NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bước đầu tìm hiểu những liên hệ về âm và nghĩa trong vốn hình tiết tiếng Việt (Trang 36 - 39)

CHƢƠNG 2 CƠ SỞ DỮ LIỆU

2.2. NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI

2.2.1. Dựa trên tiêu chí độc lập tạo thành từ, hình tiết tiếng Việt đƣợc phân làm hai loại:

- Loại 1: hình tiết độc lập - từ đơn.

- Loại 2: hình tiết phụ thuộc (khơng độc lập) - từ tố.

Trong luận văn này chúng tơi cũng theo tiêu chí này để phân loại các hình tiết. Các hình tiết loại 1 sẽ đƣợc khảo sát trong sự tƣơng ứng với hình tiết

loại 1; hình tiết loại 2 sẽ đƣợc khảo sát trong sự tƣơng ứng với các hình tiết loại 2.

2.2.2. Các yếu tố trong các cặp/nhóm đối ứng về âm và nghĩa nhƣ vậy lại đƣợc xác định (nếu có thể) về vị trí - tƣ cách các yếu tố để đƣa chúng về hai nhóm. Trong đó yếu tố/các yếu tố thuộc nhóm A có những đặc tính cơ bản sau:

- Là những đơn vị đƣợc sử dụng phổ biến trong giao tiếp hiện đại một cách hết sức tự nhiên trong ngơn ngữ có văn hố (ngơn ngữ phổ cập) và trung hồ về phong cách.

- Thƣờng xuất hiện trong các văn bản, các diễn ngơn có tính chất chính thức.

- Có các cấu trúc ngữ nghĩa tƣờng minh, thƣờng bộc lộ nét nghĩa chính – nghĩa đen.

- Thƣờng hƣớng tới việc định danh/gọi tên sự vật, hiện tƣợng, quá trình… theo tâm thức chung của ngƣời Việt.

Vì vậy, các từ , hình tiết thuộc nhóm A thƣờng xuất hiện trong các từ điển phổ thơng với tƣ cách là các mục từ chính (hoặc nằm trong các mục từ chính), đƣợc định nghĩa một cách chi tiết và có ví dụ. Nhƣ vậy các hình tiết và các từ ngữ này đƣợc ngầm định là các yếu tố thuộc về tiếng Việt Văn hoá.

Ngƣợc lại, các yếu tố thuộc nhóm B là những yếu tố có các thuộc tính: - Đƣợc sử dụng không phổ biến, không tự nhiên, không xuất hiện thƣờng xuyên trong các văn bản chính thức, thƣờng chỉ xuất hiện trong khẩu ngữ và khi tiếp nhận văn bản và diễn ngôn ngƣời tiếp nhận thƣờng có ấn tƣợng về đặc tính cổ và sắc thái điạ phƣơng của các yếu tố đó.

- Là những yếu tố rất hạn chế về khả năng kết hợp.

- Có cấu trúc ngữ nghĩa không tƣờng minh, thƣờng mang ý nghĩa phong cách, mang ý nghĩa phụ, phái sinh.

Trong tiến trình về định danh theo tâm lý ngƣời Việt những yếu tố thuộc nhóm này thƣờng mang thêm những nét nghĩa bổ sung tính chi tiết và cụ thể hố.

Chính vì vậy, trong các loại từ điển tiếng Việt phổ thông chúng đƣợc coi nhƣ là các biến thể của các mục từ chính (khơng đƣợc định nghĩa, khơng có ví dụ hoặc đƣợc dùng ký hiệu chuyển chú sang các mục từ chính). Các từ ngữ thuộc nhóm này mang đặc điểm của vốn từ khơng chính thức, là yếu tố thuộc nhóm từ ngữ địa phƣơng; là những yếu tố thuộc từ ngữ của các thể loại phong cách nhất định (khơng trung hồ về phong cách); là những yếu tố cũ rất ít đƣợc sử dụng thậm chí khơng cịn nhu cầu sử dụng nữa.

Ngồi ra, có những đơn vị là tên gọi của những sản vật văn hố của một vùng, miền nhất định nào đó mà những vùng miền khác khơng có nên nó tất yếu trở thành yếu tố đƣợc phổ biến, mang tính tồn dân, ví dụ: mãng cầu, mảng cầu, sầu riêng, măng cụt... Hoặc có những yếu tố xuất phát từ một

phƣơng ngữ để gọi tên trạng thái, tính chất... nào đó của sự vật, hiện tƣợng mà trong lớp từ vựng tồn dân khơng có. Ví dụ, chỉ tính chất rắn (không thể nấu nhừ) của hạt đậu ở phƣơng ngữ Trung bộ có hai từ nhọn, dọn. Hoặc có những yếu tố thuộc lớp từ cũ, kết hợp hạn chế, ít dùng song lại khơng có yếu tố tƣơng đƣơng đƣợc sử dụng phổ biến trong giao tiếp hiện đại, ví dụ: chỉ hành động phơi một cái gì đó ra nắng có hai từ dan, dang, chỉ hành động phải cố

gắng làm một cái gì đó có hai từ rán và ráng... Đối với những trƣờng hợp

nhƣ vậy cần phải có sự quy định lại xem chúng thuộc nhóm A hay B.

Nhƣ vậy, khi phân loại các cặp/nhóm yếu tố có mối liên hệ về âm và nghĩa thành bất biến thể và biến thể sẽ có một số các trƣờng hợp sau xảy ra:

- Trƣờng hợp 1: 1 yếu tố thuộc nhóm A ứng với 1 yếu tố thuộc nhóm B - Trƣờng hợp 2: 1 yếu tố thuộc nhóm A ứng với hơn 1 yếu tố thuộc nhóm B

- Trƣờng hợp 3: khơng có yếu tố thuộc nhóm A song có 2 hoặc hơn 2 yếu tố thuộc nhóm B

- Trƣờng hợp 4: khơng có sự phân biệt các yếu tố với tƣ cách là thành viên của nhóm nào

Nhƣ vậy, các hình tiết đƣợc lựa chọn làm tƣ liệu sẽ đƣợc phân thành hai nhóm lớn: hình tiết độc lập và hình tiết phụ thuộc. Hình tiết độc lập sẽ đƣợc xem xét trong sự đối ứng với hình tiết độc lập và hình tiết phụ thuộc sẽ đƣợc xem xét trong sự đối ứng với hình tiết phụ thuộc. Đó là sự đối ứng giữa các yếu tố thuộc nhóm A với các yếu tố thuộc nhóm B (nếu có sự phân nhóm); hoặc giữa các yếu tố thuộc nhóm B với nhau (đối với các trƣờng hợp khơng tồn tại yếu tố thuộc nhóm A hoặc khơng có sự phân nhóm). Ngồi ra, các hình tiết độc lập cịn đƣợc xem xét trong sự đối ứng với các hình tiết phụ thuộc khơng hồn tồn (có khả năng độc lập, song tồn tại nhƣ những từ tố).

2.2.3. Các cặp/nhóm đối ứng yếu tố thuộc nhóm A (các) yếu tố thuộc nhóm B đƣợc phân loại trên cơ sở hình thức - các tƣơng ứng ngữ âm: tƣơng ứng âm đầu, tƣơng ứng phần vần và tƣơng ứng thanh điệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bước đầu tìm hiểu những liên hệ về âm và nghĩa trong vốn hình tiết tiếng Việt (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)