Chỉ tố liên kết biểu thị quan hệ tƣơng phản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các chỉ tố liên kết báo hiệu sự phát triển chủ đề hội thoại 60 22 01001 (Trang 63 - 67)

Chƣơng 1 : Cơ sở lý thuyết

4. Chỉ tố liên kết biểu thị quan hệ tƣơng phản

Nhóm các chỉ tố này bao gồm: có điều, nhưng, song, tuy thế, trái lại, trong khi đó, thế nhưng, tuy nhiên, tuy vậy, thế mà,… Có thể nói, việc tạo ra sự

tương phản về nội dung là yếu tố quan trọng để mở rộng hay phát triển chủ đề hội thoại, thậm chí có khi nó cịn giúp kiến tạo nên một chủ đề mới ngay trong cuộc hội thoại. Khi người nói ở lượt lời của mình tạo ra một sự tương phản trong câu nói của mình hoặc với tình huống giao tiếp thì rất dễ “lơi kéo” người nghe ở lượt lời hồi đáp.

Ví dụ 1:

- Sáng nay em ra phố thấy loa thông báo các nhà có sách phản động phải nộp lên Đình đầu phố để đốt mình ạ.

- Cơ quan anh cũng phổ biến rồi.

- Sách phản động là sách gì?

- Nhiều loại lắm, anh cũng khơng nhớ. Hình như có cả sách kiếm hiệp.

Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh

- Anh đã ngóng mấy hơm nay rồi. Mình cứ xem kỹ lại sách của mình rồi tự quyết đốt quyển nào, giữ quyển nào.

- Nhưng giữ lại nhỡ họ khám thấy thì sao?

- Trước hết những sách nhiếp ảnh của anh là không phản động rồi. Bà Nhàn lo lắng:

- Nhưng bằng tiếng Tây, họ không hiểu, họ bảo sách phản động thì sao? Ơng Nhàn an ủi:

Thơi lo lắng nhiều thế làm gì. Hưng chuẩn bị xem lại những sách con bác cả cho nhé. Tối mai nhà mình đốt ít sách phản động ở ngoài sân.

(Những mùa lá bàng rơi – Nguyễn Quốc Hùng) Trong ví dụ này, mục đích trao đổi giữa bà Nhàn và chồng là phải xử lý những cuốn sách bị liệt vào loại sách phản động, phải đốt bỏ hết tất cả chúng. Tuy nhiên, do chưa xác định được sách cấm cụ thể là những sách nào cho nên bà Nhàn tỏ ý băn khoăn và lo lắng, do vậy một loạt câu hỏi được bà đưa ra nhằm để chồng giải thích: Nhưng giữ lại nhỡ họ khám thấy thì sao?, Nhưng bằng tiếng Tây, họ không hiểu, họ bảo sách phản động thì sao?. Hai từ nhưng đứng đầu

hai câu nói của bà Nhàn đều tạo ra mối quan hệ phản bác với phát ngơn trước đó (bác bỏ khả năng mà người nói đằng trước cho là như vậy). Từ nhưng thứ nhất có tác dụng bác bỏ việc giữ sách mà ơng Nhàn cho là có thể, từ nhưng thứ hai bác bỏ khả năng giữ được sách nhiếp ảnh của ơng Nhàn bởi nó viết bằng tiếng Tây, không phải thứ chữ quốc ngữ nên dễ bị quy là sách phản động. Tuy nhiên, hai từ nhưng đều được đặt trong câu có hành vi hỏi nên nó khơng phải sự bác bỏ hoàn toàn mà đưa ra một khả năng mới mà người nói đang băn khoan và cần sự giải đáp.

Ví dụ 2:

Bỗng Lộc chạy vội đến, ơm ghì lấy Ái vừa hơn lấy hơn để, vừa nói: - Khốn nạn, anh mất trí nghĩ đến nỗi suýt nữa anh quên con và em anh. Chàng giơ tay bắt tay Huy và nói ln:

Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh

- Nhất là có hai việc mẹ dặn, anh đều quên nói cả hai. Việc thứ nhất là đón em. Việc thứ hai là xin em cho Ái về ở với bà.

Mai nghe không hề đổi sắc mặt, dịu dàng trả lời:

- Em cũng thuận cho con anh về ở với anh và cụ án. Song, nếu anh quả quyết chia rẽ mẹ con em thì chắc em khó lịng mà sống được.

Lộc vội nói:

- Thế nào anh có định tâm chia rẽ? Anh chỉ nhắc lại lời mẹ anh xin với em. Mai rất ôn tồn:

- Em cam đoan với anh rằng ngày sau thế nào em cũng cho nó về ở với anh. Em nói câu này xin anh đừng giận, em chỉ sợ con em, nó nhiễm cái giáo dục nghiêm khắc... tàn nhẫn của cụ An...

(Nửa chừng xuân – Khái Hưng)

Song ở đây tạo ra sự chia cắt phát ngôn thành hai phần bởi sự tương phản

trong ý nghĩa nội tại của nó. Hai phần này để trả lời cho hai ý của Lộc ở phía trên. Phần đầu Mai đồng ý cho con về ở với bà và bố, còn phần sau một mặt khẳng định dứt khốt dù có bị ép buộc Mai cũng khơng theo Lộc về chung sống dưới cùng mái nhà với mẹ con Lộc, mặt khác, Mai muốn cho Lộc biết ý định của mình là việc được cơ đồng tình ở câu trước Lộc hãy chờ đợi một thời gian, để cơ chuẩn bị tâm lý cho việc đó chứ khơng nên ép buộc mẹ con rời xa nhau ngay tức thì. Vì chưa đạt được mục đích của mình mà Lộc tiếp tục thuyết phục Mai ở phía sau và Mai cũng đưa ra những lý lẽ giải thích cho quyết định của mình.

Ví dụ 3:

- Từ nãy đến giờ cậu đang làm gì ở đó vậy? Cậu bị thương ở đâu à?

- Tôi cũng không rõ nữa.

- Rốt cuộc là bị thương khi nào mà đến giờ vẫn chưa khỏi.

- Cậu định đi đâu à?

Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh

- Khơng phải cậu đã nói sự tồn tại của tôi khiến bố cậu ghét sao?

- Dù cho bố tôi phản đối, tôi cũng sẽ để cho cậu được ăn bữa cơm. Dạo này cậu gầy đi nhiều đấy! Đi thơi!

- Khơng thích. Tơi có hẹn trước rồi.

- Cậu cứ như vậy! Với ai? Ở đâu? Khi nào?

- Cùng với ai, ở đâu thì rất rõ ràng. Nhưng khi nào thì tơi lại khơng rõ. Tôi đi trước đây.

(Phim Những người thừa kế)

Dù cho đã tạo nên một sự tương phản giữa hiện thực với điều được nói

đến. Ở đây, hiện thực là bố của người nói khơng ưa bạn của con (người nghe) nên việc anh ta đến ăn cơm với gia đình là điều khó được chấp nhận, khó có khả năng xảy ra. Tuy vậy, người nói cố tình phủ định điều đó để chứng tỏ sự chân thành của mình. Đó cũng là cái cớ để người nói một lần nữa đưa ra lời mời, thúc giục cho dù vừa bị từ chối. Có thể nói, sự tương phản trong tham thoại thứ nhất là bước đệm cho hành vi tái dẫn nhập ở tham thoại tiếp theo.

Trong số các chỉ tố liên kết đóng vai trò báo hiệu sự phát triển chủ đề hội thoại thì nhóm biểu thị quan hệ tương phản tuy có số lượng ít nhất song lại có nhiều biến thể của cùng một chỉ tố nhất, bao gồm: Nhưng/Nhưng mà/Thế nhưng,

Song, Tuy, Dù/Dù cho/Dù vậy, Dẫu/Dẫu sao, Thế mà/Vậy mà. Và chúng cũng có tần số xuất hiện nhiều nhất, cụ thể:

Stt Chỉ tố Tần số xuất hiện Ví dụ 1. Nhưng/Nhưng mà/Thế nhưng

87 Ta đã nói giờ vẫn chưa phải là công ty của con. Thế nhưng, con cứ ln coi đó là cơng ty của mình.

2. Song 2 Em cũng thuận cho con anh về ở với anh và cụ án. Song, nếu anh quả quyết chia rẽ mẹ con em thì chắc em khó

Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh

lòng mà sống được.

3. Dù/Dù vậy/Dù cho

8 Dù cho bố tôi phản đối, tôi cũng sẽ để cậu được ăn bữa cơm.

4. Dẫu/Dẫu sao 6 Dẫu sao, em vẫn nhớ lời nguyện vọng cuối cùng của thầy em: là để em Huy học thành tài và trở nên người hữu dụng.

5. Thế mà/Vậy mà

5 Vậy mà tơi cịn định đưa chú lên ngồi vào vị trí phó giám đốc, chú sẽ cảm thấy nực cười đến thế nào đây?

6. Tuy 3 Tuy là vậy, em vẫn đứng về phía anh.

Tổng 111

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các chỉ tố liên kết báo hiệu sự phát triển chủ đề hội thoại 60 22 01001 (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)