Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng với hoạt động đối thoại của hội liên hiệp phụ nữ việt nam từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 124 - 129)

Chƣơng 3 : NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ

3.1. Một số nhận xét

3.1.2. Những mặt hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trước u cầu của cơng cuộc cơng nghiệp hố - hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, công tác đối ngoa ̣i của HLHPNVN còn có những hạn chế nhất đi ̣nh.

Một là, sự phối hợp giữa hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và hoạt động đối ngoại nhân dân của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chưa thường xuyên, đôi khi chưa thống nhất về nội dung và biện pháp nên chưa tạo được một mặt trận ngoại giao rộng lớn.

Là một tổ chức chính trị - xã hội chuyên trách về đối ngoại nhân dân trên các lĩnh vực hòa bình, đoàn kết, hữu nghị và vận động viện trợ nhân dân và là bộ phận cấu thành của lực lượng đối ngoại chuyên trách của Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong một số trường hợp HLHPNVN chưa phối hợp chặt chẽ với đối ngoại

linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả” trong tình hình mới. Một số cấp cơ sở Hội và một số

chính quyền chưa thực sự nhận thức đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của công tác đối ngoại nhân dân, chưa thực sự quan tâm đúng mức và tạo điều kiện cho mảng công tác đối ngoại hoạt động. Đơi khi, HLHPNVN chưa chủ động tìm hiểu, triển khai đầy đủ, và nhanh chóng chủ trương đối ngoại của Đảng, chính sách ngoại giao của Nhà nước, vẫn tồn tại tâm lý trông chờ. Hội cũng chưa chủ động đề xuất, tham gia ý kiến với Đảng và Nhà nước để bổ sung, sửa đổi chủ trương đối ngoại cho phù hợp với đặc điểm của các tổ chức chính trị - xã hội nói chung và của Hội nói riêng.

Hai là, các biệp pháp đối ngoại đôi khi chưa thực sự đồng bộ. Mỗi hoạt động đều còn tồn tại những bất cập trong quá trình triển khai cụ thể chủ trương của Đảng, phương hướng của Hội.

Công tác tham mưu đôi lúc , đôi khi còn yếu . Trong các kì Đa ̣i hô ̣i Phu ̣ nữ , thường Hô ̣i chưa tham mưu đề xuất được phương hướng công tác đối ngoại của Hội chủ yếu là các hoạt động đối ngoại trong từng năm . Công tác nghiên cứu dự báo chiến lược để có định hướng đối ngoại đúng cho từng giai đoạn làm chưa thực sự tốt.

Công tác tuyên truyền đối ngoại mặc dù đã có nhiều bước tiến dài , nhiều kênh thông tin đươ ̣c sử du ̣ng , tuy nhiên thông tin đôi lú c chưa đến đươ ̣c với đông đảo các tầng lớp phu ̣ nữ , đă ̣c biê ̣t là phu ̣ nữ ở nông thôn .

Trong hoạt động trao đổi đồn, một số đồn còn khơng ra được hay khơng vào được vì nhân sự, chủ trương khơng thống nhất, khơng có tài trợ, không kịp làm thủ tục...

Trong hoạt động dự án còn một số tồn tại như việc kết hợp chỉ đạo, lập kế hoạch, theo dõi đánh giá dự án chưa được thực hiện đầy đủ như đã cam kết hoă ̣c chưa nhuần nhuyễn; một số dự án triển khai chậm, phần nào ảnh hưởng tới hiệu quả của dự án và uy tín của Hô ̣i trong viê ̣c khai thác các dự án tiếp theo . Có một số dự án, Hơ ̣i khơng nhâ ̣n được sự hỡ trợ, có nhiều ngun nhân nhưng trong đó việc thiết lâ ̣p dự án mang tính khả thi và phù hợp với đối tượng xin tài trợ là vấn đề cần bàn đến.Viê ̣c vâ ̣n đô ̣ng tài trợ, hợp tác quốc tế của Hô ̣i với các tổ chức, cá nhân quốc tế còn chưa phân bố đều giữa các khu vực, chưa khai thác được tất cả các nguồn tài trợ.

Hoạt động đối ngoại nhân dân đã thu hút được nhiều dự án , chương trình Hỗ trơ ̣ cho phu ̣ nữ . Tuy nhiên, cơ chế thị trường và q trình cơng nghiệp hố đã và

đang làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội liên quan trực tiếp tới phụ nữ. Phẩm chất đạo đức và một số giá trị truyền thống tốt đẹp có phần bị mai một, lối sống thực dụng có xu hướng phát triển trong một bộ phận phụ nữ. Tình trạng nạo, phá thai trong nữ thanh niên, vị thành niên và lây nhiễm HIV/AIDS trong phụ nữ, trẻ em ngày càng tăng. Bạo lực gia - đình, tệ nạn mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em, lấy chồng người nước ngồi vì mục đích vụ lợi diễn biến phức tạp. Phân biệt đối xử với phụ nữ, trẻ em gái vẫn còn dưới nhiều hình thức...

Sự hợp tác với các tổ chức quốc tế còn mang tính cục bộ, chưa phân bố đều giữa các vùng miền. Do trình độ nhận thức và học vấn của phụ nữ còn hạn chế nên nhiều chương trình hợp tác chưa đạt hiệu quả cao. Trong hoạt động đối ngoại quốc tế, khai thác dự án trong nhiều lĩnh vực như văn hóa, xã hội, khoa học, cơng nghệ, mơi trường… nhưng lĩnh vực khoa học và thể thao của Hội mới bắt đầu khởi sắc, bởi vậy, chưa có nhiều hiệp ước, hỗ trợ tới những lĩnh vực này.

Ba là, sự phối hợp hoạt động đối ngoại giữa Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các cấp cơ sở, giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam với các tổ chức chính trị - xã hội khác cịn thiếu chặt chẽ.

Công tác đối ngoa ̣i ở các cấp tỉnh/thành Hội chưa phát triển, chủ yếu chỉ phát triển ở Trung ương Hô ̣i. Xảy ra hiện tượng, hoạt động đối ngoại phong phú, đa dạng nhưng tình trạng phân tán, chia cắt trong hoạt động diễn ra, chưa có sự phối hợp chặc chẽ giữa các cấp hội khi tham gia hoạt động đối ngoại. Nguyên nhân chính là do chưa có cơ chế, phương thức chỉ đạo hoạt động đối ngoại của Hội. Chưa có sự phân cơng rõ về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của các chủ thể tham gia công tác đối ngoại của HLHPNVN.

Các hoạt động đối ngoại của Hội ít có sự liên hệ với các tổ chức chính trị - xã hội khác nên mang tính riêng rẽ , độc lập , dẫn tới hiệu quả chưa cao . Nhiều hoa ̣t đô ̣ng đối ngoa ̣i của Hội còn chưa đáp ứng yêu cầu tập hợp rộng rãi và phát huy sức mạnh của mọi tầng lớp phụ nữ đóng góp cao nhất vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Hội chưa có chiến lược và chưa tổ chức được nhiều hoạt động nhằm tập hợp phụ nữ trí thức, nữ doanh nhân, phụ nữ tôn giáo, phụ nữ Việt Nam sinh sống và làm việc ở nước ngoài.

Bốn là, hoạt động đối ngoại của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đơi lúc cịn thụ động, thiếu linh hoạt.

Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra định hướng đối ngoại “chủ động, tích cực hội nhập quốc tế”. Việt Nam không còn thụ động lựa chọn lĩnh vực hội nhập. Thế và lực mới của đất nước đã cho phép Việt Nam bước những bước mạnh mẽ, dứt khoát hơn trên con đường hội nhập quốc tế một cách toàn diện trên cơ sở thực hiện nhất quán đường lối độc lập tự chủ với quyết tâm đóng vai trò lớn hơn trong khu vực và trên thế giới. Với tinh thần đó, những nội hàm mới của đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XI như “chủ động, tích cực hội nhập quốc tế”, “xây dựng cộng đồng ASEAN”, “là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”, “triển khai đồng bộ, toàn diện các hoạt động đối ngoại”… cần được đưa vào hoạt động cụ thể. Mặc dù xác định được vấn đề, song trong quá trình thực hiện, HLHPNVN vẫn còn chưa thực hiện công tác đối ngoại thực sự toàn diện, chủ động, tích cực. Các phương thức tun truyền có được bổ sung nhưng chưa thường xuyên. Hội duy trì chủ yếu các mối quan hệ đối ngoại truyền thống, với các mối quan hệ mới đã có nhưng chưa được khai thác rộng rãi. Các đoàn ra, đoàn vào đa phần dựa trên những lời mời, sự gợi ý từ phía đối tác, về kinh phí của hoạt động này Hội cũng chưa thực sự chủ động. Về khai thác dự án, số lượng dự án Hội chủ động liên hệ, lập dự án và xin dự án vẫn ít hơn nhiều so với các dự án được điều phối từ các cơ quan, ban ngành và các tổ chức khác. Quan hệ với các nhà tài trợ quốc tế còn ở mức độ hạn chế, chưa chủ động và tận dụng tốt các kênh truyền thông của Hội để cung cấp và chia sẻ thơng tin cho các nhà tài trợ dẫn đến khó khăn trong việc vận động cam kết ban đầu của các nhà tài trợ. Hội chưa thực sử chủ động tìm kiếm các nhà tài trợ mới, chủ yếu tập trung vào các nhà tài trợ truyền thống và do các đối tác giới thiệu; chưa chủ động trong việc tạo dựng mạng lưới các tổ chức phi chính phủ quốc tế và trong nước nhằm tạo sự ủng hộ và kênh vận động nguồn lực…

Năm là, đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam còn bộc lộ một số hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ mới

HLHPNVN đã chú ý quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ làm cơng tác đối ngoại và có những chuyến biến, nhưng nhìn chung chất lượng cán bộ chuyên trách về hoạt động đối ngoại chưa đảm bảo yêu cầu, nhất là trong giai đoạn tăng cường mở cửa

và hội nhập toàn diện. Đội ngũ cán bộ của Hội còn hạn chế về số lượng. Ban Quốc tế chuyên phụ trách đối ngoại số lượng cán bộ không nhiều, lại phải kiêm nhiệm nhiều công việc. Đối với các bộ các cấp Hội cơ sở, các cộng tác viên… số đông khơng được đào tạo chính quy, thường được tập huấn trong các lớp ngắn hạn là chủ yếu, còn bị động trong các hoạt động đối ngoại. Việc tuyên truyền nâng cao trình độ, nhận thức cho đội ngũ cán bộ của HLHPNVN về đường lối đối ngoại của Đảng chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục.

Những hạn chế trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân chủ yếu:

Việc thể chế hoá các quan điểm , chủ trương , chính sách của Đảng và của HLHPNVN về công tác đối ngoại chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ.

Việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động đối ngoa ̣i của HLHPNVN chưa đáp ứng yêu cầu giải quyết hiệu quả một số vấn đề thực tiễn đặt ra, nhất là những vấn đề xã hội bức xúc liên quan tới phụ nữ.

Chỉ đạo của Hội ở một số nơi chưa chú trọng đúng mức việc lựa chọn vấn đề đối ng oại ưu tiên , còn thiếu các giải pháp cụ thể phù hợp với đặc thù đối tượng, vùng miền. Công tác nghiên cứu, dự báo còn hạn chế. Trình độ, năng lực, tư duy của một bộ phận cán bộ Hội chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của công tác đối ngoa ̣i trong tình hình mới.

Nền kinh tế đất nước còn phát triển chậm so với khu vực và thế giới, tỉ lệ nghèo đói còn cao. Một số tệ nạn xã hội ảnh hưởng nhiều và trực tiếp tới phụ nữ, nguy cơ làm băng hoại đạo đức xã hội, phá vỡ gia đình như: mại dâm, bn bán phụ nữ - trẻ em, xâm hại tình dục đối với phụ nữ - trẻ em gái, ma túy học đường, bạo lực gia đình có chiều hướng tăng. Một số giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của phụ nữ bị suy giảm do ảnh hưởng mặt trái của cơ chế thị trường. Do có nhiều hạn chế như vậy, nên những chính sách hỗ trợ của các tổ chức quốc tế không thể bao hàm hết.

Hoạt động của Hội còn thiếu tập trung. Khi nhận được sự giúp đỡ của đối tác, Hội có chủ trương đề ra nhưng thiếu sự chỉ đạo sâu sát, thiếu nguồn lực nên hiệu quả thấp.

Việc mở các lớp đào tạo, huấn luyện đội ngũ cán bộ đối ngoại chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng với hoạt động đối thoại của hội liên hiệp phụ nữ việt nam từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 124 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)