Sự lựa chọn nghề của học sinh lớp12

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Định hướng giá trị nghề trong sự lựa chọn nghề của học sinh lớp 12 trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 82)

Qua bảng điều tra ta thấy trong trường hợp các em không đạt được các nghề yêu thích nói trên đa phần các em đã xác định được những việc cần làm đề thực hiện ước mơ của mình, ý kiến vừa làm gì đó vừa tìm cơ hội để học và làm nghề mình định chọn có 189 phiếu chiếm 63% đây là một tỷ lệ rất cao với mong muốn các em có một công việc ổn định trong tương lai. Tiếp theo là ý kiến làm bất cứ nghề gì miễn là nghề lương thiện số ý kiến là 73 chiếm 24.4%. Ý kiến các em lựa chọn thấp nhất là ôn thi lại đến bao giờ trúng tuyển vào nghề định chọn số phiếu 29 chiếm 9.6%ý kiến này chiếm tỷ lệ rất thấp, các em đều xác định được muốn thực hiện được ước mơ của mình có rất nhiều cách để thực hiện. Kết quả cho thấy phần lớn các em vẫn quyết tâm theo đuổi giá trị nghề mình đã chọn. Tuy nhiên còn nhiều lý do khác nhau mà nhiều học sinh được hỏi cho rằng “ miễn là làm bất cứ nghề gì miễn là kiếm sống lương thiện”. Vì phần lớn các em học sinh cho rằng nguyên nhân chủ yếu là kinh tế gia đình. Em L ( lớp 12 trường Minh Khai) phát biểu “ em chỉ mong có nghề là được, miễn là nghề giúp em kiếm tiền, em không qua tâm nghề đó là nghề gì miễn là làm ăn chân chính, em muốn sớm giúp đỡ bố mẹ em khỏi cảnh nghèo khó vất vả hiện nay”. Em H (trường Nhân Chính) cho rằng em thi lại không đỗ, thì em sẽ đi làm, nghề gì cũng được miễn là kiếm được tiền để ổn định cuộc sống cho mình và bố mẹ không phải lo lắng và nuôi mình nữa.

Như vậy đa số các em có định hướng nghề tốt còn một số em chưa có định hướng nghề nghiệp thực sự đúng đắn, đó sự tự nhận thức và đánh giá của các em còn hạn chế, chưa chuẩn xác khi các em chọn nghề.

3.1.5. Tổng hợp chung về định hƣớng giá trị nghề của học sinh lớp 12. Bảng 3.13: Định hƣớng giá trị nghề của học sinh lớp 12.

TT ĐHGT NGHỀ Tỷ lệ % ĐTB ĐLC Khá đúng Đúng Không đúng 1 Nhận thức về nghề 98.1 0 1.9 2.77 0.8 2 Hứng thú về nghề 96.0 1.8 2.2 2.86 0.7 3 Hành vi với nghề 87.0 4.0 9.1 2.74 0.8 Tổng hợp chung 96.7 2.5 0.8 2.79 0.76

Quả bảng 3.13 cho ta thấy các em học sinh lớp 12 nhận thức về nghề và định hướng giá trị nghề khá đúng đắn. Trong đó nhận thức về nghề 98.1% các em học sinh mới chỉ nhận tức được một phần về nghề và giá trị nghề.

Hứng thú với nghề có 96.0% học sinh có hứng thú khá đúng về nghề và 1.8% số học sinh được khảo sát có hứng thú đúng về nghề.

Hành vi có 87% các em học sinh có hành vi hiểu khá đúng về nghề, chỉ có 4.0% các em học có hành vi đúng đắn về nghề.

Từ những phân tích trên chúng ta có thể biết được ĐHGT nghề của các em học sinh, chỉ có 2.5% các em học sinh được khảo sát nhận thức đúng về nghề và giá trị của nghề. Còn nhận thức khá đúng chiếm tới 96.7%. Nguyên nhân chủ yếu là công tác giáo dục hướng nghiệp trong và ngoài nhà trường chưa được quan tâm đúng mức, thiếu tài liệu sách báo, giáo trình có nguồn thông tin về nghề, ảnh hưởng từ phương tiện thông tin đại chúng. Nên dẫn đến việc các em học sinh nhận thức về nghề chưa được đúng đắn và đầy đủ, dẫn đên việc các em lung túng khi lựa chọn nghề cho tương lai.

Để so sánh ba khía cạnh của ĐHGT ta thấy nhận thức về nghề ở mức độ cao nhất, tiếp theo là hứng thú và cuối cùng là hành vi thấp hơn hai khía cạnh trên.

Các mặt biểu hiện của ĐHGT nghề của học sinh lớp 12 chúng tôi đã phân tích ở trên chứng tỏ ĐHGT nghề của học sinh được biểu hiện rõ nét qua ban mặt là nhận thức, hứng thú và hành vi. Để tìm hiểu một cách sâu hơn chúng tôi xem xét mối tương quan giữa ba mặt biểu hiện này của đinh hướng giá trị nghề của học sinh lớp 12. Việc xem xét mối tương quan này nhằm tìm hiểu sự tồn tại đồng thời hay không đồng thời, cùng biến thiên hay không biến thiên giữa chúng .

.351**

.237**

.273**

Ghi chú: r* khi p<0.05 và r** khi p<0.01

Biểu đồ 3.3: Tƣơng quan giá trị nghề của học sinh lớp 12.

Qua khảo sát hình 3.3 có mối tương quan thuận, có ý nghĩa về mặt thông kê trong ĐHGT nghề của học sinh lớp 12. Điều này cho phép nhận định mối quan hệ qua lại giữa các khía cạnh biểu hiện ĐHGT nghề của học sinh lớp 12 có mối quan hệ chăt chẽ và khăng khít với nhau. Khi một mặt nào đó của ĐHGT nghề thay đổi thì kéo theo sự thay các mặt biểu hiện khác. Đây cũng là một điểm rất cẩn lưu ý trong công tác giáo dục ở nhà trường, gia đình xã hội đối với học sinh lơp 12 hiện nay.

3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến mức độ định hƣớng giá trị nghề của học sinh lớp 12 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Định hướng giá trị nghề của học sinh lớp 12 chụi sự tác động của rất nhiều yếu tố trong đó có các yếu thuộc về: “ảnh hưởng của gia đình, ảnh hưởng của bạn bè thầy cô giáo, ảnh hưởng từ phương tiện tiện thông tin đại chúng, công tác hướng nghiệp của nhà trường” Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chọn nghề của học sinh.

Nhận thức Hứng thú

3.2.1 Yếu tố giáo dục hƣớng nghiệp ở nhà trƣờng THPT.

Bảng 3.14: Thực trạng hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp ở các trƣờng THPT thành phố Hà Nội

stt Hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp của nhà trƣờng

ĐTB ĐLC Thứ bậc

1 Cung cấp thông tin về thị trường nghề trong cả nước

2.13 0.8 9 2 Giúp học sinh năm được các giá trị nghề 2.37 0.8 6 3 Giúp học sinh biết được lĩnh vực chuyên môn của

mỗi nghề khác nhau trong xã hội

2.37 0.9 6 4 Tư vấn nghề nghiệp cho học sinh 2.52 0.9 3 5 Cho học sinh địa chỉ những nơi cung cấp thông tin

về nghề nghiệp

2.07 0.9 10 6 Cho học sinh biết về tình hình việc làm của học

sinh và sinh viên sau khi tốt nghiệp THPT và các trường chuyên nghiệp (Đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề)

2.50 0.9 5

7 Giúp cho các em chọn nghề phù hợp bằng cách nắm bắt năng lực, hứng thú của bản thân và mong đợi của xã hội.

2.35 0.9 7

8 Cung cấp thông tin tuyển sinh về các nghề đang hút học sinh theo học.

2.51 0.9 4 9 Cung cấp thông tin về nghề đang thiếu người làm 2.07 0.9 10 10 Cho các em biết thông tin, chỉ tiêu của các trường

đại học, cao đẳng và dạy nghề

2.73 0.9 1 11 Tổ chức dạy học và sinh hoạt môn hướng nghiệp

trong chương trình dạy học

2.55 0.9 2 12 Xây dựng cơ sở vật chất và bồi dưỡng giáo viên

phục vụ hoạt động hướng nghiệp của nhà trường

2.27 1.0 8

Qua bảng 3.14 Chúng ta thấy hoạt động giáo dục hướng nghiệp của nhà trường THPT thành phố Hà Nội. Với kết quả thu được khẳng định giáo dục hướng nghiệp ở các trường hiện nay ở mức độ trung bình (ĐTB = 2.37, ĐLC = 0.9). Trong đó, Cho các em “biết thông tin, chỉ tiêu của các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề được đánh giá ở mức cao nhất, tiếp theo là tổ chức dạy học và sinh hoạt môn hướng nghiệp trong chương trình dạy học” (ĐTB 2.73, 2.55) là chương trình bắt buộc, quy định bởi Bộ GD & ĐT. Còn tất cả các hoạt động khác đều được các em đánh giá ở mức trung bình. Ngược lại với hoạt động “Cho học sinh địa chỉ những nơi cung cấp thông tin về nghề nghiệp, và Cung cấp thông tin về nghề đang thiếu người làm”, xếp cuối cùng hoàn toàn chưa được nhà trường thực hiện, vì tư vấn tạo điều kiện cho học sinh tìm hiểu thực tiễn lao động nghề chưa hề có trong bất cứ trường học nào trên thành phố, kết quả này cũng được phản ảnh thống nhất khi phỏng vấn sâu.

Bên cạnh đó chúng tôi cũng tìm hiểu về nguồn cung cấp hiểu biết về nghề và giá trị nghề cho học sinh kết quả này được trình bày trong bảng dưới đấy ( bảng 3.15)

Bảng 3.15: Các nguồn cung cấp thông tin về nghề và giá trị nghề cho học sinh của các hoạt động hƣớng nghiệp cơ bản và cần thiết

Nội dung thông tin Nguồn cung cấp thông tin (tỷ lệ phần trăm (%)) 1 2 3 4 5 6 Thông tin về thị trường nghề trong cả

nước.

17.9 1.6 3.1 3.3 5.2 50.5 Giá trị nghề cơ bản 10.6 25.3 5.1 10.9 13.3 35.2 .Lĩnh vực chuyên môn của mỗi nghề

khác nhau trong xã hội

15.1 21.6 8.6 11.0 9.6 34.0 Nơi tư vấn hướng nghiệp cho học

sinh

26.6 12.3 4.8 25.0 7.9 26.4 Thông tin về nhu cầu đang tuyển

dụng của các nghành nghề

15.5 14.4 3.1 8.6 14.1 44.3 Thông tin về việc làm của học sinh,

sinh viên sau khi tôt nghiệp THPT

các trường chuyên nghiệp ( Đại hoc, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề)

Thông tin giúp em chọn được nghề phù hợp bằng cách nắm bắt năng lưc, hứng thú của bản thân và mong đợi của xã hội.

14.4 24.7 9.3 6.2 8.9 3.4

Thông tin về các nghề đang thiếu người

9.3 11.7 7.2 13.7 10.3 47.8 Thông tin về các nghành đang thu

hút học sinh theo học

15.9 13.8 12.5 10.4 9.7 37.7 Thông tin về chỉ tiêu tuyển sinh của

các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề.

19.9 13.1 2.4 11.7 8.9 44.0

Thông tin về các cơ sở sử dụng lao động tại địa phương

8.9 34.0 7.6 8.9 13.4 27.1 Thông tin về cơ sở đang được các em

quan tâm.

11.6 19.9 12.7 7.2 11.0 37.7 Thông tin về chính sách nghề của

nhà nước.

11.3 12.3 5.1 11.0 12.3 47.9 Cách thức tháo gỡ những lúng túng

khi choáng ngợp trước nhiều nghề.

16.1 31.8 9.2 6.2 9.8 27.1 Tổng 14.7 19.0 6,5 10.3 10.0 36,5 Ghi chú: 1. Nhà trường/ thầy cô; 2. Gia đình; 3. Bạn bè; 4. Trung tâm dạy nghề; 5. Bản thân tự tìm hiểu qua sách báo; 6. Bản thân tự tìm hiểu qua mạng internet.

Nhìn vào kết quả thu được ở bảng 3.15 ta thấy hầu hết các em học sinh muốn có những thông tin về nghề trong xã hội là do bản thân là chủ yếu, tự bản thân đọc sách báo, tự truy cập mạng để có những thông tin về nghề, như vậy gia đình, nhà trường , bạn bè cung cấp thông tin về nghề cho học sinh rất ít.Với sự phát triển của kinh tế - xã hội, nhất là thời buổi của khoa học công nghệ thông tin nên việc tìm kiếm thông tin cần thiết trở nên dễ dàng hơn.

Những hoạt động gần như không nằm trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp của nhà trường như là: Giá trị nghề cơ bản về nghề, thông tin về các cơ sở sử dụng lao động tại địa phương, Thông tin về cơ sở đang được các em quan tâm, cách thức tháo gỡ những lúng túng khi choáng ngợp trước nhiều nghề. Điều này chứng tỏ các trường THPT thành phố Hà Nội thực hiện các hoạt động hướng nghiệp trong chương trình dạy học và các hoạt động thông qua các văn bản chỉ đạo của Bộ GĐ & ĐT chỉ ở tầm vĩ mô, nhưng hoạt động cụ thể để hướng nghiệp cho thật phù hợp với nguyện vọng của mỗi cá nhân, với nhu cầu xã hội thì nhà trường gần như chưa thực hiện. Như vậy giáo dục hướng nghiệp chưa quan tâm một cách toàn diện, chưa tạo điều kiện thuận lợi để học sinh có những hiểu biết sâu sắc về các giá trị trong nghề trong xã hội.

Chúng ta biết rằng chỉ có một số nơi nhất định mới có thông tin chính xác về giá trị nghề như nhà trường, trung tâm hướng nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế chưa có trung tâm hướng nghiệp. Do đó muốn hỗ trợ cho học sinh có địa chỉ khai thác thông tin về hoạt động ĐHGT nghề được đúng đắn thì cần làm tốt việc giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường, vì ngày trường là nơi các em tham gia hoạt động chiếm gần hết thời gian trong ngày, cũng là nơi các em tin tưởng để có những thông tin chính xác khi hướng tới ưu tiên những giá trị nghề có trong dự kiến lựa chọn nghề của các em.

Tìm kiếm thông tin là một trong những hành động dễ hiện thực hóa ở học sinh. Hiện nay học sinh thu thập thông tin về ngành nghề trong xã hội chủ yếu từ Phương tiện truyền thông, cha mẹ, người thân (những ngươi làm nghề), thầy cô và bạn bè Đây là phương thức cơ bản trong tiếp nhận thông tin.

Với sự phát triển của khoa học công nghệ phần lớn các em tìm kiếm thông tin trên mạng internet chiếm 36.5% , khi mà các thông tin các em muốn tìm nhưng chưa được thỏa mãn thì các em mới tìm đến những phương pháp khác. Như nguồn thông từ bố mẹ người thân 19.0%, trong đó “thông tin từ cơ sở lao động tại địa phương, và cách tháo gỡ những lung túng khi choáng ngợp trước nhiều nghề, và giá trị cơ bản của nghề và thông tin giúp em tìm được nghề phù hợp với năng lực bản thân”, được các em lựa chọn nhiều nhất. Bố mẹ người thân luôn bên con nhưng họ lại bận bịu với công việc nên đôi khi có thời gian bên con cái khi con cái cần, nhưng cả cha mẹ và học sinh đều có khuynh hướng dành phần lớn thời gia cho những môn học có liên quan đến ngành nghề định chọn.

Tiếp theo là nhà trường thầy cô 14.7% , trong đó các em cần sự tư vấn của nhà trường thầy cô được các em lựa chọn nhiều nhất lần lượt là, “nơi tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, và thông tin về việc làm của học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp, và thông tin về chỉ tiêu tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng.., và thông tin về các nghành nghề đang thu hút học sinh theo học”. Trao đổi với thầy cô về những điều chưa biết hoặc tham gia sinh hoạt các câu lạc bộ học tập do nhà trường tổ chức được học sinh hướng đến không nhiều, giáo viên có xu hướng giúp học sinh học tập nhiều hơn cha mẹ, khó khăn lớn nhất của học sinh là khả năng xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện và giám sát quá trình rèn luyện.

Phương án các em lựa chọn ít nhất là tìm hiểu qua bạn bè là 6.5%, các em những lời khuyên cần thiết hữu ích nhưng chưa được sâu sắc và đầy đủ

Học sinh lớp 12 đã có ý thức tưng đối đầy đủ và sâu sắc các yếu tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực từ phía xã hội nghề đối với quá trình hướng nghiệp và chọn nghề của các em . Định hướng giá trị nghề của học sinh luôn được xem xét trong quan hệ tổng thể với các vấn đề xã hội như: sự dịch chyển về cơ cấu

kinh tế, sự đa dạng và những tác động mạnh mẽ của thế giới nghề nghiệp, chiến lược phát triển kinh tế ở địa phương…. Bên cạnh những yếu tố tích cực, học sinh cũng đang phải đối diện với không ít mặt trái của đời sống xã hội như; Hiện tương thất nghiệp hoặc làm không đúng nghề được đào tạo, vấn đề tiêu cực trong tuyển dụng. Trong bối cảnh đó công tác hướng nghiệp và truyền thông ở bên ngoài xã hội chưa được quan tâm đúng mức, còn tồn tại thành kiến với một số nghề và sự công bằng về chế độ đãi ngộ. Vì vậy học sinh và gia đình thực sự khó khăn trong việc xác định nghề tương lai của các em.

Tóm lại qua phân tích trên cho thấy nguyên nhân cơ bản để ĐHGT nghề chưa như mong muốn ở học sinh lớp 12 thành phố Hà Nội là giáo dục hướng nghiệp chứa đầy đủ, nhà trường thiếu giáo viên được đào tạo chuyên về hướng nghiệp, thiếu tư vấn hướng nghiệp, thiếu cơ sở vật chất đề tiến hành hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Định hướng giá trị nghề trong sự lựa chọn nghề của học sinh lớp 12 trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)