Quán ngữ tình thái

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các chỉ tố liên kết báo hiệu sự phát triển chủ đề hội thoại 60 22 01001 (Trang 44 - 51)

Chƣơng 1 : Cơ sở lý thuyết

2. Các chỉ tố liên kết đa chức năng tham gia vào sự phát triển chủ đề hội thoạ

2.4. Quán ngữ tình thái

Những quán ngữ tình thái vừa tham gia biểu thị những nội dung tình thái vừa tham gia liên kết văn bản nhờ những hàm nghĩa của chúng. Vị trí thường thấy của chúng trong tiếng Việt là ở đầu câu. Nguyễn Văn Hiệp (2009) cho đó là định ngữ câu, một loại thành phần phụ của câu, đồng thời phân loại dựa trên nội dung biểu thị nghĩa tình thái của chúng. Theo đó, những qn ngữ tình thái này được chia thành ba loại: Quán ngữ tình thái biểu thị những nội dung thuộc tình thái nhận thức (Nào ngờ, thật ra, thì ra, có mà, cấm bao giờ, có lẽ, có khi,…) và quán ngữ tình thái biểu thị những nội dung thuộc tình thái đạo nghĩa (Ai lại, ai

khiến, tội gì, việc gì,…). Trong khung miêu tả của hội thoại thì những loại chỉ tố

này thường xuất hiện cùng các hành vi ở lời để phát triển chủ đề hội thoại. Luận văn tìm thấy các chỉ tố đa chức năng tham gia vào phát triển chủ đề hội thoại bao gồm: Thì ra, Cũng may, Có khi, Ai bảo, Việc gì/Việc qi gì, Tội gì.

Ví dụ 1:

A: Tôi hỏi tại sao cô lại cười nhạo tơi?

B: Khơng phải là cười nhạo, mà vì nội dung cuộc gọi của cơ trong điện thoại không giống những gì tơi nhìn thấy.

A:Cơ nghĩ tơi đang thảo luận với cơ đấy à?

B: Tơi nói lại lần nữa là không phải tôi cười nhạo. Mà tôi chỉ cảm nhận được sự đồng cảnh ngộ thơi. Thì ra khơng phải chỉ có mình tơi khơng được hoan nghênh ở nơi này. Tôi nghĩ vậy thôi.

A: Cái gì?

Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh

(Phim Những người thừa kế)

Thì ra là quán ngữ biểu thị tình thái thực hữu, đây là kiểu tình thái cho

biết điều được nói đến trong câu là hiện thực, là đúng với thực tế, và hiện thực này giúp giải thích cho một băn khoăn trước đó của người nói (điều băn khoăn này có thể được thể hiện hiển ngơn hoặc khơng).Tức ở đây, qn ngữ tình thái

Thì ra xác lập một quan hệ giải thích. Cơ gái A muốn chỉ ra cho B hiểu rằng

không chỉ mình cơ “khơng được hoan nghênh” trên đất Mỹ mới là sự thật đang diễn ra chứ khơng phải điều mà B vừa nói trong điện thoại và điều đó khiến cơ đồng cảm với B chứ không phải cười nhạo như B nghĩ.

Ví dụ 2:

- Cháu đã định đi học hay đi làm gì chưa?

- Dạ chưa, chú ạ. Hồi mới tốt nghiệp lớp 10, cháu có theo anh bạn cùng lớp xin đi đá bóng chun nghiệp.

Ơng Du nhìn ơng bà Nhàn rồi nhìn Hưng:

- Sao cháu nơng nổi thế? Đã hỏi ý kiến bố mẹ chưa? Nghề bóng đá cũng như ca hát sẽ dẫn dắt cháu đến đâu, cháu suy nghĩ kỹ chưa?

- Cũng may chú ạ, sau hai tháng tập luyện họ bảo cháu khơng có đủ khả năng phát triển, thế là cháu bị loại ra.

Ơng Nhàn lúc này mới nói thêm vào:

- Sau đó nó cịn thi vào trường Thể thao Từ Sơn nữa. Thằng này mê thể thao lắm.

Ơng Du nói đùa với Hưng:

- Chú biết rồi. Chú còn biết cháu trong đội chạy bốn trăm mét chứ gì. Chú cịn biết cháu chạy hơi thụt lùi, nhưng đội cháu vẫn được nhất chứ gì.

(Những mùa lá bàng rơi – Nguyễn Quốc Hùng)

Cũng may xuất hiện ở đầu câu nói cho biết, sự việc được nhắc đến ngay

sau nó là có thật và tốt hơn nhiều so với mong đợi của người nói. Nó tạo ra một quan hệ giải thích đối với phát ngôn ở trước. Khi nhân vật ông Du hỏi: Nghề bóng đá cũng như ca hát sẽ dẫn cháu đến đâu?tức là ông đang muốn nhấn mạnh

Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh

rằng nghề đó có tuổi thọ rất ngắn, vậy nếu theo nó thì sẽ rất vất vả về sau, cho nên ông tỏ ra ái ngại cho tương lai của Hưng nếu Hưng nhất định làm cầu thủ đá bóng. Thì khi đó Hưng đã giải thích với ơng rằng vì Hưng khơng đáp ứng được yêu cầu nghề nghiệp nên đã bị loại rồi, ơng đừng lo lắng thêm nữa.

Ví dụ 3:

A: Chúc mừng sinh nhật tình u nhé! Tiện thể nhắc ln là tuổi này lấy chồng đẹp đấy.

B: Thanks em. Tới nữa không đẹp anh cũng lấy.

A: Kệ em! Nhưng nói chung là anh thèm cỗ cưới của dân 48 rồi nên đi đâu cũng giục.

B: Mày giục em An í. Nghe bẩu em í cũng đang lập đề án về việc chống lầy dữ lắm.

A: Đứa nào cũng bị thúc đít hết á! Cịi ai to cứ vượt đi nhá đừng có đợi nhau. B: Có khi anh em mình phải làm bữa trà hoa để đàm đạo về vấn đề thúc giục và giải pháp chống thúc giục Ngọc ạ.

A: Thứ 7 này nhá!

B: Duyệt. Thứ 7 nhá. Buổi nào?

A: Từ 12h – 4h anh đi lúc nào cũng được. Gọi An nữa nha! B: Ukie, chốt khung giờ đó nhé. Cụ tỉ anh alo sau.

(Nguồn: Facebook)

Có khi là qn ngữ tình thái khơng thực hữu, đây là loại qn ngữ không

khẳng định cũng không phủ định hồn tồn điều được nói đến trong câu mà nó nêu ra một khả năng. Ở đây, B đưa ra một lời gợi ý về một buổi hẹn với giả định rằng chủ đề đang được nói tới bên trên (lấy chồng) chỉ có thể đi đến hồi kết nếu hai bên gặp nhau ở quán trà hoa nào đó và tiếp tục tranh luận về nó, tất nhiên có cả sự tham gia của nhân vật thứ ba tên An.

Ví dụ 4:

- Chủ đề chính của buổi họp chính là giám đốc Kim Won của công ty xây dựng Jeguk bị bãi nhiệm.

Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh

- Bố vừa nói gì ạ?

- Ứng viên cho vị trí của con, chính là Yoon Jae Ho. Trưởng phòng Yoon, cũng đã tới lúc được giao cho một công ty con rồi.

- Bố!

- Thấp giọng xuống. Ở bên ngồi có nhiều đơi tai đang nghe lắm.

- Con… đã thay đổi toàn bộ thành viên của ban điều hành rồi vậy mà đơn xin cách chức vẫn có thể gửi tới đại hội cổ đơng. Tất cả những giám đốc mà con đề đạt, lại đồng ý thông qua quyết định bãi chức con sao?

- Ai bảo con tự ý thay đổi ban điều hành? Và không thèm hỏi ý kiến của ta câu nào. Tất cả, đều là những người đã theo ta hàng chục năm nay. Cũng tới lúc ta báo đáp cho họ sự tín nhiệm của họ rồi.

- Vậy cịn con thì sao? Vốn dĩ cũng chẳng cịn nhỏ tuổi gì, vậy mà vẫn như một đứa trẻ để bố điều hành chỉ đạo từ phía sau. Bây giờ con đã là một giám đốc bù nhìn rồi, rốt cuộc lý do gì khiến bố phải làm thế này chứ?

(Phim Những người thừa kế) Đây là cuộc nói chuyện giữa người bố là chủ tịch Tập đoàn Jeguk và người con hiện đang là Giám đốc. Ở câu đầu tiên, người bố không chỉ đưa ra thông báo về nội dung cuộc họp cổ đơng sắp tới mà cịn muốn nhắc nhở, cảnh cáo đối với con mình về cái giá phải trả khi làm việc mà chưa được phép. Việc “tự ý thay đổi ban điều hành” chính là biểu hiện của việc lộng quyền đó. Ai bảo là quán ngữ biểu thị nội dung tình thái đạo nghĩa, cho biết hành động được nhắc đến trong câu là khơng được phép. Ở trong hội thoại này, đó là dấu hiệu giúp xác lập mối quan hệ có tính giải thíchgiữa các câu, khơng chỉ giải đáp cho thắc mắc của người con ở câu liền trước mà còn tiến tới đưa ra lý do lý giải cho sự việc được thông báo ở câu đầu tiên (bãi nhiệm chức danh Giám đốc của người con). Cũng chính vì tính chất được phép hay khơng được phép mà giao tiếp giữa người bố và người con ở đây mang tính ép buộc – phản kháng. Trong khi người bố ngầm yêu cầu con mình chỉ được làm những điều trong khuôn khổ, giới hạn

Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh

cho phép, nếu vượt ra khỏi đó sẽ phải tự lĩnh hậu quả thì người con khơng chỉ chống đối bằng hành động, thái độ mà cịn bằng cả lời nói. Đối thoại của hai cha con không đạt được một sự thương lượng nào, đó là lý do hội thoại tiếp diễn dù là khơng mong muốn.

Ví dụ 5:

- Thế nào, chị Loan đã biết tin cô Minh Nguyệt tự tử chưa? Loan đáp:

- Tôi biết rồi, biết trước khi họ đăng báo, vì tơi có quen cơ ta. Khốn nạn, việc quái gì mà phải tự tử. Mẹ chồng ác thì về nhà bố mẹ mà ở, tội gì rước khổ vào thân rồi đến nỗi tự tử.

Thảo nhìn bạn mỉm cười:

- Chị nói dễ q. Cịn chồng, cịn con... Loan ngắt lời:

- Cơ ấy chưa có con.

- Vâng thì cơ ấy chưa có con. Nhưng cịn chồng... con gái đã bỏ chồng là mất cả một đời rồi cịn gì. Mẹ chồng ghét, chồng bênh mẹ đuổi đi, cô Minh Nguyệt cho đời mình là hết hy vọng.

Loan nói:

- Việc gì mà hết hy vọng. Mẹ chồng ác thì đi chỗ khác mà ở, chồng ghét thì lại càng nên đi lắm. Khổ là vì cứ tưởng mình là thân con gái thì phải lấy gia đình chồng làm gia đình mình, nếu mất gia đình ấy là đời mình bỏ đi. Sao lại thế được. Mình sống, muốn sống thì khơng thể một mình mình sống được sao, nếu cái gia đình kia khơng cho mình được sung sướng. Sao đàn ông họ bỏ vợ này lấy vợ khác lại là sự thường.

Thảo thấy bạn nói có vẻ giận dữ, mỉm cười đáp:

- Chị đã biết ở xã hội mình, lấy chồng là lấy cả gia đình nhà chồng. Nếu khơng muốn thế thì chỉ có một cách là khơng lấy chồng nữa hay là chọn người nào khơng có gia đình mà lấy.

Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh

(Đoạn tuyệt – Nhất Linh)

Việc gì và tội gì đều thuộc quán ngữ tình thái đạo nghĩa. Ở câu trên, việc quái gì là một biến thể của tình thái ngữ “việc gì”, nhằm nhấn mạnh thái độ của

người nói. Cùng với “tội gì” ở câu sau, chúng đã xác lập nên một quan hệ tương phản giữa những điều được nói đến, ở đây là: Nếu là vì lý do mẹ chồng ác thì có thể dọn về nhà bố mẹ đẻ ở, và đáng ra như vậy thì khơng cần phải tự tử cho khổ.Trong hội thoại này, Loan đã mở ra hướng phát triển cho câu chuyện bằng cách đưa ra quan điểm cá nhân của mình về việc Minh Nguyệt tự tử.

Vai trị của “việc gì”ở phía sau về mặt liên kết cũng vậy, nó tạo nên quan hệ tương phản giữa câu trước với câu sau, nếu mẹ chồng và chồng khơng tốt, có thể dọn đi chỗ khác, khơng nên vì vậy mà mất đi hy vọng. Khi nói như vậy, Loan đang phản bác lại ý kiến của Thảo ở câu trước. Và đó là “cái cớ” để cơ tiếp tục đưa ra cách nhìn nhận của mình đối với cuộc sống: cuộc sống của mình là do mình tự quyết định, tại sao phải phụ thuộc vào người khác, nếu sống như vậy thì đó mới là khổ.

3. Tiểu kết

Qua việc khảo sát tư liệu, chúng tôi nhận thấy chỉ tố liên kết đa chức năng khi tham gia phát triển chủ đề hội thoại bộc lộ một số tính chất sau:

-. Chỉ tố liên kết thường khơng tự mình tạo nên sự phát triển cho hội thoại nói chung và chủ đề hội thoại nói riêng mà nó phải kết hợp hoặc xuất hiện cùng cặp chêm xen hoặc hành vi tại lời nào đó. Trừ nhóm qn ngữ tình thái, độc lập hơn về mặt ý nghĩa và có sắc thái khá rõ ràng nên có thể tự mình độc lập tạo nên sự phát triển chủ đề của hội thoại, cịn các nhóm khác (đại từ hồi chỉ, khứ chỉ; phó từ chỉ thời, thể và tiểu từ tình thái cuối câu) thường phải phụ thuộc vào hành vi ngơn ngữ của chính tham thoại chứa nó và liền sau nó.

- Về vị trí trong câu, các chỉ tố liên kết báo hiệu sự phát triển chủ đề thoại có thể đứng ở đâu, ở cuối hoặc giữa câu. Tùy thuộc nhiệm vụ, chức năng của chúng ở trong câu là gì mà có vị trí tương ứng phù hợp. Nhóm đại từ hồi chỉ, khứ chỉ và phó từ chỉ thời, thể xuất hiện ở giữa câu. Nhóm tiểu từ tình thái cuối

Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh

câu đúng như tên gọi của nó, ln đứng ở cuối câu. Cịn nhóm qn ngữ tình thái thường đứng ở đầu câu, nếu ở vị trí khác trong câu, thì đó là ở đầu của một vế câu. Về điểm này, cũng sẽ nhận thấy sự tương đồng ở nhóm các chỉ tố đơn chức năng sẽ khảo sát ở chương sau, đó là những chỉ tố đứng ở đầu câu, như một từ nối thì vai trị và ý nghĩa của chúng trong phát triển chủ đề hội thoại cũng rõ ràng, dễ nhận ra hơn.

- Về mặt cấu tạo thì những chỉ tố này tồn tại ở hai dạng cơ bản đó là từ và ngữ. Riêng nhóm qn ngữ tình thái thì các nhóm cịn lại là đại từ hồi chỉ, khứ chỉ cùng với phó từ chỉ thời, thể và tiểu từ tình thái cuối câu đều là từ.

- Với cùng một từ hoặc một ngữ, khi tham gia vào phát triển chủ đề hội thoại, tùy thuộc vào ngữ cảnh và mơ hình, tính chất hội thoại khác nhau mà các chỉ tố này có sự biểu hiện khác nhau về mặt ý nghĩa.

Chƣơng 3: Chỉ tố liên kết đơn chức năng với việc phát triển chủ đề hội thoại

Chỉ tố liên kết đơn chức năng được nhận ra ở tính chuyên dụng của nó trong việc liên kết văn bản. Có nhiều cách gọi khác nhau cho các yếu tố này, song để đơn giản hóa về mặt tên gọi, chúng tơi xin gọi chung chúng là các chỉ tố liên kết đơn chức năng như tác giả Nguyễn Văn Hiệp (2009). Xét về mặt nội dung, ý nghĩa, đây là những tác tử biểu thị những mối quan hệ logic – ngữ nghĩa giữa các câu.

Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh

Căn cứ vào đó, các chỉ tố này được chia thành 5 nhóm chính: Nhóm biểu thị quan hệ về trình tự thời gian, nhóm biểu thị quan hệ nhân – quả, nhóm biểu thị quan hệ giải thích, nhóm biểu thị quan hệ tương đồng và nhóm biểu thị quan hệ tương phản.

Qua thực tế xử lý tư liệu, chúng tôi nhận thấy rằng có 4 nhóm chỉ tố đơn chức năng tham gia vào việc phát triển chủ đề hội thoại. Tuy nhiên, vì lý do thời gian nên chúng tơi không thể khảo sát hết tất cả các trường hợp cụ thể, mà chỉ phân tích, minh họa bằng một số chỉ tố đại diện cho mỗi nhóm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các chỉ tố liên kết báo hiệu sự phát triển chủ đề hội thoại 60 22 01001 (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)