Kết quả thí nghiệm xác định thành phần khối lượng của hoa CVT được trình bày trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Thành phần khối lượng của hoa cúc vạn thọ Cánh hoa
(phần sử dụng, chứa lutein ester) Cùi (phần không sử dụng)
Nguyên liệu hoa CVT,
kg Khối lượng, kg Tỷ lệ, % Khối lượng, kg Tỷ lệ, %
2,58 1,32 51,16 1,26 48,84
Kết quả được trình bày trong bảng trên cho ta thấy:
– Phần cánh hoa chiếm khoảng 51,16% trọng lượng tươi của hoa. Đây chính là phần sử dụng được dùng chiết lutein ester.
– Phần không sử dụng (cùi hoa, cánh hoa bị úa, hư hỏng,…) chiếm khoảng 48,84% trọng lượng tươi của hoa CVT. Phần cùi hoa (có màu xanh của diệp lục tố và tinh dầu) có thể tận dụng để chiết xuất chất màu chlorophyll, tinh dầu kháng nấm, diệt côn trùng gây hại.
3.2. Hàm lượng lutein tổng số và trọng lượng khô của nguyên liệu
Kết quả xác định hàm lượng lutein tổng số và trọng lượng khô của nguyên liệu cánh hoa CVT được trình bày trong bảng 3.2 (trang 35).
Kết quả cho thấy:
Hàm lượng lutein tổng số trong cánh hoa CVT khá cao (khoảng 11260 mg/kg khô), lớn hơn rất nhiều so với các loại rau quả. Như vậy, việc chiết lutein ester từ cánh hoa CVT sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn đi từ các nguồn nguyên liệu thực vật nói trên (bảng PL 1.2).
Hàm lượng nước trong cánh hoa khá cao chiếm khoảng 89,41%. Đây là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật, nấm mốc phát triển là nguyên liệu dễ bị hư hỏng. Vì thế, cánh hoa CVT sau khi đã được tách ra khỏi cùi hoa nên tiến hành chiết lutein ester ngay để tránh ảnh hưởng đến hiệu suất, chất lượng lutein ester thu được [37]. Nếu không, cần bảo quản ở nhiệt độ thấp (–200C) đến khi sử dụng.
Bảng 3.2. Trọng lượng khô và hàm lượng lutein tổng số của nguyên liệu
% Trọng lượng khô Lutein tổng số, mg/kg tươi
Lutein tổng số, mg/kg khô
10,59 1193 11260