Kết hợp yếu tố truyền thống và hiện đại trong xây dựng gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp yếu tố truyền thống và hiện đại trong xây dựng gia đình văn hóa vùng ven đô ngoại thành hà nội hiện nay (Trang 52 - 63)

1.2. Mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong xây dựng gia đình văn

1.2.2.Kết hợp yếu tố truyền thống và hiện đại trong xây dựng gia đình

văn hóa ở nước ta hiện nay - Tính tất yếu và những nội dung chủ yếu

1.2.2.1. Tính tất yếu và nguyên tắc kết hợp giữa truyền thống với hiện đại trong xây dựng gia đình văn hóa ở nước ta hiện nay

Một là: Tính biện chứng (tính liên tục) trong quá trình phát triển của sự vật hiện tượng trong xã hội

Dân tộc nào cũng có truyền thống, có quá khứ. Biến đổi là quy luật của đời sống, hay như người ta nói là "chìa khóa" của sự tiến bộ. Nhưng biến đổi không phải bao giờ cũng đồng nghĩa với tiến bộ, cũng như vận động không phải bao giờ cũng đi tới phía trước. Sự biến đổi, vận động, tiến hóa hay phát triển không có nghĩa là xóa bỏ hết cái cũ. Bởi vì truyền thống luôn có mặt ở hiện tại, cái cũ luôn có mặt trong xã hội hiện tại. Đó là tính liên tục của đời sống xã hội. Việc không giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại ở một số quốc gia trong quá trình tiến lên hiện đại hóa là nguyên nhân cơ bản gây nên "sự đứt đoạn" trong tính liên tục của đời sống xã hội, gây ra không biết bao nhiêu sự đổ vỡ trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên, làm mai một đi bản sắc dân tộc, làm hủy hoại nghiêm trọng môi trường xã hội và môi trường sinh thái. Những căn bệnh xã hội của phương Tây, nhất là Mỹ, Anh... như ly dị tràn lan, sinh con ngoài giá thú, ma túy, bạo lực, tình

dục bừa bãi... theo cựu Thủ tướng Singapore Goh Chok Jong, "là hậu quả trực tiếp của việc gia đình không còn tác dụng. Khoảng 20 đến 25% trẻ em Mỹ và Anh đến trường không phải để học tập mà để đánh nhau và hại nhau. Thầy cô giáo không thể kiểm soát được chúng. Ở Mỹ nhiều sinh viên mang súng đến trường và bắn nhau [34, tr.15].

Sự xa rời các giá trị truyền thống có nguy cơ dẫn đến sự suy đồi đạo đức trong quan hệ gia đình và xã hội. Truyền thống là một yếu tố động. Nó có thể biến đổi để tạo ra truyền thống mới, sự biến đổi của truyền thống cho phù hợp với yêu cầu của thực tại gọi là "cách tân". Trong nền văn hóa cũng như trong truyền thống của dân tộc bao giờ cũng có hai thành phần: Những thành phần biến đổi và những thành phần ít biến đổi, còn gọi là cái biến đổi và cái ổn định. Cái biến đổi là cái sẽ phải thay đổi hoặc mất đi trong thời gian, là cái đã bị thời gian vượt qua, không còn phù hợp với cuộc sống mới, con người mới, nền văn hóa mới. Nó bị xem là lạc hậu, lỗi thời, cản trở bước tiến của xã hội, cản trở sự cách tân. Còn cái ổn định là cái vượt thời gian, cái phù hợp với cả xã hội cũ và xã hội mới. Nó tạo nên bản sắc riêng của nền văn hóa dân tộc, đóng góp vào nền văn hóa chung của nhân loại. Nếu ta đem đối chọi cái hiện đại với cái ổn định, thì chẳng những không tạo ra cái cách tân, mà còn làm tổn hại đến tính liên tục của đời sống xã hội trong sự chuyển tiếp từ truyền thống đến hiện đại.

Trong lĩnh vực văn hóa gia đình thường có sự nhầm lẫn, sự ngộ nhận của một số người khi đem đối lập cái quá khứ với cái hiện tại. Do đó, những gì của nền văn hóa gia đình cũ thường bị gộp vào một loại để phê phán mà không phân biệt đâu là cái ổn định, đâu là cái biến đổi. Như vậy vô hình chung đã đoạn tuyệt, đã cắt đứt với truyền thống. Ai cũng nói đổi mới, nhưng cái gì là cũ, cái gì là mới. Cái mới có khi là cái cũ đã bị lãng quên. Còn có nhiều cái cho là mới thì đôi khi lại là cái xa lạ, không phù hợp với sự phát triển tự nhiên của cuộc sống. Như vậy, truyền thống luôn luôn và nhất thiết phải có mặt ở hiện tại. Đó là tính liên tục của đời sống xã hội. Văn hóa gia đình càng không thể xa rời truyền thống. Vấn đề chỉ còn là ở chỗ khai thác và xử lý những di sản của gia đình truyền thống như thế nào trong gia đình hiện đại?

Tiếp thu và kế thừa những di sản của gia đình truyền thống, nghĩa là đã gạn đục khơi trong, chỉ hướng vào các yếu tố ổn định của gia đình truyền thống mà thôi. Trong gia đình, rất nhiều giá trị truyền thống đã được thử thách: Sự coi trọng gia đình và huyết thống, dòng tộc, được thể hiện ở tinh thần trách nhiệm, sự gương mẫu của cha mẹ trước con cái, hành vi kính trên nhường dưới, kính già yêu trẻ, con cháu hiếu thảo, hiếu thuận với ông bà cha mẹ; anh em đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau; lòng thủy chung và tình nghĩa vợ chồng... tất cả những đức tính này đã có từ ngàn xưa ở người Việt Nam. Đó là những di sản quý báu cần phải được bảo vệ và tăng cường. Cần phải bồi dưỡng cho thế hệ trẻ thấm nhuần những truyền thống này.

Hai là: Thực trạng biến đổi các giá trị gia đình truyền thống trong thời gian qua (tích cực và tiêu cực)

Do tác động của toàn cầu hóa, của cách mạng khoa học công nghệ, của cơ chế thị trường... giá trị của gia đình Việt Nam đang có nhiều biến đổi theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực:

Một mặt: Sự phát triển kinh tế, những thành tựu vượt bậc của cách mạng

khoa học công nghệ và cùng với đó là hàng loạt các phát minh, sáng chế... đã và đang tạo điều kiện để thỏa mãn ngày càng cao các nhu cầu vật chất và tinh thần khác nhau của các thành viên trong gia đình. Có thể coi đây là một cơ sở quan trọng để tạo nên sự đồng thuận, gắn bó giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Hơn nữa, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cũng dẫn tới sự gia tăng ảnh hưởng của lối sống gia đình các nước phương Tây vào gia đình Việt Nam hiện nay. Đối với các gia đình phương Tây, sự bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình và sự tôn trọng lợi ích cá nhân thường được coi trọng hơn so với các gia đình truyền thống phương Đông, trong đó có Việt Nam.

Mặt khác, gia đình Việt Nam hiện nay cũng đang đứng trước những thách

thức không nhỏ và có nguy cơ mất đi tính bền vững vốn có, với những biểu hiện cụ thể sau:

Về cấu trúc gia đình: Trước đây, gia đình Việt Nam thường là gia đình

thống gia đình, bởi lẽ cùng sống chung trong một gia đình như vậy, các thế hệ có cơ hội quan tâm, chăm sóc lẫn nhau nhiều hơn, sợi dây tình cảm vì thế sẽ có cơ sở bền chặt hơn, giáo dục con cái do đó mà cũng thuận lợi hơn.

Nhưng ngày nay, số gia đình nhiều thế hệ sống chung dưới một mái nhà ở nước ta đang ngày càng ít dần, nhất là ở các thành phố. Nhiều gia đình Việt Nam hiện nay đã gần giống với gia đình ở các nước phương Tây, tức chủ yếu là gia đình hạt nhân, chỉ có hai thế hệ cha mẹ và con cái. Hầu như các cặp vợ chồng nào sau khi kết hôn cũng muốn ở riêng để được tự do, được quyền quyết định mọi việc theo ý mình mà không phải chịu sự giám sát của ông bà, cha mẹ. Thậm chí có những cặp vợ chồng nhất quyết ở riêng để thoái thác nghĩa vụ mà theo đạo lý họ phải thực hiện đối với các thành viên khác của gia đình. Nếu không có điều kiện ở riêng được, nhiều cặp vợ chồng đòi hỏi có một không gian độc lập cho họ.

Thực ra đây là một nhu cầu chính đáng, nhưng điều đáng nói là ở chỗ trên thực tế có rất nhiều người đã tuyệt đối hóa quyền độc lập tự do của mình, coi nhẹ việc gặp gỡ, trò chuyện thân mật với các thành viên khác trong gia đình. Quan hệ gia đình trở nên lỏng lẻo, tình cảm phai nhạt. Chính vì vậy mà nhiều bậc cha mẹ cảm thấy buồn bã, tủi thân, thậm chí hẫng hụt hay bị sốc khi con cái lập gia đình. Nhiều hiện tượng con cái không coi trọng bố mẹ, bỏ mặc bố mẹ trong sự cô đơn thiếu thốn, cố ý đẩy họ vào các viện dưỡng lão... không phải hiếm gặp. Đây rõ ràng là một thực trạng không tích cực, đi ngược lại truyền thống coi trọng đạo hiếu trong gia đình của dân tộc Việt Nam.

Về lối sống trong gia đình: Do tác động tiêu cực của cơ chế thị trường,

của toàn cầu hóa, các mối quan hệ tiền bạc, mua bán đang thâm nhập vào các quan hệ gia đình, giữa những người thân trong gia đình. Chủ nghĩa thực dụng, cá nhân, ích kỷ, vụ lợi... phát triển, dẫn đến rất nhiều các vụ kết hôn và ly hôn với những lý do không chính đáng. Vì theo đuổi công danh và những ham muốn vật chất khác mà không ít cặp vợ chồng ngày càng ít quan tâm đến nhau và ít quan tâm đến con cái. Khái niệm quan tâm và có trách nhiệm cũng được nhiều gia

chỉ cần tạo lập một cuộc sống vật chất đầy đủ cho vợ con là đã hoàn thành xuất sắc trách nhiệm của mình, còn việc quan tâm, chăm sóc về tình cảm chỉ là chuyện nhỏ, không đáng phải bận tâm. Mặt khác, lối sống tự do và đề cao nhu cầu cá nhân theo kiểu phương Tây dẫn đến quan hệ tình dục trước hôn nhân một cách bừa bãi ở không ít thanh niên. Do chịu ảnh hưởng của cách mạng tình dục ở các nước Tây Âu những năm 1960 - 1970, họ coi tình dục như một thứ nhân quyền. Hiện tượng này đương nhiên trái với tâm lý truyền thống là coi trọng hôn nhân và gia đình, trái với đạo đức truyền thống của người Việt Nam. Lối sống phóng túng còn thể hiện ngay cả các cặp vợ chồng đã kết hôn. Cũng từ đấy, hiện tượng ly hôn, ly thân đang ngày một gia tăng, đe dọa sự bền vững của gia đình Việt Nam hiện nay. Đáng lo ngại hơn là lối sống của các bậc cha mẹ cũng như hậu quả của ly hôn, ly thân đang có tác động xấu đến việc hình thành nhân cách con cái. Chính vì vậy mà trong những năm gần đây, hiện tượng trẻ em bỏ nhà đi lang thang, nghiện hút và phạm tội đang gia tăng đến mức báo động.

Về phương pháp giáo dục trong gia đình: Phương pháp giáo dục trong gia

đình cũng đang có những thay đổi. Nhiều bậc cha mẹ cho rằng chỉ cần đáp ứng đầy đủ tất cả những nhu cầu của con cái là chúng sẽ biết ơn, không cần biết nhu cầu đó có chính đáng hay không. Thực tế cho thấy nhiều trẻ em được chiều quá mức lại sinh hư hỏng, mải chơi, lười nhác... Chúng ít được giáo dục về lòng biết ơn, về đạo hiếu với ông bà, cha mẹ, về cách cư xử lễ phép, tôn trọng người lớn tuổi. Sự lơ là của các bậc cha mẹ trong trách nhiệm gần gũi, uốn nắn, giáo dục con cái, cộng với sự xâm nhập của nhiều sản phẩm văn hóa không lành mạnh đang đe dọa chất lượng giáo dục gia đình hiện nay. Thêm vào đó, sự bùng nổ của công nghệ thông tin trong xu hướng toàn cầu hóa dẫn đến con cái thành thạo hơn bố mẹ trong một số lĩnh vực như: Tin học, ngoại ngữ... từ đó dẫn tới tâm lý xem thường bố mẹ, coi ý kiến của cha mẹ là lạc hậu, không chấp nhận sự giáo dục của cha mẹ, nền nếp, kỷ cương trong gia đình do đó cũng bị lung lay.

Mặt trái của cơ chế thị trường cùng với ảnh hưởng của lối sống thực dụng phương Tây đang gặm nhấm những giá trị vốn vẫn được coi là thiêng liêng của gia đình truyền thống. Thế lực của đồng tiền, những quyền lực vật chất đang chi

phối mạnh mẽ, thậm chí chà đạp lên đạo lý thông thường, đẩy một số gia đình hoặc thành viên của gia đình vào con đường tội lỗi. Sự biến đổi các giá trị gia đình trong thời gian qua đưa tới sự cần thiết liên hệ truyền thống với hiện đại trong xây dựng gia đình văn hóa ở nước ta hiện nay.

Ba là: Nguyên tắc kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng gia đình văn hóa ở nước ta hiện nay

Xu thế toàn cầu hóa cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã và đang làm nảy sinh nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề xử lý như thế nào mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại; vấn đề đánh giá sao cho thật sự khách quan vai trò của truyền thống và giá trị của truyền thống trong mối tương quan với các giá trị hiện đại trong giai đoạn hiện nay. Trong lĩnh vực gia đình cũng vậy. Những giá trị của gia đình truyền thống đang chịu sự thẩm định nghiêm ngặt của thời gian, của những yêu cầu và điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và lịch sử mới. Trong khi đó, hội nhập và toàn cầu hóa lại ồ ạt mang đến những xu hướng phát triển gia đình mới, hiện đại, hoàn toàn đối lập với gia đình truyền thống. Có không ít người đã nhanh chóng tiếp nhận những xu hướng đó mà không có sự chọn lọc. Kết quả là những thay đổi trong đời sống gia đình nhiều khi không theo hướng tích cực. Trước thực tế đó, việc kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng gia đình văn hóa ở nước ta hiện nay cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

Thứ nhất: Cần coi việc giữ gìn, bảo vệ và phát huy các giá trị gia đình

truyền thống là một đòi hỏi cấp thiết đối với sự tồn tại và phát triển của một xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Mặc dù vậy, cũng không được nhân danh bảo vệ các giá trị gia đình truyền thống mà rơi vào tình trạng bảo thủ, cực đoan, không chịu thay đổi, bổ sung, phát triển những giá trị gia đình truyền thống cho phù hợp với yêu cầu mới của thời đại. Giữ gìn và phát huy các giá trị gia đình truyền thống đồng thời với đổi mới chính là chuẩn bị sức mạnh cho văn hóa truyền thống bước vào hội nhập một cách vững vàng trước tính hai mặt của toàn cầu hóa.

Thứ hai: Gạt bỏ những truyền thống đã trở nên lỗi thời, lạc hậu, những

mặt, những khía cạnh tiêu cực, hạn chế và bảo thủ núp bóng truyền thống. Chẳng hạn, những truyền thống tiêu cực, phản giá trị như: Thói gia trưởng, thói vinh thân phì gia, một người làm quan cả họ được nhờ, bất bình đẳng giới, tâm lý bình quân chủ nghĩa, thích sự cào bằng, sự bình quân, thói đố kỵ, ghen ghét người tài giỏi hơn mình... Tuy nhiên, không vì thế mà sa vào tình trạng muốn phủ định sạch trơn vai trò của các giá trị gia đình truyền thống. Yêu cầu đặt ra ở đây là cần có đủ tri thức, bản lĩnh cũng như sự kiên trì, cẩn trọng để có thể phát hiện và lọc bỏ những nhân tố thực sự lạc hậu, lỗi thời, phản giá trị đang cản trở sự phát triển của gia đình nói riêng và xã hội nói chung.

Thứ ba: Cùng với việc giữ gìn và phát huy các giá trị gia đình truyền thống,

cần sẵn sàng và chủ động tiếp nhận những giá trị tinh hoa của thời đại về gia đình để làm phong phú thêm những giá trị gia đình của dân tộc. Những giá trị mà chúng ta cần chủ động tiếp thu chính là những giá trị cần thiết để bổ sung vào hệ giá trị gia đình truyền thống, nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế và tham gia toàn cầu hóa. Cụ thể là những giá trị như: dân chủ, bình đẳng, tôn trọng pháp luật, tôn trọng tự do và lợi ích cá nhân, duy lý, dám nghĩ dám làm, dám

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp yếu tố truyền thống và hiện đại trong xây dựng gia đình văn hóa vùng ven đô ngoại thành hà nội hiện nay (Trang 52 - 63)