Kinh nghiệm lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng với hoạt động đối thoại của hội liên hiệp phụ nữ việt nam từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 129 - 163)

Chƣơng 3 : NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ

3.2. Kinh nghiệm lịch sử

Từ những ưu điểm và ha ̣n chế trong hoa ̣t đô ̣ng đối ngoa ̣i của HLHPNVN từ năm 1996 đến năm 2010, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau:

Một là, quán triệt sâu sắc chủ trương , đường lới đối ngoại của Đảng , chính sách ngoại giao của Nhà nước, kịp thời đưa ra biện pháp phù hợp với tình hình của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Sự lãnh đạo sâu sát của Đảng, việc thể chế hóa thành luật pháp, chính sách và tạo điều kiện của Nhà nước , sự chủ động, sáng tạo, hiệu quả trong hoạt động của các cấp Hội, tinh thần tự chủ , đồn kết vượt khó vươn lên của các tầng lớp phụ nữ , là những nhân tố cơ bản nhất quyết định thành công của công tác đối ngoa ̣i của H ội, mà trong đó nhân tố lãnh đạo của Đảng là nhân tố quan trọng nhất . Những chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng mỗi thời kỳ có sự thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể , HLHPNVN cần nắm bắt đươ ̣c những tin h thần chung để vâ ̣n du ̣ng đúng đắn , sáng tạo trong hoạt động đối ngoại của Hội , phương châm đối ngoại hiện này là “Chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả”. HLHPNVN cần quán

triệt, cụ thể hóa chủ trương đối ngoại nhân dân của Đảng vào công tác đối ngoại của Hội. Bộ phận làm công tác đối ngoại nhân dân cần tổ chức nghiên cứu kỹ, nắm chắc chủ trương, đường lối, phương châm, mục tiêu, giải pháp của công tác đối ngoại làm nền tảng cho công tác nghiên cứu, tham mưu, tổ chức thực hiện đối ngoại nhân dân; đồng thời cụ thể hóa Nghị quyết phù hợp với lĩnh vực, đối tác, đối tượng của Hội trên tinh thần bảo đảm nguyên tắc và phát huy mạnh mẽ tính chủ động, tích cực, linh hoạt của đối ngoại nhân dân.

Vai trò, vị trí của HLHPNVN trong phong trào phụ nữ và hệ thống chính trị được khẳng định bằng chất lượng và hiệu quả hoạt động mà trong đó hoa ̣t đô ̣ng đối ngoại là một mảng hoạt động trọng tâm.

Trong q trình thực hiện cơng tác đối ngoại nhân dân Hội cần bám sát chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của Hội, Hội chú trọng hơn nữa công tác đối ngoại, tiếp tục đưa công tác đối ngoại thành một trong những chương trình trọng tâm của Hội và liên tục bổ sung, đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tăng cường đoàn kết và tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới với cơng cuộc cơng

nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam, đưa ra những biện pháp mới để công tác đối ngoại ngày một đi vào chiều sâu.

Hai là, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cần tăng cường thực hiê ̣n đổi mới nội dung và phương thức hoạt động đối ngoại trong tình hình mới.

Qua hoạt động đối ngoại của Hô ̣i , có thể thất cần đổi mới nội dung và phương thức hoạt động đối ngoa ̣i theo hướng:

Tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả của cơng tác thơng tin tun truyền đối ngoại với hình thức , nội dung phù hợp , đa dạng , phong phú hơn nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa phụ nữ và nhân dân Việt Nam với phụ nữ và nhân dân thế giới . Sử du ̣ng hiê ̣u quả trang Web của Hội trên mạng Internet, đây là kênh nhanh nhất và có tính lan truyền rộng rãi trong việc giới thiệu về đường lối chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là những chính sách liên quan đến phụ nữ và trẻ em; về tiềm năng và triển vọng, cơ hội và thách thức, nhu cầu và những quan tâm của phụ nữ Việt Nam; về hoạt động của Hội và những thành tựu, đóng góp của phong trào phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước và đối với phong trào phụ nữ thế giới. Tình hình thế giới, khu vực và trong nước liên tục có những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam, hoạt động thông tin đối ngoại cần được tăng cường, triển khai đồng bộ, bài bản, trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, dân chủ, nhân quyền, tôn giáo… Công tác thông tin đối ngoại của HLHPNVN cần chủ động kết hợp đấu tranh phản bác và hợp tác, không tránh né, nhằm thúc đẩy hiểu biết giữa các bên liên quan và thu hẹp những khác biệt về quan điểm. Trong nhiều vụ việc thu hút sự chú ý của dư luận trong nước và quốc tế, HLHPNVN cố gắng chủ động thông tin, tuyên truyền làm rõ quan điểm và lập trường giải quyết đối với từng vấn đề, góp phần hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đối với dư luận quốc tế và trong nước. Hoạt động thông tin đối ngoại của HLHPNVN cần phát huy tốt sức mạnh tổng hợp trong những vấn đề thời sự như tuyên truyền biên giới, lãnh thổ, nhất là đối với vấn đề Biển Đông.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu đối ngoại về những vấn đề liên quan đến phụ nữ và phát triển. Phối hợp chặt chẽ với các ngành, các tổ chức đoàn thể nhân dân để

có kiến nghị, đề xuất với Đảng và Nhà nước những vấn đề chính sách nhằm góp phần mở rộng quan hệ và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đối ngoại nhân dân; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp uỷ đảng, cấp trung ương Hội và các tổ chức đồn thể đối với cơng tác đối ngoại nhân dân. Công tác đối ngoại nhân dân phải được coi là nhiệm vụ thường xuyên trong hoạt động đối ngoại chung của HLHPNVN nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, tranh thủ sự ủng hộ, đồn kết góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hố - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước.

Hoạt động đối ngoại nhân dân của Hội cần chuyển mạnh theo hướng chú trọng tính hiệu quả và chiều sâu, nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị giữa phụ nữ Việt Nam với phụ nữ và nhân dân các nước. Đây cần xem như là yếu tố nền tảng trong quan hệ đối ngoại. Ưu tiên phát triển quan hệ với phụ nữ các nước Lào, Trung Quốc, Campuchia đi vào chiều sâu, củng cố quan hệ với phụ nữ các nước ASEAN, các nước bạn bè truyền thống, đồng thời thúc đẩy, tăng cường đối ngoại nhân dân với phụ nữ các nước lớn, các đối tác quan trọng, tích cực ủng hộ các lực lượng tiến bộ trên thế giới.

Phát huy hơn nữa vai trò nòng cốt, đại diện cho phụ nữ Việt Nam trong các tổ chức quốc tế như Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ Quốc tế , Liên đoàn Các tổ chức Phụ nữ ASEAN. Tham gia tích cực vào các tổ chức có mạng lưới rộng và hoạt động tích cực trong các lĩnh vực phụ nữ , vào các diễn đàn khu vực và quốc tế . Tranh thủ các nguồn lực và nâng cao hiệu quả hợp tác với các tổ chức khu vực và quốc tế, nhằm góp phần thúc đẩy q trình hội nhập.

Tiếp tục hoạt động khai thác và thực hiện có hiệu quả các nguồn tài trợ trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc, đường lối đối ngoại của Đảng, lợi ích của phụ nữ và nhân dân Việt Nam. Tập trung khai thác các chương trình, dự án vào một số lĩnh vực ưu tiên: đào tạo phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, quản lý chương trình Tín dụng - Tiết kiệm, chuyển giao công nghệ, dạy nghề, ứng dụng khoa học... Bám cơ sở, sâu sát hội viên phụ nữ , thực hiê ̣n các dự án theo đặc điểm đối tượng, vùng miền, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng thiết thực của phụ nữ. Tiếp tục vận động bạn bè quốc tế hỗ trợ các chương trình, dự án phát triển cho cơ sở, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, đồng thời nâng cao năng lực quản lý dự án

cho cán bộ Hội cấp cơ sở. Mă ̣c dù đẩy ma ̣nh khai thác các nguồn viê ̣n trợ bên ngoài nhưng vẫn chú ý coi trọng phát huy nội lực.

Chủ động từng bước tham gia vào các lĩnh vực hợp tác kinh tế đối ngoại, tranh thủ sự hỗ trợ, hợp tác và đầu tư cho đồng bào Việt Nam sinh sống, làm việc ở nước ngồi, nhất là trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho phụ nữ.

Ba là, phát huy tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hoạt động đa dạng của đối ngoại nhân dân của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam với việc bám sát đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

Những thay đổi và bất ổn đang tiếp diễn tại nhiều nơi trên thế giới cho thấy, tình hình chính trị, an ninh thế giới sẽ diễn biến phức tạp, khó lường. Các nước lớn cạnh tranh gay gắt ở các địa bàn chiến lược nhằm xác lập trật tự thế giới mới. Cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội phát triển mạnh mẽ; phong trào hòa bình tiếp tục có bước phát triển với nhiều nội dung, phương thức hoạt động mới. Ở Việt Nam, các thế lực thù địch tiếp tục lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo để xuyên tạc, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa và đường lối đổi mới của đất nước. Do đó, đẩy mạnh cơng tác đối ngoại nhân dân là trực tiếp hạn chế và đẩy lùi hoạt động của các thế lực thù địch. Xu hướng hoạt động đối ngoại nhân dân sẽ tăng mạnh về số lượng, phong phú, đa dạng về nội dung, hình thức, tác động ngày càng lớn đến các mặt của đời sống xã hội và lợi ích quốc gia. Thực tiễn hoạt động đối ngoại nhân dân đã qua và yêu cầu công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới cho thấy, hoạt động đối ngoại của các đồn thể, tổ chức nhân dân nói chung và hoạt động đối ngoại của HLHPNVN nói riêng cần chủ động hơn, linh hoạt hơn, sáng tạo và phong phú hơn.

Công tác đối ngoại nhân dân của HLHPNVN mang tính quần chúng rộng rãi, có nhiều khả năng vận dụng sách lược linh hoạt và chủ động. Nhưng trong việc mở rộng quan hệ với các đối tác bên ngồi và đa dạng hóa các hình thức hoạt động, cần phải có chọn lọc, khơng phải là lập quan hệ với bất cứ đối tượng nào và với bất cứ lĩnh vực nào, đặc biệt khi các thế lực thù địch luôn thực hiện những diễn biến hòa bình. Điều cơ bản trong hoạt động đối ngoại của HLHPNVN là cần giữ vững nguyên tắc độc lập, tự chủ, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, bảo đảm an ninh chính trị, độc lập, chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ quốc gia, đồng thời thực hiện

đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ đối với cộng đồng quốc tế. Trong hoạt động đối ngoại, chú ý nhất là hoạt động viện trợ phi chính phủ, Hội cần khắc phục tình trạng chạy theo vật chất mà quên lợi ích chính trị, danh dự và nhân phẩm của phụ nữ Việt Nam.

Bốn là, không tách rời công tác đối ngoại của Hội Liên hiê ̣p Phụ nữ Việt Nam với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội chung của đất nước, của từng địa phương, cơ sở.

Thực hiện xã hội hố cơng tác đới ngoa ̣i của Hội trên cơ sở liên kết , phối hợp rộng rãi với các ngành, các đoàn thể, mở rộng hợp tác quốc tế, đồng thời coi trọng việc phát huy truyền thống đoàn kết và tiềm năng to lớn của các tầng lớp phụ nữ để tạo thành sức mạnh tổng hợp giải quyết có hiệu quả các vấn đề của phụ nữ.

Công tác xóa đói giảm nghèo là công tác thế ma ̣nh và cũng đă ̣c biê ̣t quan trọng của Hội. Hô ̣i cần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ phụ nữ thực hiện xố đói giảm nghèo. Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng kinh tế trang trại và phát triển doanh nghiệp nhỏ. Hỗ trợ phụ nữ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần tạo thêm việc làm cho phụ nữ. Phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, dịch vụ việc làm của Hội, góp phần thực hiện chỉ tiêu quốc gia về giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho phụ nữ.

Để có thể làm tốt công tác trên, HLHPNVN ngoài viê ̣c khai thác các dự án từ bên ngoài, Hô ̣i cần phối hợp với Chính quyền , các ban ngành, đồn thể rà sốt nắm lại danh sách hộ đói, nghèo theo tiêu chí mới, nắm vững số hội đói, nghèo do phụ nữ làm chủ hộ để có kế hoạch giúp đỡ cụ thể . Mở rộng hoạt động huấn luyện kiến thức, kỹ năng cho phu ̣ nữ phát triển kinh tế , quản lý doanh nghiệp. Phối hợp với phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam và các ngành liên quan tổ chức hoạt động cung cấp thông tin, tư vấn doanh nghiệp, tác động về chính sách đối với doanh nghiệp do nữ làm chủ. Hình thành và phát triển mạng lưới tập hợp các nữ chủ doanh nghiệp. Tiếp tục vận động các nguồn vốn trong nước và quốc tế để tăng nguồn vốn vay cho phụ nữ sản xuất, kinh doanh và tăng nguồn lực cho cơng tác đào tạo. Trong đó chú trọng các nguồn từ Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Phục vụ người nghèo, Chương trình Quốc gia giải quyết việc làm và khai thác nguồn vốn trong các tầng lớp phụ nữ và các tổ chức quốc tế. Ưu tiên hỗ trợ vốn thực hiện xố đói giảm

nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng thu hút lao động. Phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Phục vụ người nghèo đầu tư các nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi cho phụ nữ vùng sâu, vùng xa. Phối hợp với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thuỷ sản, Khoa học - Công nghệ và Môi trường, các hội nghề nghiệp đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, bảo vệ cây trồng vật nuôi, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ thích ứng nhằm tăng năng suất lao động, hiệu quả kinh tế và giảm nhẹ sức lao động cho phụ nữ, phát huy và khai thác có hiệu quả nguồn vốn từ nước ngồi. Phối hợp với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, các ban ngành liên quan củng cố, nâng cao chất lượng và phát triển mạng lưới trung tâm dạy nghề , dịch vụ việc làm cho phụ nữ . Phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện dự án , tạo hiệu quả cao trong khai thác dự án.

Năm là, tăng cường đào tạo , bồi dưỡng đội ng ũ cán bộ hoạt động đối ngoại theo hướng nắm vững chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng, chính sách đối ngoại của Nhà nước và có đầy đủ phẩm chất cần thiết của người cán bộ đối ngoại.

Cán bộ là gốc của phong trào. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài nói chuyê ̣n với cán bô ̣ tỉnh Thanh Hóa đã từn g nói: Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy . Nếu dây chuyền không tốt , không cha ̣y thì đô ̣ng cơ dù tớt , dù chạy tồn bộ máy cũng tê liê ̣t. Bởi vâ ̣y, muốn nâng cao hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng đối ngoa ̣i , viê ̣c quan tro ̣ng nhất là đào ta ̣o đô ̣i ngũ cán bô ̣ chuyên trách . Đào ta ̣o cán bô ̣ chuyên trách trong mảng hoa ̣t đô ̣ng này là công viê ̣c không hề dễ dàng . Người cán bô ̣ chuyên trách cần được đào tạo có hệ thống và nhiều kiến thức, bao gồm: những hiểu biết cu ̣ thể, sâu sắc về hoa ̣t đô ̣ng đới ngoa ̣i nhân dân (chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng , nhiệm vụ của đất nước trong tình hình cụ thể , thế nào là hoa ̣t đô ̣ng đối ngoa ̣i nhân dân , vai trò, nguyên tắc, phương châm hoa ̣t đô ̣ng trong hoa ̣t đô ̣ng đối ngoa ̣i nhân dân của Đảng và của HLHPNVN …); những kỹ năng trong hoa ̣t đô ̣ng đối ngoa ̣i ( kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán , kỹ năng viện trợ quốc tế , kỹ năng xây dựng , quản lý, giám sát dự án… ); kiến thức về lễ tân ngoa ̣ i giao; hiểu biết sâu rộng về các tổ chức , các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng với hoạt động đối thoại của hội liên hiệp phụ nữ việt nam từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 129 - 163)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)