Động cơ chọn nghề của học sinh lớp12

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Định hướng giá trị nghề trong sự lựa chọn nghề của học sinh lớp 12 trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 90 - 120)

Chƣơng 2 TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ định hướng giá trị nghề của học

3.2.2. Động cơ chọn nghề của học sinh lớp12

Bảng 3.16: Động cơ chọn nghề.

TT Động cơ chọn nghề ĐTB ĐLC Thứ bậc 1 Được những người có kinh nghiệm tư vấn. 3.08 0.7 4

2 Quan tâm đến tính khả thi khi đi xin việc. 2.90 0.7 5 3 Hiểu được giá trị của nghề. 3.26 0.7 1 4 Điểm chuẩn của các trường trong những

năm gần đây phù hợp với bản thân.

3.12 08 3 5 Nhu cầu xã hội về nghề cao. 3.15 0.8 2

Chung 3.10 0.74

Như vậy động cơ chọn nghề cuả học sinh được biểu hiện ở việc các em phải có sự nhìn nhận đúng đắn về tầm quan trọng của các nhóm nghề đối với các em,

phải xuất phát hiểu được giá trị của nghề, ý nghĩa xã hội của nghề, yêu thích với nghề. Kết quả điều tra ở bảng 3.16 cho thấy động cơ chọn nghề nói chung của các em cận cao (ĐTB =3.10,ĐLC=0.74), trong đó “hiểu được giá trị của nghề.” Và “Tìm hiểu nhu cầu xã hội của nghề”, là động lực thôi thúc các em lựa chọn nghề. Ngược lại có những học sinh lựa chọn nghề do những tác động khách quan, tạo ra sự chọn nghề mang tính thụ động, đó là các em quan tâm đến “Tìm hiểu điểm chuẩn của các trường trong những năm gần đây”, và “tham khảo ý kiến cuả người có kinh nghiệm”, (ta biết rằng kinh nghiệm của mỗi người chỉ phù hợp với bản thân người ấy trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của người ấy), khả năng xin việc. Điều này dẫn đến việc chọn nghề không xuất phát tù động cơ phù hợp, đúng đắn với bản thân mà lại xuất phat từ những tác động bên ngoài gây hậu quả đáng tiếc.

3.2.2.1 Tự đánh giá năng lực học tập đối với nghề

Nhìn vào bảng 3.17 ta thấy biểu hiện rõ sự đánh giá học lực của học sinh với các nhóm nghề . Cụ thể số lượng lớn học sinh nhận định học lực của mình có rất ít sự phù hợp với các nhóm nghề, điều này cho biết các em chưa tự tin và chưa có đủ khả năng để lựa chọn các nhóm nghề theo ý muốn, minh chứng đánh giá về học lực của học sinh đối với các nhóm nghề ở mức độ trung bình ( ĐTB = 2.56, ĐLC = 1.0)

Bảng 3.17: Tự đánh giá năng lực học tập của mình đối với các nhóm nghề

NHÓM NGHỀ Nam Nữ ĐTB ĐLC Thứ bậc ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1. Kỹ thuật, công nghệ 2.50 0.9 2.18 0.7 2.36 0.8 5 2. Nghiên cứu 2.43 0.8 2.23 0.7 2.35 0.8 6 3. Nghệ thuật 2.39 0.8 2.37 0.8 2.40 0.8 4 4. Xã hội 2.83 2.5 2.81 0.9 2.82 1.9 1 5. Quản trị, kinh doanh 2.61 0.9 2.87 0.9 2.67 0.9 3 6. Văn phòng 2.75 0.9 2.87 0.9 2.81 0.9 2

Kết quả ở bảng 3.17 cho thấy học sinh tự thấy học lực của mình phù hợp với nhóm nghề “xã hội” nhất, nên các em xếp việc lựa chọn nhóm nghề này ở bậc thứ nhất. Sự tư tin này của các em cũng đã phản ánh phần nào tính thời sự của dư luận xã hội tư phát về nghề. Nhưng năm gần đây các em đổ xô thi vào các trường kinh tế thương mại, hoặc một số trường khác có nghành như kê toán, tài chính…. thiên về kinh doanh. Đối với nhóm nghề xã hội được các em xếp thứ hai bằng sức học của mình các em thấy mình phù hợp với môt số nghề như sư phạm, công tác xã hội, sức khỏe cộng đồng, cảnh sát…Điều này cũng tỷ lệ thuận với việc các em thấy tầm quan trọng cũng như dự kiến chọn nghề . Đối với các nhóm nghề khác được học sinh xếp lần lượt ở thứ hạng 3,4,5,6 là các nhóm nghề ký thuật, văn phòng, nghiên cứu và nghệ thuật, nói lên sự tự đánh giá học lực của các em phù hợp với các nhóm nghề này không cao, thiên về mức trung bình nó phản ánh bản thân học sinh chưa nhận thức đầy đủ sức học để theo đuổi các nhóm nghề này.

Bằng kiểm nghiệm T- test theo cặp kết quả cho thấy giữa nam và nữ không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự tự đánh giá học lực vì P > 0,05. Nhưng giữa xét với các giá trị theo biến số trường có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (T = 3.986, p = 0.047).

Tự đánh giá học lực của bản thân với các nhóm nghề là một trong những yếu tố quan trọng, tạo điều kiện cho học sinh dự kiến nghề tương lai một cách đúng đắn, không làm cho các em cẩm thấy chán nản, ức chế khi tham những hoạt động chuyên môn theo sự phân công xã hội.

3.2.2.2 Tự đánh giá tình hình sức khỏe với các nhóm nghề

Sức khỏe là một trong những yếu tố quan trọng, có thể nói đây là một trong những giá trị mà các nghề yêu cầu đối với người lao động. học sinh rất tự tin khi tự đánh giá sức khỏe đối với các nhóm nghề kết quả ở bảng 3.17 cho thấy sự tự đánh giá sức khỏe đối với các nhóm nghề của học sinh THPT thành phố Hà Nội với ĐTB = 2.56.

Bảng 3.18: Tự đánh giá về sức khỏe của học sinh đối với nghề. NHÓM NGHỀ Nam Nữ ĐTB ĐLC Thứ bậc ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 7. Kỹ thuật, công nghệ 2.84 0.9 2.25 0.9 2.60 1.0 6 8. Nghiên cứu 2.93 0.8 2.60 0.8 2.81 0.8 5 9. Nghệ thuật 2.88 1.0 2.81 0.9 2.87 1.0 4 10.Xã hội 3.07 2.3 3.14 0.8 3.10 1.8 1 11.Quản trị, kinh doanh 3.06 0.8 3.02 0.8 3.04 0.8 3 12.Văn phòng 3.01 0.9 3.11 0.8 3.07 0.9 2

Chung 2.91 1.0

Trong đó xếp vị trí cao nhất là sức khỏe đối với nhóm “xã hội”, ở vị trí thứ hai là nhóm “văn phòng”, và vi trí thứ ba là nhóm “quản tri, kinh doanh”. Học sinh tự đánh giá mình có sức khỏe khá hoặc hoàn toàn đủ sức khỏe để tham gia vào hoạt động ở nhóm nghề này. Đây là một dấu hiệu đáng mừng vì các nghề thuộc lĩnh vực xã hội đòi hỏi con người phải linh hoạt, năng động và có sự nhiệt tình cao nếu không sẽ không đáp ứng được yêu cầu của nghề. Tương tự như vậy với nhóm nghề “văn phòng” các em cũng tự đánh giá mức độ sức khỏe ở mức cao, nhóm nghề này đòi hỏi con người phải có sức khỏe dẻo dai, bền bỉ.

Đối với nhóm “quản trị, kinh doanh” các em cũng tự đánh giá mình có mức độ cao, đây là lĩnh vực đòi hỏi con người phải có sức khỏe tốt vì chúng ta biết rằng 51% của hiệu lực sản phẩm lao động là nhờ vào tầm nhìn và chiến lược đúng đắn của nhà quản trị kinh doanh, đúng như kinh nghiệm dân gian đã đúc kết “ một người lo bằng kho người làm”. Và việc các em đánh giá mình có đủ sức khỏe trên mức trung bình cho thấy phần nào thái độ sẵn sàng tham gia hoạt động lao động của các em đối với nhóm nghề này. Các em đánh giá sức khỏe của mình đối với ba nhóm nghề còn lại “ nghệ thuật, nghiên cứu và kỹ thuật” chỉ ở mức trung bình, điều này có thể giải thích là nhóm “ nghệ thuật và nhóm nghiên cứu” chưa được các em nhận thức rõ. Việc các em đánh giá sức khỏe của minh đối với nhóm nghề thuộc lĩnh vực “ kỹ thuật, công nghiệp” xếp thứ sáu trong bảng xếp hạng khiến cho chúng tôi có nhiều suy nghĩ. Phải chăng do sự tác

động của nền kinh tế - xã hội, điều kiện đời sống của mọi gia đình được nâng lên đáng kể, nhu cầu đa dạng và đôi khi quá mức của thế hệ trẻ được đáp ứng tốt hơn, dẫn đến việc các em dè dặt khi các em nghi đến nhóm nghề kỹ thuật công nghệ, những nghề đòi hỏi phải bỏ ra nhiều công sức về lao động tinh thân và lao động chân tay? Việc đánh giá này cho thấy phần nào thái độ không thật sự sẵng sàng của các em đối với nhóm nghề này. Liệu có phải các em lớp trẻ hiện nay ngại tham gia vào các công việc nặng nhọc đòi hỏi sự năng động, linh hoạt, tự đào tạo thường xuyên . Đây cũng là đấu hiệu để nhà trường, gia đình và xã hội phải thực sự quan tâm và giáo dục hướng nghiệp cho con em học sinh của mình đề các em có ĐHGT nghề đúng đắn hơn, phù hợp hơn.

Giữa nam và nữ cũng có sự khác nhau trong việc tự đánh giá sức khỏe của mình với từng nhóm nghề ở nhóm “văn phòng và nhóm xã hội” các bạn nữ đánh giá sự phù hợp sức khỏe nhiều hơn các bạn nam. Điều này cũng ảnh hưởng tới sự ĐHGT nghề của các em.

Bằng kiểm nghiệm T- test theo cặp kết quả cho thấy giữa biến số trường không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự tự đánh giá tình trangjsuwcc khỏe với các nhóm nghề vì P > 0,05.

Tóm lại: Tư kết quả trên ta thấy các yếu tố “Động cơ chọn nghề có ảnh hưởng quan trong nhất đến ĐHGT nghề của học sinh lớp 12. Những yếu tố sức khỏe không thể hiện vai trò của chúng trong ĐHGT nghề. Trong các yếu tố ảnh hưởng tới ĐHGT nghề là yếu tố giáo dục hướng nghiệp được dự báo có tác động manh nhất đến ĐHGT nghề của các em sau đó là yếu tố giá đình, thầy cô bạn bè, phương tiện thông tin đại chúng, điều kiện biến đổi kinh tế xã hội. từ kết quả này nói lên giáo dục hướng nghiệp có vai trò dự báo rất lớn tới việc ĐHGT nghề của học sinh. Kết quả này thôi thúc chúng tôi sử dụng tư vấn hướng nghiệp – một nhiệm vụ cơ bản của định hương giá trị nghề - để giúp học sinh nâng cao được ĐHGT nghề.

Tiểu kết chƣơng 3.

Tại chương 3 của luận văn đã trình bày kết quả nghiên cứu thực tiễn và định hướng giá trị nghề cuả học sinh lớp 12 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu đã đạt được như sau:

Định hướng giá trị nghề cuả học sinh lớp 12 trên địa bàn thành phố Hà Nội được biểu hiện cụ thể ở ba mặt là: Định hướng giá trị nghề thể hiện ở mặt nhận thức, định hướng giá trị nghề thể hiện ở mặt hứng thú, định hướng giá trị nghề thể hiện ở mặt hành vi.

Định hướng giá trị nghề thể hiện ở mặt nhận thức của học sinh đã cho thấy học sinh lớp 12 được khảo sát có nhận thức đúng về giá trị nghề mà mình chọn. Trong nhận thức có nhiều biểu hiện tích cực. So sánh ba mặt biểu hiện nhận thức của học sinh lớp 12 được khảo sát cho thấy: các em nhận thức về giá trị nghề mang tính xã hội được xếp ở vị trí cao nhất, tiếp theo là nhận thức về giá trị nghề mang tính cá nhân, cuối cùng là nhận thức về giá trị nghề mang tính gia đình.

Định hướng giá trị nghề thể hiện ở mặt hứng thú của học sinh lớp 12 được khảo sát có thái độ đúng đắn với giá trị nghề mình lựa chọn. Hứng thú với giá trị nghề ở mức cao nhất. So sánh giữa ba mặt của hứng thú của giá trị nghề, các em học sinh lớp 12 được khảo sát hứng thú với giá trị nghề mang tính xã hội được các em đánh giá ở vị trí cao nhất, tiếp theo là hứng thú với giá trị nghề mang tính cá nhân, cuối cùng là hứng thú với giá trị nghề mang tính gia đình. Tuy nhiên sự khác biệt giữa ba khía cạnh này là không lớn lắm.Tuy nhiên sự khác biệt giữa ba khía cạnh này là không lớn lắm.

Định hướng giá trị nghề thể hiện ở mặt của học sinh lớp 12 cho thấy các em đã có những hành động cụ thể để lựa chọn nghề như: hành vi tìm kiếm thông tin về nghề, và tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía thầy/ cô nhà trường, từ người thân bạn bè, thông tin đại chúng để giúp các em tìm hiểu và lựa chọn được nghề phù hợp với hứng thú, năng lực và niềm đam mê của mình.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận.

Định hướng giá trị nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông được hình thành và phát triển trong quá trình học sinh tham gia vào các hoạt động, các mối quan hệ xã hội thông qua đó họ lựa chọn, chiếm lĩnh và sắp xếp các chuẩn mực, các giá trị xã hội của nghề… để hình thành nên định hướng giá trị nghề nghiệp cho riêng mình và nó trở thành động lực thúc đẩy các em tích cực hoạt động để chiếm lĩnh nó. Định hướng giá trị nghề nghiệp của học sinh THPT sẽ được củng cố và hoàn chỉnh dần trong quá trình học nghề và hành nghề của các em sau này.

Đa số học sinh THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa lựa chọn được nghề nghiệp cho bản thân. Có sự khác nhau trong sự lựa chọn về tính chất nghề theo tính chất ngành nghề, và tính chất vùng miền.

Đa số các em có thái độ tích cực, có hành vi đúng đắn và có hứng thú chưa cao đối với nghề mình lựa chọn. Nhìn chung học sinh của trường THPT Nhân Chính (ĐTB 3.00) có mức độ yên tâm đối với nghề cao hơn học sinh trường Minh Khai (ĐTB 2.49) tuy nhiên tỉ lệ mức độ chênh lệch là không đáng kể (0,51 ).

Nhìn chung học sinh THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội nhận thức về nghề và định hướng giá trị nghề nghiệp chưa thật đúng đắn, một số ít có định hướng giá trị nghề có nhận thức đúng đắn nghề và giá trị nghề. Không có sự khác biệt nhiều về định hướng giá trị chọn nghề theo giới tính và phân ban. Các yếu tố bên ngoài không ảnh hưởng nhiều đến định hướng giá trị nghề mà chủ yếu do yếu tố về phía bản thân học sinh. Kết quả nghiên cứu trên là phù hợp với giả thiết khoa học mà chúng tôi đã đề ra ban đầu trong đề tài.

Từ những kết quả nghiên cứu trên chúng tôi đề xuất những kiến nghi sau:

2. Kiến nghị

2.1 Đối với học sinh:

Mỗi học sinh nên tự ý thức rằng hoạt động hướng nghiệp có vai trò quan trọng và quyết định cuộc sống tương lai của mình trên cơ sở đó học sinh cần phải ĐHGTN ở mức độ cao nhất. Đó là điều kiện để mỗi cá nhân học sinh phải liên

tục có những định hướng các giá trị nghề lần lượt có ý nghĩa đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

Học sinh cần chủ động tìm tòi, phát huy tính chủ động của bản thân và tìm hiểu những thông tin về giá trị của nghề. Nên tham khảo và xin ý kiến của thầy cô giáo làm công tác chuyên môn về hướng nghiệp trước khi chọn nghề cho tương lai.

Học sinh cần định hướng những giá trị nghề phù hợp với điều kiện sức khỏe, hứng thú của bản thân mà lại cần thiết đối với xã hội, gia đình. Đề ra kế hoạch, mục tiêu, chương trình cụ thể khi quyế định chọn nghề trong tương lai.

2.2 Đối với gia đình.

Gia đình cần tạo điều kiện thuận lời để con cái lựa chọn nghề và các giá trị nghề phù hợp với năng lực, sở trường, nguyện vọng của các con cung như sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích gia đình và lợi ích xã hội. Quan tâm đến ĐHGTN của con cái không có nghĩa là áp đặt, cố thủ bắt con cái phải lựa chọn nghề theo ý của mình, không nên tạo áp lực bắt con cái mình thi bằng được đại học, bất chấp học lực và khả năng hiện tại của chúng.

Nên có sự phối hợp, thống nhất giữa giáo dục hướng nghiệp, gia đình với nhà trường và xã hội. Bố mẹ tìm hiểu về năng lực, hứng thú, sức khỏe thực sự của con cái mình với các yêu cầu của nghề, từ đó giúp con cái mình lựa chọn được hướng đi đúng đắn trong tương lai.

2.3. Đối với nhà trƣờng.

Nhà trường hiện đại cần tạo điều kiện để học sinh tham quan và tham gia hoạt động nghề tại cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, hoặc cơ quan đoàn thể, các tổ chức xã hội để hỗ trợ học sinh có được một số kỹ năng nghề nghiệp trước khi học và lao động nghề.

Các trường THPT nên quan tâm hơn nữa đến vấn đề giáo dục hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Định hướng giá trị nghề trong sự lựa chọn nghề của học sinh lớp 12 trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 90 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)