Nguồn nhân lực du lịch Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá chất lượng nhân viên bộ phận bàn tại các khách sạn 3 sao hà tĩnh bằng kỹ thuật KSAP (Trang 50 - 52)

3.1 .Giới thiệu chung về du lịch Hà Tĩnh

3.1.4. Nguồn nhân lực du lịch Hà Tĩnh

Nhân lực là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực du lịch càng như vậy. Thế nhưng theo nhận xét đánh giá của các chuyên gia hàng đầu về du lịch tại Hà Tĩnh: nhân lực du lịch Hà Tĩnh vừa thiếu lại vừa yếu. Đó là một thực tế. Suy cho cùng, đối với Hà Tĩnh, Du lịch là một ngành mới, một nghề mới. Nó chưa thực sự được coi là một nghề và chưa được tôn vinh xứng đáng. Mặc dù để trở thành một lao động có thể hoạt động được trong nghề du lịch, người lao động phải thực sự có kiến thức, kỹ năng chuyên môn và nghệ thuật giao tiếp. Họ, ngoài việc phải đảm bảo các yêu cầu cao của đặc thù nghề, còn phải có tính kiên trì, sức chịu đựng, áp lực công việc, thời gian và cả mức thu nhập. Thế nhưng, lòng tự tôn nghề nghiệp không được chú trọng. Đâu đó còn tồn tại những tư tưởng cổ hũ, coi nghề phục vụ là một nghề thấp hèn, thậm chí coi nghề phục vụ du lịch chỉ như một nghề qua đường, tạm bợ trước khi tìm được một công việc mới. Điều này diễn ra ở hầu hết các nhà hàng và diễn ra ngay trong những môi trường làm việc lịch sự, sang trọng, với đầy đủ tiện nghi và chuyên nghiệp - nhà hàng của khách sạn hạng có Sao. Chỉ có những người thực sự đam mê nghề nghiệp mới thấy được sự cao quý ở nghề này. Khi không tự khẳng định được lựa chọn của mình và ý thức nghề chưa tốt thì hiệu quả công việc sẽ còn nhiều hạn chế [13, tr.14 – 17].

Chính những quan điểm trên, nguồn nhân lực du lịch ít có được sự đầu tư đào tạo bài bản, đúng chuyên ngành trước khi vào thực hành nghề nghiệp tại các

nhà hàng khách sạn. Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch gần đây, số lao động làm việc tại các nhà hàng khách sạn chủ yếu là nguồn nhân lực từ các ngành khác, số lao động đúng chuyên ngành chiếm số lượng không nhiều. Trong bảng tổng hợp, phân loại theo trình độ, chuyên môn đào tạo nhân lực trong các cơ sở lưu trú năm 2015, báo cáo năm 2016 [33] có thể trích dẫn bằng bảng sau:

Bảng 3.1. Trích sao Nhân lực du lịch phân theo trình độ, chuyên ngành đào tạo

STT Nhân lực du lịch phân theo trình độ, chuyên ngành đào tạo Tổng số lao động Tỷ lệ % 1. Lao động phổ thông 342 14,82 2. Sơ cấp 316 13,7 Chuyên ngành du lịch 205 8,9 Chuyên ngành khác 111 4,8 3. Trung cấp 511 22,1 Chuyên ngành du lịch 295 12,8 Chuyên ngành khác 216 9,3 4. Cao đẳng 501 21,7 Chuyên ngành du lịch 225 9,7 Chuyên ngành khác 276 12 5. Đại học 580 25,1 Chuyên ngành du lịch 224 9,7 Chuyên ngành khác 356 15,4 6. Thạc sỹ 58 2,5 Chuyên ngành du lịch 0 0 Chuyên ngành khác 58 2,5 Tổng 2.308

Theo Bảng trên đây, trong tổng số 2.308 lao động trong các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn Hà Tĩnh năm 2015, thì chỉ có 949 lao động được đào tạo từ chuyên ngành Du lịch (chiếm 41.1%). Vậy câu hỏi đặt ra là chất lượng công việc và ý thức nghề của nguồn lao động sẽ như thế nào? Nhìn vào Bảng đó, ta có thể thấy hai khả năng: Một là, ngay từ đầu, người lao động không để tâm đến việc học chuyên ngành Du lịch, nhưng xu thế phát triển du lịch ngày càng thu hút sự quan tâm, chuyển ngành của người lao động. Hai là, nhu cầu về nguồn lao động rất lớn, vấn đề việc làm du lịch trở nên dễ giải trong tuyển dụng, khiến cho những lao động có thể đã từng thất nghiệp ở chính chuyên ngành đào tạo kiếm việc rất dễ dàng ở ngành Du lịch. Cả hai chiều hướng đó, đều tạo ra những thuận lợi và khó khăn nhất định cho chất lượng nguồn nhân lực. Bộ phận Bàn trong khách sạn cũng không nằm ngoài tình trạng đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá chất lượng nhân viên bộ phận bàn tại các khách sạn 3 sao hà tĩnh bằng kỹ thuật KSAP (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)