mong em sẽ thi vào đại học Ngoại Thương, mẹ nói em mà thi đỗ trường ấy mới danh giá, mẹ mới mở mày mở mặt với các cô cùng cơ quan. Còn em thì chẳng biết phải làm sao, mệt mỏi lắm”.