Phát triển bằng hành v iở lời

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các chỉ tố liên kết báo hiệu sự phát triển chủ đề hội thoại 60 22 01001 (Trang 29 - 36)

Chƣơng 1 : Cơ sở lý thuyết

1. Hình thức phát triển chủ đề hội thoại

1.2. Phát triển bằng hành v iở lời

Một cách khác phức tạp hơn khiến cho chủ đề hội thoại phát triển chính là các hành vi ở lời. Nói phức tạp bởi chúng có sự tham gia của nhiều yếu tố, sự phát triển của chủ đề hội thoại trong những trường hợp này không chỉ dựa vào mặt hiển ngơn của câu nói mà đơi khi chúng cịn có những hàm ý ẩn trong đó, giữa các lượt lời của các nhân vật tham gia giao tiếp. Và khi không dùng cặp chêm xen thì hội thoại nói chung và chủ đề hội thoại nói riêng cũng có hướng phát triển đa dạng hơn rất nhiều.

Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh

A: Lâu không gặp thấy mày trẻ ra và xinh lên nhiều đấy.

B: Được lời khen của Mai Xuka tao thấy như vén mây mù trông thấy trời xanh. Mày vẫn là vợ ông Vinh hở?

A: Ôi, mày vẫn nhớ tên chồng tao à, may quá vẫn là vợ ông ấy mày ạ. B: Nếu tao nói mày yêu khoảng 18 lão Dũng rồi mới lấy lão Vinh, thì có bị coi là đốt nhà mày khơng?

A: Chuyện này bí mật đấy, chồng tao khơng biết đâu, sao mày nhớ lâu thù dai thế khơng biết.

Tao cịn được cái nước gì khác ngồi chuyện nhớ lâu thù dai đâu. Mày là tấm gương sáng cho tao về chuyện vừa yêu vừa say nắng đến gần chục lão cùng tên cơ mà.

(Nguồn: Facebook) Ở đoạn thoại này, chúng ta thấy chủ đề hội thoại được phát triển khá là tự nhiên và “có duyên” giữa hai người bạn lâu ngày không gặp nhau. Ở lời dẫn nhập, A chỉ có một phát ngơn song ở đó có hai hành vi: (1). Nhận định về khoảng thời gian A và B không gặp nhau đã lâu rồi và (2). Khen B trẻ và xinh hơn trước. Vì thế, đến lượt mình, B cũng sử dụng hai hành vi hồi đáp tương ứng. Ta có thể mơ tả cấu trúc hội thoại như sau:

A1a: Lâu rồi không gặp.

A1b: Mày trẻ ra và xinh lên nhiều đấy.

B1a: Được lời khen của Mai Xuka tao thấy như vén mây mù trông thấy trời xanh.

B2b: Mày vẫn là vợ ơng Vinh hở?

Có thể coi B1a và A1b tạo nên một cặp thoại, trong đó tham thoại B1a là sự đáp lại lời khen của tham thoại A1b. Còn B2b và A1a tạo nên một cặp thoại khác, trong đó B2a đóng vai trị là nhân tố khiến chủ đề hội thoại được mở rộng hơn với sự góp sức của một hành vi hỏi và tác tử tình thái là “vẫn”. “Vẫn là vợ của Vinh”, được đặt trong một câu hỏi, A muốn ngầm hỏi thăm B rằng: Đã lâu như vậy rồi, liệu cuộc sống của B đã có gì thay đổi hay chưa. Đây là cách phát

Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh

triển câu chuyện khá thông minh của B.Bằng một hành vi ở lời gián tiếp để hỏi thăm tình hình hiện tại của bạn, B cũng đồng thời tạo điều kiện, đưa đẩy A theo lối nói chuyện hóm hỉnh của mình, nhắc lại những kỷ niệm của hai người, kéo dài cuộc nói chuyện giữa hai người bạn đã lâu khơng có liên lạc với nhau.

Quay trở lại mơ hình hội thoại, với mơ hình (II) Hội thoại bất hòa nhượng

bộ, sau khi Sp2 phản hồi tiêu cực hay phản dẫn nhập lời của Sp1 thì Sp1 có hành

vi xét lại đích của mình. Sau đó, Sp2 sẽ lựa chọn từ bỏ phản hồi tiêu cực hoặc từ bỏ đích của mình và chấp nhận đích của Sp1 xét lại.

(a) DN/Sp1 – PHTiC/Sp2 – XL/Sp1 – TB/Sp2 # (b) DN/Sp1 – PDN/Sp2 – XL/Sp1 – TB #

Ví dụ 1:

A1: Đi ăn thôi!

B1: Em đang dở tay chút. A2: Chị chờ ở thang máy nhé. B2: Vâng, em ra ngay đây.

(Nguồn: Yahoo) Trong ví dụ này, đích ở lời của A vừa là rủ B đi ăn chung với mình, vừa hàm ý là nhắc A đến giờ nghỉ trưa rồi, hãy dừng cơng việc lại đó. Tuy nhiên, do cịn dở việc (“đang dở tay” có nghĩa là vẫn tiếp tục làm việc cho tới lúc nói) và có ý muốn làm cố thêm một chút nữa để hoàn thành, B đáp lại lời đề nghị của A bằng một hành vi ở lời gián tiếp với mục đích bảo A chờ mình một lúc nữa, nhanh thôi, tức là B đã tạo ra một hành vi phản dẫn nhập nhằm làm thay đổi đích của A. Tiếp theo đó, A cũng đáp lại lời gián tiếp của B bằng một hành vi ở lời gián tiếp, đồng thuận với đề nghị của B. Với tham thoại “chờ ở thang máy nhé” thì A đã có sự xét lại đích của mình cho phù hợp với đề nghị của B.

Ví dụ 2:

Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh

B1: Khơng, tớ phải nói cho ra lẽ.

A2: Vậy cậu nói nhanh đi, tớ có việc phải đi bây giờ. B2: Thơi, để sau tớ nói, cậu đi đi vậy.

(Nguồn: Yahoo) Trong ví dụ này thì B phản bác lời đề nghị khơng tiếp tục tranh cãi của A bằng hành vi PHTiC, chưa nhượng bộ A bởi vẫn cịn điều gì đó ấm ức, muốn phải nói chuyện đến tận cùng của vấn đề. Tuy nhiên, sau đó khi A có sự điều chỉnh đích thì B lại đồng thuận với nó và chấp nhận dừng tranh luận.

Nhận thấy hội thoại được tiến hành theo mơ hình II thì nội dung thường có một sự dùng dằng nhỏ giữa các bên tham gia trước khi đi đến đích của hội thoại. Ở lượt nói đầu tiên, Sp2 đưa ra một lý lẽ, một lập luận để cho biết vì sao mình khơng hoặc chưa thực hiện được đích của Sp1 nêu ra ở câu nói liền trước với mình. Những cuộc thoại ngắn ngủi này diễn ra rất nhanh chóng và nếu có bất hịa thì cũng khơng trở nên gay gắt vì vai tham thoại Sp2 sẵn sàng nhượng bộ để giữ hịa khí. Những mơ hình này xét về mặt cấu trúc hội thoại đã thay đổi chút ít, song về ý nghĩa, giá trị thơng tin thì sự chuyển hướng không quá lớn.

Tuy nhiên, sự phân biệt các hình thức phát triển chủ đề hội thoại bằng cặp chêm xen hay hành vi ở lời chỉ là một cách tương đối, để tiện phân tích về mặt nội dung và ý nghĩa và cách thức sử dụng của các chỉ tố liên kết ở phần sau. Bởi nếu xét về vị trí,khi bộ phận thứ nhất và bộ phận thứ hai khơng đứng cạnh nhau thì ắt hẳn giữa chúng phải có cặp chêm xen. Cho nên, trong khi khảo sát và phân tích, chúng tơi vẫn giữ cách gọi cặp chêm xen chung cho những cặp tham thoại khiến cho chủ đề hội thoại phát triển.

Trong những mơ hình này, cặp chêm xen xuất hiện nhằm mục đích tạo ra một sự thương lượng ngắn trong hội thoại. Như vậy, qua các mơ hình này, cũng dễ dàng nhận thấy rằng đây là nơi “trú ngụ” của những yếu tố tác động tới sự phát triển chủ đề hội thoại, là môi trường để cho hội thoại mở rộng hay kết thúc. Qua đây, chúng ta cũng xác định được cặp chêm xen tối thiểu xuất hiện ở mô

Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh

hình II này và vì mục đích hịa khí của hội thoại mà cặp chêm xen này khơng có điều kiện phát triển thêm hơn nữa.

Ở mơ hình (III) Hội thoại bất hịa khơng nhượng bộ có thể thấy hội thoại vẫn cịn khả năng tiếp diễn theo trục tuyến tính tùy vào mức độ, tính chất tham gia của các vai thoại.

(a) DN/Sp1 – PHTiC/Sp2 – TDN/Sp1 – TDN/Sp2…

(b) DN/Sp1 – PDN/Sp2 – TDN/Sp1 – TDN/Sp2…

Sp1 đáp lại PHTiC của Sp2 bằng một hành vi TDN, còn Sp2 nhấn mạnh vào hành vi PHTiC hoặc vào hành vi PDN của mình. Nếu cả 2 phía tham gia hội thoại đều khăng khăng giữ lập trường, quan điểm của mình thì hội thoại sẽ khó đi đến “hồi kết”. Cặp TDN của Sp1 và Sp2 sẽ lặp đi lặp lại cho đến khi ai đó bỏ cuộc và nói ra một hành vi TB. Sự lặp đi lặp lại có tính tuần hồn cặp TDN – TDN là đặc trưng cho những cuộc hội thoại tranh luận và sự tuần hoàn của cặp XL – XL là đặc trưng cho những cuộc thương lượng, mặc cả.

Đối với những trường hợp này, khi gia tăng về số lượng cặp chêm xen tỏ rõ vai trò và quyền lực của chúng trong vận động hội thoại, chúng không chỉ làm thay đổi hình thức cấu trúc hội thoại mà cịn làm cho chủ đề trao đổi được mở rộng, phát triển.

Ví dụ:

(Sau khi tham dự sự kiện về)

A1: Băng Châu hơm nay xinh như minh tinh. B1: Í, khơng dám, bạn cứ nói thế, hihi.

A2: Soi từ lúc Băng Châu đi vào đến lúc ngồi xem có giống ảnh khơng nhưng khơng ngờ xinh hơn cả ảnh.

Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh

A3: Không, không chém chút nào! A3: Ngại quá.

(Nguồn: Facebook) Ở đây, để thuyết phục B nhận lời khen, A vừa đưa ra lập luận rằng khi lần đầu tiên có cơ hội được gặp B “bằng xương bằng thịt” trong sự kiện đó, A đã để ý, quan sát B rất lâu và B đẹp hơn cả trong hình dung ban đầu của A, đồng thời khẳng định A đánh giá rất chân thực, có cơ sở, khơng hề nói q lên so với thực tế. Qua đó, Acũng nhắc lại đích của mình đã nêu ra từ đầu (bày tỏ cảm xúc trước vẻ xinh đẹp với Băng Châu và muốn Băng Châu chấp nhận lời khen đó). Giả như B có khiêm tốn từ chối lời khen thì A sẽ tiếp tục chứng minh điều mình nói cho tới khi B tin và chấp nhận lời “nịnh đầm” của A.

Mặt khác, O. Ducrot cho rằng lập luận cũng là một hành động ở lời. Tác giả đã chứng minh rằng hành vi lập luận cũng thay đổi tư cách pháp nhân của người lập luận và người tiếp nhận lập luận, rằng lập luận cũng có ý định, cũng là một hành vi quy ước và có những thể chế như những hành vi ở lời khác. Khi đưa ra một lập luận, người lập luận phải tin vào và chịu trách nhiệm về các luận cứ và kết luận mà mình đưa ra. Đối với người tiếp nhận, thì sự thay đổi về tư cách pháp nhân thể hiện ở chỗ người này đang ở trạng thái vô can chuyển sang trạng thái chờ đợi lập luận, tức chờ đợi hoặc kết luận, hoặc luận cứ.

Trong thực tế giao tiếp, ít khi ta miêu tả để miêu tả, đưa ra một lí lẽ hoặc một luận cứ để dừng ở lí lẽ, luận cứ đó. Nói ra một phát ngơn hoặc một chuỗi phát ngơn – tức là nói ra một câu hay/hoặc một chuỗi câu – một hành vi ở lời bao giờ cũng để đi tới một cái gì đó khác nữa, để đi tới một kết luận. Chỉ khi nào lời nói có kết luận thì người nói và người tiếp nhận mới cảm thấy thỏa mãn. Nói ra một phát ngơn (một câu) chưa có kết luận mà khơng nói nữa, người tiếp nhận thường cảm thấy ấm ức. (Dẫn theo [8])

Những phát ngơn khơng có kết luận là những phát ngơn “lửng lơ”, buộc người tiếp nhận cảm thấy bị thơi thúc, tị mị, có khi khơng kìm nén được phải bật ra câu hỏi: Rồi thế nào nữa? Thế thì sao?

Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh

Đặt những câu hỏi như vậy trước phát ngôn nghe được hoặc trước hành vi ở lời tiếp nhận được là biểu hiện của sự thay đổi tư cách pháp nhân của người tiếp nhận, chờ đợi sự hoàn chỉnh của lập luận mà anh ta mới nghe được một phần.

Chẳng hạn, xét trong đoạn trao đổi sau giữa một nhân viên truyền thông sản phẩm (A) với một đại diện của đơn vị báo chí (B). Bỏ qua phần chào hỏi mào đầu, chúng ta đi vào phân tích nội dung chính của hội thoại:

A1: Anh ơi, bên em sắp ra gMO Hoàng Đế. B1: Rồi sao?

A2: Thời gian Open Beta dự kiến là vào đầu tháng tới. Hiện bên em đang gấp rút hoàn thiện các khâu cuối cùng để tung sản phẩm ra thị trường.

B2: Game này có gì khác những game khác?

A3: Đây là game thuộc thể loại nhập vai chiến thuật, nhiệm vụ đa dạng, đề tài mới lạ, cốt truyện hấp dẫn. Điểm đặc biệt nhất của nó là đồ họa 2,5D, hiện chưa có game mobile nào có. Đặc biệt, tạo hình nhân vật theo lối vẽ chibi rất ngộ nghĩnh, chuyển động mượt và hỗ trợ tối đa các nền tảng. Nội dung chi tiết, em gửi trong mail, anh xem giúp em với nhé.

B3: Okie, để anh xem.

A4: Nếu anh muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm, anh có thể trải nghiệm bản Việt hóa cùng với đội bên em nhé, em sẽ cung cấp bộ cài.

B4: Ok.

(Nguồn: Skype) Hành vi dẫn nhập của A1 có hành vi ở lời trực tiếp là một thông báo: Công ty A sắp ra sản phẩm Hoàng Đế. Tuy nhiên, nhận thấy mục đích của A không đơn thuần là một thông báo và muốn A phải nêu ra cái đích đó, B đã hỏi lại: “Rồi sao?” với thái độ hơi trịch thượng vì B biết rõ vị thế của mình trong trường hợp này - là đại diện của đơn vị báo chí, được quyền đăng tải thơng tin của nhà phát hành tới bạn đọc một cách nơng hay sâu, có lợi hay khơng có lợi cho nhà phát hành.

Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh

Khi B đặt câu hỏi: “Rồi sao?”, A đã có thể bước đầu đạt được mục đích, dẫn dụ B vào “ma trận” hội thoại của mình, từ đó có cớ đưa ra những thơng tin bổ sung, giới thiệu về đặc tính, đặc điểm của sản phẩm (game này hot ra sao, cách chơi thế nào, phù hợp với đối tượng nào, các tính năng đặc sắc,...), thời gian ra mắt,… để từ đó thuyết phục “đối tác” hội thoại (cũng là đối tác truyền thơng của mình trong trường hợp này), đi đến kết luận (lời đề nghị): Em đã gửi bài viết, nhờ anh xem và đưa thông tin sản phẩm tới bạn đọc của báo hay nói cách khác là hỗ trợ về mặt đăng tải thông tin cho chiến dịch truyền thông sắp tới của bên A.

Đây chính là trường hợp sử dụng hành vi tại lời gián tiếp khi mà phát ngơn trên bề mặt và hiệu lực của nó khơng tương ứng với nhau. A đã sử dụng hành vi chủ hướng ẩn, hành vi ở lời gián tiếp để thăm dò phản ứng của B. A không đưa ra lời đề nghị ngay từ đầu mà chờ phản ứng của B rồi mới tiếp tục hành vi hội thoại của mình. Tham thoại thứ nhất của B là hành vi đáp lại đích ẩn đó.

Từ ví dụ này có thể thấy, tham thoại thứ nhất (có thể coi như là một lập luận chưa có kết luận) là điều kiện để cho hội thoại phát triển, song mốc đánh dấu hội thoại đã thực sự phát triển hay chưa phải dựa vào tham thoại hồi đáp B1 với câu hỏi: Rồi sao?, Rồi thế nào, Thế thì sao?,… Bởi nếu Nếu với thái độ khơng hợp tác, B hồn tồn có thể nói một cách khiên cưỡng rằng: “Anh khơng quan tâm” và A khơng có cơ hội nêu ra đích hội thoại hoặc buộc phải dẫn nhập cách khác để đạt được đích.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các chỉ tố liên kết báo hiệu sự phát triển chủ đề hội thoại 60 22 01001 (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)