7. Bố cục Luận văn
2.1. Những chuyển biến mới của tình hình thế giới, trong nƣớc và Chủ trƣơng
2.1.1. Những chuyển biến mới của tình hình thế giới và trong nước
Trong những năm 2001 – 2010, tình hình thế giới và trong nước có những chuyển biến mạnh mẽ
Bước sang thế kỷ XXI, tình hình quốc tế tiếp tục có nhiều biến đổi và có những đặc điểm nổi bật. Khoa học và cơng nghệ có bước tiến nhảy vọt. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng chủ đạo trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Toàn cầu hố kinh tế là một xu thế khách quan, lơi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; xu thế này bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh. Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhau tồn tại và phát triển, có mặt sâu sắc hơn. Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp tiếp tục diễn ra gay gắt. Thế giới đứng trước nhiều vấn đề tồn cầu mà khơng một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết nếu khơng có sự hợp tác đa phương như: bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ về dân số, đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo, chống tội phạm quốc tế... Chủ nghĩa tư bản hiện đại đang nắm ưu thế về vốn, khoa học và công nghệ, thị trường, song không thể khắc phục nổi những mâu thuẫn vốn có, đặc biệt là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hố ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển và các nước đang phát triển. Các quốc gia độc lập ngày càng tăng cường cuộc đấu tranh để tự lựa chọn và quyết định con đường phát triển của mình. Chủ nghĩa xã hội trên thế giới, từ những bài học thành công và thất bại cũng như từ khát vọng và sự thức tỉnh của các dân tộc, có điều kiện và khả năng tạo ra bước phát triển mới. Theo quy luật tiến hố của lịch sử, lồi người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội [59, tr. 478].
Trên cơ sở nắm vững xu thế của tình hình thế giới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001) dự báo : “Trong một vài thập kỷ tới, ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới. Nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố còn xảy ra ở nhiều nơi với tính chất phức tạp ngày càng tăng. Hồ bình, hợp tác và phát triển là xu thế lớn, phản ánh đòi hỏi bức xúc của các quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh vì hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ, dân sinh, tiến bộ và cơng bằng xã hội sẽ có những bước tiến mới. Khu vực Đông Nam Á, Châu Á - Thái Bình Dương sau khủng hoảng tài chính - kinh tế có khả năng phát triển năng động nhưng vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định” [59, tr. 480].
Về quan hê ̣ quốc tế , nổi lên đă ̣c điểm : quan hê ̣ giữa các nước lớn - nhân tố rất quan tro ̣ng tác đô ̣ng đến sự vâ ̣n đơ ̣ng và phát triển của thế giới có nhiều biến đổi. Trong số khoảng hơn 220 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, mô ̣t số cường quốc có sức chi phối lớn với chính tri ̣ , kinh tế thế giới , quan hê ̣ quốc tế đương đa ̣i . Căn cứ vào sức ma ̣nh tổng hợp , ảnh hưởng thực tế , các nước lớn là : Mỹ, Canada, Braxin, Nga, Đức, Anh, Pháp, Italia, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ.
Các nước lớn và quan hệ giữa các nước lớn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của thế giới . 11 nước lớn kể trên chiếm 1/3 lãnh thổ và hơn nửa dân số, 70% GDP thế giới . Phần lớn các nước là những cường q́c hàng đầu về chính trị, kinh tế, khoa ho ̣c, công nghê ̣, giáo dục, quân sự. Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc là Ủy viên Thường trực Hơ ̣i đờng bảo an Liên Hợp Q́c. Nhóm G7 gồm Hoa Kỳ, Nhâ ̣t Bản, Đức, Anh, Pháp, Italia, Canada là những nước phát triển nhất.
Điều đáng quan tâm là các nước lớn không phải mô ̣t khối thống nhất mà là mô ̣t tâ ̣p hợp đầy mâu thuẫn . Quan hê ̣ giữa các nước lớn gồm nhiều loa ̣i: đồng minh, liên kết, không liên kết, đối tác, đối thủ... hết sức phức ta ̣p. Tâ ̣p hợp các nước có thể chia làm các nước Tư bản bản phát triển (G7) đứng đầu là Hoa Kỳ, và các nước còn lại (Trung Quốc , Nga, Ấn Đô ̣, Braxin). Hoa Kỳ đứng đầu các nước phát triển , là siêu cường quốc , chiếm khoảng 30% GDP thế giới (khoảng 11.000 nghìn tỷ/năm), có lực lượng quân sự mạnh nhất hành tinh . Năm 2004, Hoa Kỳ chi cho quốc phòng hơn 400 tỷ USD, chi phí quân sự của Hoa Kỳ bằng 40% chi phí quân sự toàn cầu . Những quyết sách của Hoa Kỳ có ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình thế giới .
Những đặc điểm và xu thế trên thế giới luôn luôn vâ ̣n đô ̣ng biê ̣n chứng , đa dạng, phức ta ̣p và khó lường ta ̣o nên cu ̣c diê ̣n chính tri ̣ thế giới hiê ̣n nay và tác đô ̣ng trực tiếp ma ̣nh mẽ, tạo cơ hội lớn đan xen thách thức lớn đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có những biến chuyển lớn
Khu vực Đơng Nam Á, châu Á - Thái Bình Dương sau khủng hoảng tài chính - kinh tế có khả năng phát triển năng động nhưng vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 – 2009 và những hệ lụy của nó khơng trừ quốc gia nào và ảnh hưởng cho đến tận năm 2012. Tính đến năm 2012, quá trình phục hồi kinh tế thế giới vẫn gặp nhiều khó khăn, trắc trở hơn so với năm 2011. Khủng hoảng khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tiếp tục diễn biến phức tạp, đẩy 10/17 nền kinh tế thành viên rơi vào suy thoái. Việc tốc độ tăng trưởng giảm ở tất cả các khu vực và nền kinh tế đầu tàu, kể cả Trung Quốc, khiến tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2012 chỉ đạt khoảng 3,3%, (thấp hơn mức 3,6% năm 2011 và 5,1% năm 2010). Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), khu vực Đông Á đang phát triển, khơng tính Trung Quốc, là một điểm sáng hiếm hoi của kinh tế toàn cầu. Sự phát triển nhanh chóng sau khủng hoảng của Indonesia, Malaysia, Philippines và Mianma sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của khu vực lên 5,7% năm 2013 và 5,8% năm 2014. Khu vực Đơng Á và Thái Bình Dương ước đoán tăng trưởng 7,5% năm 2012 và 7,9% năm 2013. Liên Hợp Quốc dự báo khu vực Đông Á và Nam Á sẽ tăng trưởng lần lượt 5,8% và 4,4% trong năm 2012 và 6,2% và 5% năm 2013 [94, tr. 23]
Xét về cơ bản, tình hình chính trị - an ninh thế giới và khu vực trong những năm 2001 - 2012 tiếp tục duy trì hòa bình, hợp tác và phát triển. Hầu hết các nước đều mong muốn duy trì hòa bình, ổn định để tập trung phát triển kinh tế. Tuy nhiên, những năm này cũng chứng kiến nhiều diễn biến phức tạp trong môi trường an ninh quốc tế và khu vực. Tính đến năm 2012, Trung Đơng tiếp tục là khu vực bất ổn, căng thẳng nhất trên thế giới với nội chiến Xiri, căng thẳng giữa các bên liên quan xung quanh vấn đề hạt nhân Iran và xung đột giữa Ixraen và phong trào Ha-mát tại Dải Ga-da. Cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài ở Ai Cập cũng cho thấy các mâu thuẫn nội tại trong các quốc gia khu vực không dễ dàng được giải quyết chỉ bằng
“mùa xuân A-rập”. Mặc dù Palextin đã được Liên Hợp Quốc trao quy chế quan sát viên phi thành viên, song hòa đàm Ixraen – Palextin vẫn chưa được nối lại; tiến trình hòa bình Trung Đơng vẫn bế tắc. Ở Đơng Á, một số thách thức mới trong vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và những căng thẳng leo thang do tranh chấp biển đảo đã ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định và hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực.
Xu hướng chuyển dịch trọng tâm địa – chính trị từ Tây sang Đơng, từ Bắc xuống Nam cũng như chuyển dịch sức mạnh kinh tế trên thế giới khiến khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ngày càng trở thành địa bàn ưu tiên trong chiến lược đối ngoại của các nước lớn. Các nước lớn đã và đang có những điều chỉnh chính sách theo hướng coi trọng Châu Á – Thái Bình Dương hơn trong thứ bậc ưu tiên đối ngoại của mình. Nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương phát triển đầy năng động, ASEAN đã nỗ lực đẩy nhanh quá trình xây dựng Cộng đồng, tăng cường liên kết nội khối, thu hẹp khoảng cách phát triển, đồng thời làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với các đối tác đối thoại nhằm tiếp tục duy trì và phát huy vai trò trung tâm trong cấu trúc đang định hình ở khu vực. Còn khơng ít thách thức, trở ngại trên con đường tiến tới Cộng đồng ASEAN; sự đoàn kết và đồng thuận của ASEAN bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố bên ngoài, song nhìn tổng thể, xu hướng đồn kết, tiến lên phía trước của ASEAN là tất yếu và không thể đảo ngược.
Trước những biến đổi nhanh chóng của tình hình thế giới và khu vực, Đảng Cộng sản Việt Nam nhanh chóng nắm bắt và kịp thời đưa ra chủ trương, đường lối đối ngoại phù hợp.
Trong sự chuyển biến mau lẹ của tình hình thế giới nói chung, phong trào phụ nữ quốc tế có những bước phát triển mới. Phụ nữ quốc tế tiếp tục duy trì mục
tiêu hành động mang tính tồn cầu là Bình đẳng giới, phát triển và hồ bình . Sau Hội nghị Thế giới về Phụ nữ lần thứ IV tại Bắc Kinh (1995), các tổ chức phụ nữ ở nhiều nước trên thế giới đã nghiêm túc tổ chức thực hiện và tham gia tiến trình kiểm kiểm việc thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh vì bình đẳng giới, phát triển và hòa bình qua các kỳ họp của CSW cấp khu vực (Viê ̣t Nam ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương) và cấp tồn cầu có tên gọi Bắc Kinh + 5 (2000), Bắc Kinh + 10 (2005) và Bắc kinh +15 tại New York (Hoa Kỳ).
Nói về tình hình phụ nữ thế giới trong 15 năm (1996 – 2010), Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon đã phát biểu trong Hô ̣i nghi ̣ “Bắc Kinh +15”: “15 năm qua, ngày càng có nhiều quốc gia ban hành luật pháp, chính sách hỗ trợ bình đẳng giới và chăm lo sức khoẻ sinh sản. Đa số các em gái ngày nay đã được học hành nhất là ở cấp học cơ sở. Ngày càng nhiều phụ nữ làm kinh tế, ngày càng nhiều phụ nữ tham gia vào các Chính phủ. Phong trào phụ nữ quốc tế đã thực sự trở thành một phong trào rộng khắp toàn cầu” [72, tr. 2].
Tuy nhiên, Hội nghị bàn tròn cấp cao trong Kỳ họp 54 của CSW cũng đã đề cập đến những tồn tại, thách thức – những mảng tối của bức tranh tồn cảnh về tình hình phụ nữ thế giới vẫn là “nghèo đói, thất học và thiếu tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản”. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cho rằng „tình trạng bất bình đẳng và phân biệt đối xử đối với phụ nữ vẫn còn đó ở khắp mọi nơi. Hình thức tồi tệ nhất thể hiện là bạo lực. Có gần 70 % phụ nữ đã từng bị bạo lực trong cuộc đời họ...”, đó là chưa kể nạn tảo hôn, cưỡng ép hôn nhân, cái gọi là “giết chết trong danh dự”, lạm dụng tình dục và bn bán phụ nữ đang tồn tại ở nhiều quốc gia” . Đặc biệt, nạn bạo lực tình dục ở các khu vực có xung đột vũ trang . Ứng phó với vấn nạn này , Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đã phát động và kêu gọi nam giới và toàn dân tham gia Chiến dịch “Đoàn kết chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ” và thành lập “Mạng lưới các nhà lãnh đạo nam giới”. HLHPNVN năm 2009 đã tổ chức thu thập được gần một triệu chữ ký từ các tỉnh thành Hội hưởng ứng sáng kiến trên.
Mặt khác, trên phạm vi toàn cầu, tỷ lệ tử vong sản phụ, thiếu tiếp cận dịch vụ kế hoạch hố gia đình vẫn ở mức cao không thể chấp nhận ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Để giải quyết những vấn đề này, Liên Hợp Quốc đã có chủ trương thành lập một cơ quan mới trong hệ thống Liên Hợp Quốc chuyên trách về bình đẳng giới và quyền năng của phụ nữ nhằm có các chương trình và tiếng nói mạnh mẽ hơn cho phụ nữ trên toàn thế giới [72, tr. 2].
Những nét mới trong tình hình thế giới và khu vực tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. Trước mắt Việt Nam có cả cơ hội lớn và thách thức lớn.
Cùng với những thắng lợi đã giành được từ trước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, những thành tựu to lớn và rất quan trọng của hơn 20 năm đổi mới làm cho thế và lực của Việt Nam lớn mạnh lên nhiều. Nền kinh tế
đã vượt qua thời kỳ suy giảm, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và phát triển tương đối toàn diện. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm sau tăng cao hơn năm trước, bình quân trong 5 năm 2001 - 2005 là 7,51%; Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hố , hiện đại hố . Đến năm 2002, tỉ trọng giá trị nông nghiệp , lâm nghiệp, ngư nghiệp trong GDP còn 23,6% (tăng 9,5 % so với năm 1995), công nghiệp và xây dựng 38,3 % , dịch vụ 38,1% [81, tr.257]. Các thành phần kinh tế đều phát triển; hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế có bước tiến mới rất quan trọng. Một số sản phẩm đã có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Văn hố và xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt; việc gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội có chuyển biến tốt; đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện. Giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển và được đầu tư nhiều hơn. Cơ sở vật chất được tăng cường; khoa học và công nghệ góp phần tích cực vào việc hoạch định đường lối, chính sách, điều tra đánh giá tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh; cơng tác xố đói giảm nghèo được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức, biện pháp; cơng tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ người dân đạt nhiều kết quả; thu nhâ ̣p đầu người tăng...
Quan hệ đối ngoại và việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế được mở rộng và đạt được nhiều kết quả. Quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa, các nước láng giềng, các bạn bè truyền thống được tăng cường trên nhiều mặt, quan hệ với các nước phát triển và nhiều nước khác cùng nhiều tổ chức quốc tế và khu vực được tăng cường. Hoạt động đối ngoại nhân dân đã được mở rộng về cả phương thức, quy mơ và địa bàn, góp phấn tích cực vào thắng lợi ngoại giao của Việt Nam. Những thắng lợi trong những năm 1996 - 2000 đã tăng cường sức mạnh, làm đổi thay bộ mặt của đất nước và cuộc sống của nhân dân, củng cố vững chắc nền độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam.
Như vậy , ở Việt Nam cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền kinh tế được tăng cường. Đất nước còn nhiều tiềm năng lớn về tài nguyên, lao động. Nhân dân có phẩm chất tốt đẹp. Tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định. Mơi trường hồ bình, sự hợp tác, liên kết quốc tế và những xu thế tích cực trên thế giới tạo điều
kiện để tiếp tục phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực - nguồn vốn, công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường - phục vụ sự