Hành vi lựa chọn nghề của học sinh lớp12

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Định hướng giá trị nghề trong sự lựa chọn nghề của học sinh lớp 12 trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 80 - 82)

Như chúng ta đã biết một trong những điều kiện để học sinh có sự lựa chọn nghề phù hợp chính là việc tự đánh giá đúng bản thân đối với các nghề và từ đó có những hoạt động cần thiết hướng vào nghề mình địnhchọn.

Để học sinh tự mình đánh gia về năng lực của mình, đa số các em học sinh lớp 12 chọn nghề quản lý (chiếm 26%). Đa số các em thuộc nhóm nghề này như quản trị kinh doanh, nghề buôn bán và tổ chức sự kiện, maketing nhân viên thị trường…Thực tế cho thấy đây là những nghành nghề phù hợp với khẳ năng của học sinh, với thế hệ trẻ năng động, sáng tạo dám nghĩ dám làm.

Tiếp theo là “nhóm nghề kỹ thuật, công nghệ, làm việc với tay chân, máy móc động vật, thiên nhiên” (chiếm 21.7%). Đa số các em chọn nhóm nghề này như công nghệ thông tin, công an, bộ đội, kiến trúc sư và kỹ sư cơ khí. Đây là nhóm nghề khi ra trường các em có một sự ổn định nhất định về kinh tế, công việc và cũng là nhóm có sự đảm bảo yên tâm suốt đời chiếm tỷ lệ cao.

Tiếp theo là “nhóm nghề xã hội ( khả năng ngôn ngữ, giải thích, cung cấp thông tin, chăm sóc, giúp đỡ, đào tạo, huấn luyện cho người khác..) chiếm 20.3%. cũng được các em có sự lựa chọn ở mức khá cao. Nhóm này họ thích giúp đỡ người khác Đa số các em thuộc nhóm nghề này như y tá cộng đồng, hướng dẫn viên du lịch, tư vấn giúp đỡ, công tác xã hội, công tác đoàn, cứu hộ,

giáo dục đào tạo, huấn luyện về thể thao… Còn nhóm xã hội họ thích giúp đỡ người khác với tinh thần thiện nguyện, luôn mong muốn xã hội tốt đẹp hơn. Họ biết lắng nghe, giảng giải một cách tích cực. Thường tránh những công việc sử dụng máy mọc thiết bị hay những công việc bàn giấy đơn giản vì lý do công việc đó không có nhiều cơ hội tiếp xúc giao tiếp với mọi người.

Nhóm các em lựa chọn ít hơn là “nhóm nghệ thuật (khả năng trực giác, tưởng tượng cao, cách làm việc trong môi trường ngẫu hứng không khuôn mẫu….)” 14.7% Ở nhóm nghề này các em chọn như truyền thông, viết văn, thơ, điện ảnh, tổ chức sự kiện, nhà báo, thiết kế trưng bày, thiết kế thời trang, điêu khắc, tạc tượng chăm sóc cây cảnh…. Những người ở nhóm nghệ thuật có tính cởi mở, sáng tạo nhạy cảm và giàu cảm xúc cùng với trí tưởng tượng phong phú. Họ không thích những khuôn mẫu, nguyên tắc mà thích sự độc đáo và riêng biệt, thích tham gia các hoạt động của con người, đặc biệt là lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

Nhóm mà các em lựa chọn thấp nhất là nhóm nghề nghiên cứu và nhóm nghề văn phòng các em có sự lựa chọn tương đương nhau chọn là 8.7%. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do các em có sự định hướng về nghề cho bản thân hoặc do các em định hướng nghề chưa thực sự đúng các em đã có ý thức lựa chọn nghề cho mình song sự tự nhận thức và sự tự đánh giá của các em còn hạn chế, chưa thật chuẩn xác. Do tính chất đặc trưng của mỗi nghề là khác nhau và nó phù hợp với đặc điểm của mỗi giới

Như vậy yếu tố phù hợp với khả năng, năng lực học tập là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới quyết định chọn nghề của học sinh lớp 12. Ở lứa tuổi này các em đã biết tự nhận thức và đánh giá khả năng của mình, về lựa chọn cho bản thân một ngành nghề phù hợp là vô cùng quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới thành công trong tương lai của các em.

Để trả lời cho câu hỏi nếu không đạt được một trong các nghề yêu thích em sẽ làm gì?

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Định hướng giá trị nghề trong sự lựa chọn nghề của học sinh lớp 12 trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)