Những biểu hiện tích cực, hạn chế và những vấn đề đặt ra trong quá trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp yếu tố truyền thống và hiện đại trong xây dựng gia đình văn hóa vùng ven đô ngoại thành hà nội hiện nay (Trang 74 - 144)

quá trình kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng gia đình văn hóa vùng ngoại đô Hà Nội hiện nay

2.2.1. Những biểu hiện tích cực và hạn chế trong việc kết hợp truyền thống với hiện đại trong xây dựng gia đình văn hóa vùng ven đô Hà Nội hiện nay

Một là: Trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị của gia đình truyền thống

Vùng ven đô ngoại thành Hà Nội là nơi lưu giữ được nhiều giá trị tốt đẹp của dân tộc, trong đó có những giá trị của gia đình truyền thống. Cùng với sự phát triển của dân tộc và thời đại, những giá trị của gia đình ven đô không ngừng biến đổi. Có những giá trị hoàn toàn mất đi và nhường chỗ cho những giá trị mới, song cũng có những giá trị vẫn trường tồn và có những thay đổi nhất định để phù hợp với thời đại mới.

Trong điều kiện kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi, người dân ven đô Hà Nội nói chung, người dân tại ba địa bàn luận văn khảo sát nói riêng, vẫn có ý thức giữ gìn và bảo lưu các giá trị gia đình truyền thống. Điều đó được thể hiện ở xu hướng coi trọng các giá trị gia đình truyền thống trong phần lớn các gia đình nơi đây. Thực tế khảo sát tại ba huyện: Ba Vì, Đông Anh, Gia Lâm cho thấy, một số giá trị gia đình truyền thống cơ bản được các gia đình ven đô chú ý trong việc giáo dục cho các thế hệ trẻ trong gia đình. Tiêu biểu:

- Sự thủy chung, chung lưng đấu cật giữa vợ và chồng trong xây dựng gia đình là một giá trị được coi trọng trong các gia đình ngoại đô Hà Nội

Trong gia đình Việt Nam truyền thống, do chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trước đây, nên về chính thống mối quan hệ vợ chồng không được đề cao như các mối quan hệ khác. Quan hệ hôn nhân trong các gia đình truyền thống chủ yếu mang tính sắp đặt, ghép nối hơn là tình yêu. Mặc dù việc kết hôn không hoàn toàn thực sự dựa trên cơ sở tình yêu nhưng mối quan hệ vợ chồng trong gia đình Việt Nam truyền thống vẫn hiện hữu rất rõ những giá trị tốt đẹp mà cho đến nay nó vẫn được người đời ca ngợi và trân trọng, đó chính là sự hòa

gặp hoàn cảnh hoạn nạn, khó khăn. Sự hòa thuận, thủy chung trong gia đình truyền thống được hình thành, củng cố phần lớn do sự ảnh hưởng của các tư tưởng văn hóa, đặc biệt là ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho giáo. Dưới ảnh hưởng của Nho giáo, người phụ nữ phải tuân thủ những quy tắc ngặt nghèo của đạo tam tòng, tứ đức trong Nho giáo. Trong gia đình, người phụ nữ không chỉ có trách nhiệm phục vụ chồng, mà còn phụng dưỡng cả cha mẹ chồng, chăm sóc con cái. Ngược lại, người chồng cũng phải thương yêu, quý trọng vợ.

Điều được coi trọng trong mối quan hệ vợ chồng truyền thống trước tiên chính là sự hòa thuận. Điều này được thể hiện rất rõ trong kho tàng văn hóa dân gian phản ánh đời sống của người dân nước Nam. Từ xa xưa cha ông ta đã nói: “thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn”, hay “vợ chồng là nghĩa tao khang/xuống khe bắt ốc lên ngàn hái rau” để coi trọng và đề cao sự hòa thuận giữa vợ và chồng. Sự hòa thuận đó giúp cho vợ chồng cùng nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Người dân trong xã hội phong kiến tuy phải sống trong cảnh nghèo khó, nhưng chính sự nghèo khó đó lại như một bức nền làm nổi bật, tô thêm vẻ đẹp cho mối quan hệ vợ - chồng trong gia đình truyền thống:

“Râu tôm nấu với ruột bầu

Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”

Hay:

“Chồng ta áo rách ta thương

Chồng người áo gấm xông hương mặc người”

Chính từ tình cảm tốt đẹp đó đã củng cố sự bền vững cho tình cảm vợ chồng và nó là nguồn rễ của tấm lòng thủy chung giữa vợ chồng. Ta bắt gặp trong kho tàng văn học Việt Nam rất nhiều hình ảnh ca ngợi mối quan hệ vợ chồng trong gia đình, như sự tích Trầu cau, mối tình giữa Từ Thức và tiên nữ, hay tiêu biểu hơn cả cho sự thủy chung của người Việt chính là hình ảnh hòn “vọng phu” - người phụ nữ hóa đá chờ chồng. Tất cả những điều đó đã khắc họa và phản ánh rõ nét giá trị tốt đẹp trong mối quan hệ vợ chồng của gia đình truyền

Kế thừa những nét đẹp trong đạo vợ chồng của gia đình Việt Nam truyền thống, các gia đình ngoại đô Hà Nội hiện nay rất coi trọng giá trị của sự thủy chung và tình nghĩa vợ chồng. Với câu hỏi: Theo anh (chị...), để đi tới một cuộc hôn nhân giữa người nam và người nữ, yếu tố nào là quan trọng nhất? Anh (chị...) có đề cao sự chung thủy và tình nghĩa trong mối quan hệ vợ chồng hay không?

Khảo sát tại Ba Vì, Đông Anh, Gia Lâm cho kết quả như sau: [44]

Đơn vị tính: % TIÊU CHÍ ĐỊA BÀN BA ĐÔNG ANH GIA LÂM

Tình yêu là yếu tố quan trọng nhất của cuộc hôn nhân 82,8 80,1 78,5 Rất đề cao sự chung thủy và tình nghĩa vợ chồng 91,3 86,2 87,1

Qua bảng số liệu, có thể nhận thấy, đa số ý kiến đều khẳng định rằng tình yêu là yếu tố quan trọng nhất của một cuộc hôn nhân bền vững (bên cạnh những ý kiến khác, như: kết hôn do chiều ý cha mẹ, kết hôn do cơ hội thăng tiến, kết hôn để khắc phục những hậu quả trước hôn nhân... ). Bảng số liệu cũng cho thấy, phần lớn mọi người đều rất coi trọng sự chung thủy và tình nghĩa trong quan hệ vợ chồng. Họ cho rằng đây là một trong những nhân tố đảm bảo cho gia đình hạnh phúc, xã hội ổn định. Qua thực tế khảo sát, tác giả luận văn cũng nhận thấy, Ba Vì là địa phương có tỉ lệ chọn cao hơn ở cả hai tiêu chí so với Đông Anh và Gia Lâm. Có sự chênh lệch trên theo tác giả luận văn nhận định: Đông Anh và Gia lâm là hai địa phương chịu tác động của quá trình đô thị hóa rất mạnh mẽ. Lối sống đô thị đã làm cho quan niệm về tình yêu và hôn nhân của giới trẻ ở đây có phần thoáng hơn so với Ba Vì, vốn là một huyện bước đầu tiến hành đô thị hóa, vì vậy vẫn mang tính chất thuần nông.

Tuy nhiên, về cơ bản, đa số người dân tại ba địa bàn luận văn khảo sát nói riêng, người dân ven đô Hà Nội nói chung vẫn đề cao sự chung thủy và tình nghĩa vợ chồng, với lý do đây là một trong những yếu tố để đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh của gia đình và xã hội. Theo ý kiến của những người được hỏi, sự chung thủy và tình nghĩa vợ chồng cần phải được giữ gìn và phát huy trong điều

Do tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, của toàn cầu hóa, các mối quan hệ tiền bạc, mua bán đang thâm nhập vào các mối quan hệ trong gia đình, giữa những người thân trong gia đình. Chủ nghĩa thực dụng, cá nhân, ích kỷ, vụ lợi... phát triển, dẫn đến rất nhiều các vụ kết hôn và ly hôn không chính đáng đang diễn ra ở vùng ven đô. Vì theo đuổi công danh, vì ham muốn tiền bạc, vì những thú vui cá nhân mới được du nhập từ phương Tây... mà ở một số cặp vợ chồng ngày nay ít quan tâm đến nhau. Lối sống đề cao nhu cầu cá nhân theo kiểu phương Tây dẫn đến quan hệ tình dục trước hôn nhân một cách bừa bãi ở một bộ phận giới trẻ. Hiện tượng “ông ăn chả, bà ăn nem” ở những cặp vợ chồng đã chính thức kết hôn cũng không phải là hiếm... Tất cả những hiện tượng trên làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, đến quan hệ vợ chồng vốn tốt đẹp ở gia đình vùng ngoại đô Hà Nội nói chung, ba địa bàn luận văn khảo sát nói riêng.

- Gia đình ven đô ngoại thành Hà Nội là nơi trân trọng, lưu truyền và phát huy đạo hiếu

Trong gia đình Việt Nam truyền thống, hiếu đễ được coi là cái gốc của đạo lý. Việc giáo dục chữ “Hiếu” đã trở thành một trong những nội dung quan trọng của việc giáo dục trong gia đình Việt Nam. Kho tàng dân gian Việt Nam có rất nhiều lời vàng, ý ngọc ca ngợi công lao của cha mẹ và khuyên bảo con cái phải biết giữ chữ “Hiếu” với cha mẹ mình:

“Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con”

Kẻ nào bất hiếu với cha mẹ, tàn nhẫn với anh chị em mình thì không thể là người tốt và đáng tin cậy trong xã hội được. Bên cạnh đó, mối quan hệ trên dưới trong gia đình được quy định rất rõ ràng. Con người, trước hết là một bộ phận của gia đình, là một mắt xích của một sâu chuỗi dài bắt nguồn từ tổ tiên đến con cháu sau này. Ở những vị trí cụ thể của mình là cha, con, đều phải ứng xử theo phận sự của mình, “cha từ tử hiếu”. Nếu tất cả các thành viên đều giữ đúng lễ nghĩa của mình như vậy thì xã hội mới ổn định, thái bình.

Lối giáo dục này còn mang một ý nghĩa tích cực là trong bất kỳ hoàn cảnh nào con người cũng cố gắng sống trong sạch và ứng xử lịch sự, có nghĩa có tình, có văn hóa với nhau. Luật pháp và phong tục bắt buộc mỗi thành viên trong gia đình phải chịu trách nhiệm về hành vi của các thành viên khác và toàn bộ gia đình phải chia sẻ vinh quang cũng như thất bại do bất kỳ một cá nhân nào mang lại “một người làm quan cả họ được nhờ” hoặc “chu di tam tộc”, “chu di cửu tộc” là những giải pháp đã đề cao mối ràng buộc gia đình. Ngày nay các thành viên trong gia đình tuy không bị luật pháp trừng trị khi có những người thân bị tội như trước kia, nhưng những hành vi phạm tội của một hoặc nhiều người đã đem lại những đau đớn, tổn hại to lớn về tinh thần và thể xác cho những người còn lại. Mặc dù chịu ảnh hưởng của Nho giáo, nhưng lòng hiếu thảo của người Việt Nam có những nét riêng. Chữ “ Hiếu” của người Việt là sự thể hiện tình cảm cao quý, nhân bản của con người biết nhớ ơn công sinh thành dạy dỗ của cha mẹ. Trong truyền thống của người Việt, “Hiếu” không hoàn toàn là sự phục tùng cha mẹ một cách cứng nhắc như quy định của Nho giáo, mà nó còn có nghĩa là biết khuyên can cha mẹ tránh những việc làm sai trái.

Trong điều kiện của xã hội ta ngày nay, về cơ bản, việc đề cao chữ hiếu, giáo dục cho con cái thái độ biết ơn, tình cảm kính yêu và trách nhiệm phụng dưỡng đối với cha mẹ vẫn còn là một nội dung giáo dục đạo đức quan trọng trong gia đình. Tại ba địa bàn luận văn khảo sát, với câu hỏi: Lòng hiếu thảo được hấp thụ từ đâu? Lòng hiếu thảo có cần được dạy dỗ cho con cháu trong gia đình hay không? Kết quả thu được như sau: [44]

Đơn vị tính: % TIÊU CHÍ ĐỊA BÀN BA ĐÔNG ANH GIA LÂM

Lòng hiếu thảo được hấp thụ từ gia đình 94,6 95,1 94,2 Cần phải dạy dỗ lòng hiếu thảo cho con cháu 86,5 86,2 87,1

Qua bảng số liệu trên có thể thấy: Tại ba địa bàn luận văn khảo sát, hầu hết số người được hỏi đều khẳng định họ hấp thụ lòng hiếu thảo từ gia đình

thiết. So sánh tương quan thu nhập giữa các gia đình được hỏi, khảo sát của luận văn cũng cho thấy, nhu cầu giáo dục lòng hiếu thảo cho con cái ở các gia đình giàu cao hơn các gia đình nghèo. Kết quả chung được rút ra từ địa bàn khảo sát thông qua phỏng vấn sâu: 92,6% ở gia đình giàu; 88,4% ở gia đình khá giả; 82,4% ở gia đình đủ ăn [44]. Điều đó cho thấy, kinh tế thị trường càng phát triển, đời sống càng được nâng cao thì việc giáo dục lòng hiếu thảo càng trở nên cần thiết trong mỗi gia đình. Khi kinh tế phát triển, các cá nhân có cơ hội và điều kiện để thực hiện nghĩa vụ của mình, báo hiếu với ông bà, cha mẹ. Bên cạnh đó, sự phát triển của kinh tế gắn với cơ chế thị trường cũng dễ hình thành ở lớp trẻ lối sống thực dụng, chủ nghĩa cá nhân… chỉ biết đến bản thân mà không quan tâm tới những người khác trong gia đình, kể cả với ông bà, cha mẹ. Vì vậy, khi kinh tế càng phát triển thì việc giáo dục lòng hiếu thảo cho con cháu trong gia đình càng cần thiết hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng có tác động tiêu cực không nhỏ tới việc giáo dục lòng hiếu thảo trong các gia đình ven đô hiện nay. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, đồng tiền đôi khi chiếm vị trí thống trị và ảnh hưởng, chi phối các mối quan hệ trong gia đình, cũng như ảnh hưởng tới mối quan hệ tốt đẹp vốn có giữa gia đình với cộng đồng xã hội. Điều đó dẫn tới tình trạng chữ “Hiếu” không còn được đề cao trong không ít gia đình, và con người ta vị kỷ, nghĩ tới lợi ích cá nhân nhiều hơn là lợi ích của người thân và của cộng đồng. Ba Vì, Đông Anh, Gia Lâm là những địa phương đang chuyển mình mạnh mẽ trước tác động của đô thị hóa và hội nhập. Bên cạnh những thành tựu đạt được về kinh tế, các địa phương này đang phải đối mặt với những khó khăn trong việc bảo lưu truyền thống, trong đó có truyền thống gia đình. Trước tác động của đô thị hóa, việc giáo dục lòng hiếu thảo cho con cháu có những lúc, những nơi chưa được quan tâm đúng mức. Những cơn “sốt” đất đẩy giá đất lên cao, lợi ích vật chất làm mờ mắt không ít người, khiến họ đẩy các mối quan hệ gia đình đến chỗ căng thẳng, thậm chí có trường hợp con dọa đánh bố, con kiện bố mẹ vì quyền lợi đất đai; nhiều trường hợp con cái mải lo làm ăn kinh tế, theo đuổi mục tiêu lợi nhuận mà phó mặc cha mẹ già nua tự lo liệu cuộc sống lúc tuổi

xế chiều; con cháu trong gia đình vì không được giáo dục đầy đủ về lòng biết ơn nên có thái độ hỗn láo, coi thường ông bà và những người lớn tuổi… đây là những “vệt đen” làm ảnh hưởng tới giá trị của lòng hiếu thảo trong các gia đình ven đô nói chung, trong gia đình ở ba địa bàn khảo sát nói riêng. Những biểu hiện trên là minh chứng cho sự suy giảm các giá trị đạo đức truyền thống trong gia đình ven đô hiện nay, nó ảnh hưởng trực tiếp tới việc kết hợp truyền thống với hiện đại trong xây dựng gia đình văn hóa, vì vậy cần phải có những biện pháp để kịp thời ngăn chặn.

- Các gia đình ven đô ngoại thành Hà Nội rất đề cao mối quan hệ giữa anh chị em trong gia đình

Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận định rằng mối quan hệ giữa anh chị em là mối quan hệ lâu dài nhất trong cuộc đời một con người. Mối quan hệ này gắn liền với định mệnh, với số phận của mỗi người vì mối quan hệ này không tự nhiên mà có, mà nó được sinh ra trong một gia đình và vì vậy chúng ta không thể tự chọn lựa. Đặc trưng cho mối quan hệ này là tình cảm hai chiều ăn sâu vào gốc rễ mỗi người. Trong gia đình Việt Nam truyền thống, quan hệ giữa anh chị em rất được đề cao, có lẽ nó chỉ đứng sau quan hệ giữa cha mẹ với con cái. Trong tư tưởng Nho giáo, mối quan hệ anh em trong gia đình cũng rất được coi trọng. Nho giáo đề cao mối quan hệ trên dưới, thứ bậc, anh giữ đúng phận làm anh, em

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp yếu tố truyền thống và hiện đại trong xây dựng gia đình văn hóa vùng ven đô ngoại thành hà nội hiện nay (Trang 74 - 144)