Tiểu từ tình thái cuối câu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các chỉ tố liên kết báo hiệu sự phát triển chủ đề hội thoại 60 22 01001 (Trang 42 - 44)

Chƣơng 1 : Cơ sở lý thuyết

2. Các chỉ tố liên kết đa chức năng tham gia vào sự phát triển chủ đề hội thoạ

2.3. Tiểu từ tình thái cuối câu

Do nội dung thơng tin mà tiểu từ tình thái cuối câu biểu thị là gắn với tình huống giao tiếp hoặc thể hiện những mối liên hệ giữa phát ngôn này và phát ngơn khác nên những tiểu từ này có thể vừa tham gia biểu thị tình thái mục đích phát ngơn, vừa có tác dụng liên kết văn bản.

Thuộc nhóm này có tiểu từ tình thái "mà", khi ở trong hội thoại nó tạo nên một quan hệ ngữ nghĩa đối lập, thể hiện sự băn khoăn hoặc bác bỏ ý kiến của tham thoại phía trước, buộc người nói trước đó phải đưa ra lý lẽ để giải thích hoặc thuyết phục. Chính điều đó làm cho hội thoại phát triển.

Ví dụ 1:

Hưng lại nằm xuống, Nhà vẫn tối om. Hưng vẫn khơng ngủ được, nhìn ra ngồi sân. Dưới ánh trăng hạ tuần, Hưng vẫn nhìn thấy mờ mờ con ma giang tayđung đưa theo gió, thỉnh thoảng lại có tiếng “soạt” một cái như bước chân người. Hưng lại ngồi nhỏm dạy, lay lay ơng già nói thì thầm:

Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh

Hưng chỉ cái bóng ngồi sân, ơng già nhổm dạy, cả hai ơng Nhàn và ông Như Lai cũng ngồi dạy. Hai ông nghĩ chắc rằng thằng bé nhìn thấy ma thật chăng… Bỗng ông già cười phá lên:

- Để ông ra bắt ma cho cháu Hưng nhé.

Ông già chạy ra cuối sân, mang vào chiếc áo nâu mặc đi làm đồng, treo trên chiếc que, giang hai ống tay ra.

- Ma đây này. Ma bẩn quá ông giặt phơi, quên lấy vào.

(Những mùa lá bàng rơi – Nguyễn Quốc Hùng) Tiểu từ tình thái “mà” có ý nghĩa khái qt là khẳng định một điều gì đó trong tình huống có sự khác biệt hay ngầm ẩn có sự khác biệt với một ý kiến khác. Ở ví dụ trên, trong lượt lời đầu tiên giữa Hưng và nhân vật “ơng” thì có hai ý kiến trái ngược nhau, trong khi Hưng muốn chỉ cho ơng biết là “có ma” thì ơng lại trấn an cháu mình bằng cách khẳng định “làm gì có ma” tức là “khơng có ma”. Nhưng Hưng có lý do để tin vào nhận định của mình, bằng thính giác và thị giác Hưng cảm thấy điều mình nói là đúng nên cố thuyết phục ông cũng tin vào điều đó, hay chí ít là muốn ơng xác thực giúp điều mình đang nghĩ tới. Vì vậy, trong tham thoại tiếp theo, Hưng đã tái dẫn nhập lại đích của mình bằng cách phủ định lại lời của ông đằng trước, “mà” ở trong câu biểu thị một nội dung phản bác giúp Hưng tạo lập một hành vi mới. Và điều đó khiến nhân vật tiếp nhận câu nói phải tiếp tục có hành vi hồi đáp.

Ví dụ 2:

- Lại đây cháu, Sói con. Kể cho cơ nghe chuyện đánh nhau nào. Vũ ấp úng:

- Dạ… Dạ… Hưng vật nhau với thằng Nuôi ạ.

- Thằng Nuôi nào?

- Thằng Nuôi trên đầu phố, con nuôi ông Tây ấy ạ.

- À thằng nuôi con ông Franh phải không? Sao lại đánh nhau? Thằng ấy ngoan lắm mà.

Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh

Với việc sử dụng từ tiểu từ tình thái mà trong câu nói, người nói khẳng định một thực tế khác hẳn với điều đang xảy đến đó là việc con trai bà và thằng Nuôi (vốn được biết đến là rất ngoan) đánh nhau bởi thơng thường chỉ có trẻ hư hay vì một lý do đặc biệt nào đó mới đánh nhau và bà đang mong đợi Vũ nói cho bà biết điều đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các chỉ tố liên kết báo hiệu sự phát triển chủ đề hội thoại 60 22 01001 (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)