Giới thiệu về KSAP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá chất lượng nhân viên bộ phận bàn tại các khách sạn 3 sao hà tĩnh bằng kỹ thuật KSAP (Trang 34 - 35)

2.2 .Kỹ thuật KSAP

2.2.1. Giới thiệu về KSAP

KSAP thực chất là một phương pháp đánh giá chất lượng nhân viên dựa trên các tiêu chí: Kiến thức (Knowledge), Kỹ năng (Skill), Thái độ(Attitude) và Thực tiễn (Practice). Phương pháp này được tiến hành thông qua các cuộc khảo sát bằng Bảng hỏi và các câu hỏi phỏng vấn, gửi tận tay đối tượng khảo sát. Sau khi có được những thông số, khảo sát viên tiến hành tổng hợp, xử lý số liệu dựa trên những thang đo, tiêu chuẩn định sẵn. Những kỹ thuật định lượng được thực hiện trên các kết quả điều tra, đối sánh với yêu cầu hiện tại và xu thế trong tương lai để đưa ra những kết luận mang tính khái quát trên một lĩnh vực cụ thể. Sau đó đối chiếu kết quả với yêu cầu thực tế để đưa ra những kết luận cuối cùng. Áp dụng kỹ thuật này, người nghiên cứu cần xem xét về tần số quan trọng của các tiêu chí để đưa ra các thang đo phù hợp. Tùy vào đặc thù của từng lĩnh vực sẽ có những yêu cầu khác nhau đối với từng tiêu chí trong KSAP. Từng tiêu chí này sẽ có thứ hạng về vai trò mà không phải lĩnh vực nào cũng giống nhau. Có lĩnh vực người ta đưa A (Thái độ) lên hàng đầu, có những lĩnh vực phần S (Kỹ năng) là số 1,v.v.. Vì vậy, trước khi tiến hành khảo sát, khảo sát viên phải nắm rõ lĩnh vực mình nghiên cứu thì tiêu chí nào là quan trọng nhất? để từ đó có định hướng cho các câu hỏi trong Bảng hỏi của mình. Thiết kế Bảng hỏi chính là nút thắt lớn nhất mà người sử dụng phương pháp KSAP cần đầu tư nhiều nhất. Bởi kết quả của Bảng hỏi chính là cơ sở thực tiễn được thu thập từ thực tế rành rọt nhất, trung thực nhất. Thông qua những thông tin thu thập được từ Bảng hỏi, người nghiên cứu dễ dàng đưa ra kết luận. Nếu thông tin không chính thống, không được lấy từ thực tế của đối tượng nghiên cứu hoặc các câu hỏi đưa ra không thu được những thông tin cốt lõi thì cuộc khảo sát coi như thất bại. Chính vì thế, thông tin thực tế cực kỳ quan trọng đối với phương pháp này. Càng quan trọng hơn khi thu thập được những thông tin chân thực, đúng sát thực tế hiện có. Để có được điều đó, người khảo sát phải nắm vững tình hình tại cơ sở, thiết kế Bảng hỏi không quá dài cũng không quá ngắn, không quá chi tiết nhưng cũng không quá chung chung, không quá xa nhưng cũng không quá đi sâu vào phạm vi

nội bộ, để tránh những câu trả lời đối phó, qua quýt và tránh tâm lý gây áp lực, e ngại sự ảnh hưởng cho người trả lời. Sau khi xử lý thống kê các dữ liệu bảng hỏi, tiến hành phân tích khoảng cách giữa từng cặp yếu tố Gij, cụ thể như sau:

GKA=Kiến thức-Thái độ GKS=Kiến thức-Kỹ năng GKP=Kiến thức-Thực tiễn GSP=Kỹ năng-Thực tiễn GSA=Kỹ năng-Thái độ GAP=Thái độ-Thực tiễn

Đây là 06 khoảng cách có thể rút ra được nguyên nhân của thực trạng và là những gợi ý chuẩn xác nhằm định hướng đề xuất giải pháp nâng cao yếu tố nào trong KSAP. Đây chính là ưu điểm khi sử dụng KSAP trong nghiên cứu đánh giá.

Sau khi có được kết quả khảo sát, người đánh giá cần đối sánh với các tiêu chuẩn, yêu cầu, tính chất nghề nghiệp và yêu cầu thực tế tại cơ sở, dự báo yêu cầu trong tương lai, để đánh giá và nhận định khả năng đáp ứng yêu cầu của đối tượng khảo sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá chất lượng nhân viên bộ phận bàn tại các khách sạn 3 sao hà tĩnh bằng kỹ thuật KSAP (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)