Gắn phát triển kinh tế nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện thanh thủy ( phú thọ) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1999 đến năm 2013 (Trang 76)

2.2.1 .Về phát triển trồng trọt

2.2.5. Gắn phát triển kinh tế nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới đƣợc coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong q trình CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thôn.

* Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông nghiệp, nông thôn

Trong 5 năm từ 2009 đến 2013, việc huy động các nguồn vốn đầu tƣ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn huyện đƣợc chú trọng và đa dạng hóa với mức độ ngày càng tăng. Tổng vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn huy động qua ngân sách Nhà nƣớc trong 5 năm là 333.608 triệu đồng, tăng 244,6% so với số vốn huy động đầu tƣ giai đoạn 2004- 2008; trong đó, vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, nông nghiệp là 318.981 triệu đồng, vốn sự nghiệp hỗ trợ phát triển sản xuất nông dân, nông nghiệp là 14.627 triệu đồng. Bao gồm: Nguồn vốn các Chƣơng trình mục tiêu quốc gia: 73.533 triệu đồng (Chƣơng trình 135 giai đoạn II là 18.702 triệu đồng; Chƣơng trình giảm nghèo bền vững là 11.940 triệu đồng, Chƣơng trình 134: 1.291 triệu đồng, Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về văn hóa 6.903 triệu đồng; Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo là 1.700 triệu đồng và Chƣơng trình xây dựng nơng thơn mới 32.997 triệu đồng); Nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ƣơng: 2.168 triệu đồng; Vốn trái phiếu Chính phủ: 24.970 triệu đồng; Vốn tín dụng Nhà nƣớc (vay ƣu đãi của Nhà nƣớc): 12.500 triệu đồng; Vốn ngân sách địa phƣơng (tỉnh, huyện và xã): 220.436 triệu đồng. Việc huy động và sử dụng các nguồn lực tƣơng đối hiệu quả, đã góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, từng bƣớc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Các nguồn vốn trên đƣợc thực hiện trong các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội nông nghiệp, nông thôn, nông dân nhƣ sau:

* Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nơng thơn nhất là vùng khó khăn

Đời sống vất chất, tinh thần của nhân dân đƣợc nâng lên. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2009 (tiêu chí cũ) là 13,48% giảm 4,83 % so với năm 2008; năm 2010 (tiêu chí mới) là 13,96% (2.735 hộ nghèo); năm 2011 là 10,52% (2.140 hộ); năm 2012 là 8,8 % (1.849 hộ); dự kiến tỷ lệ hộ nghèo năm 2013 là 7,3% (khoảng 1.500 hộ).

Huyện Thanh Thủy đã tập trung chỉ đạo nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc; tăng cƣờng tiếp tục chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 02/5/2007 của BCH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng u cầu sự nghiệp cơng nghiệp hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Đến nay, tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo trên các lĩnh vực nghề đạt khoảng 11,7% trên tổng số lao động toàn huyện (5.689 ngƣời). Số lao động có việc làm đạt khoảng 98% trên tổng số lao động (thu nhập bình quân 2 - 3 triệu đồng/ngƣời/tháng).

Thực hiện cơng tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, Huyện ủy đã chỉ đạo tăng cƣờng cơ sở vật chất, bố trí bác sỹ cho các trạm tế xã. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chức năng tích cực tuyên truyền vận động mọi ngƣời dân tham gia tự nguyện mua thẻ bảo hiểm y tế, phấn đấu đến năm 2015 toàn dân tham gia bảo hiểm y tế (Tỷ lệ ngƣời dân tham gia bảo hiểm y tế năm 2013 ƣớc đạt 43.000 ngƣời/80.372 ngƣời chiếm tỷ lệ 54%).

Song song với thực hiện nâng cao mức thu nhập của nhân dân, mua BHYT đối với các hộ chính sách, hộ nghèo vùng khó khăn, Huyện ủy đã tăng cƣờng chỉ đạo các giải pháp về chính sách giải quyết đời sống, việc làm cho ngƣời dân bị thu hồi đất (Trong 5 năm qua, trên địa bàn huyện có nhiều dự án đƣợc Nhà nƣớc thu hồi và giao đất với số nhân khẩu bị bị thu hồi đất là 6.368 ngƣời). Đã đào tạo nghề cho khoảng 1.200 ngƣời, cung cấp nguồn nhân lực cho các công ty, các doanh nghiệp trong và ngồi huyện. Qua đó góp phần giải quyết khó khăn nâng cao đời sống vật chất của nhân dân.

Chƣơng trình hỗ trợ ngƣời nghèo về cấp thẻ Bảo hiểm y tế: từ năm 2009 đến năm 2013 đã cấp khoảng 35.000 thẻ BHYT cho ngƣời nghèo để ngƣời nghèo có thẻ đi khám chữa bệnh miễn phí.

Chính sách hỗ trợ ngƣời nghèo về giáo dục: đã thực hiện chế độ miễn giảm học phí, tiền xây dựng trƣờng, hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh thuộc hộ gia đình nghèo mỗi năm từ 400 đến 700 em. Trong đó hỗ trợ sách giáo khoa mỗi năm từ 40 - 70 học sinh.

Chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc về miễn thuế đất ở cho hộ nghèo: đã miễn thuế đất ở cho khoảng 22.500 hộ.

MTTQ và các đoàn thể huyện đã hỗ trợ từ nhiều nguồn kinh phí và đã xóa đƣợc hàng trăm nhà tạm cho ngƣời nghèo. Ngân hàng Nông nghiệp PTNT tỉnh hỗ trợ kinh phí để xóa 30 nhà tạm trị giá trên 1 tỷ đồng.

Chính sách an sinh xã hội: Hàng năm, Huyện ủy đã chỉ đạo UBND huyện trợ cấp đột xuất cho các gia đình nghèo, gia đình gặp khó khăn, đặc biệt là vào dịp tết Nguyên đán giúp các gia đình giảm bớt khó khăn, ổn định cuộc sống, không để nhà nào khơng có Tết.

Chƣơng trình xuất khẩu lao động đƣợc đẩy mạnh, hàng năm có khoảng 200 ngƣời đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngồi và có thu nhập bình qn từ 10-12 triệu đồng/ngƣời/tháng. Nhờ đó, đã góp phần giảm nghèo, làm giàu chính đáng.

Thông qua dự án giải quyết việc làm (vốn 120/CP) do Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện đã giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động thông qua các dự án trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, chăn ni bị, lợn, kinh doanh dịch vụ,.

Ngay sau khi có Nghị quyết 12 của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy về "Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lƣợng Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cƣ" và Hƣớng dẫn số 02/2000/HDMT của Uỷ ban MTTQ tỉnh Phú Thọ, Huyện ủy đã chỉ đạo UBND huyện ra Quyết định thành lập Ban chỉ đạo cuộc vận động; chỉ đạo các cơ sở và các

khu dân cƣ tiến hành thành lập Ban chỉ đạo theo thành phần nhƣ của cấp huyện. Đã tổ chức triển khai phổ biến toàn bộ những nội dung của cuộc vận động tới 151/151 khu dân cƣ để nhân dân tổ chức thực hiện có hiệu quả cuộc vận động. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các Thông tƣ, Chỉ thị về việc thực hiện cuộc vận động nhƣ Thông tƣ liên tịch số 01/2006/TTLT/MTTW- BVHTT ngày 23/6/2006 của MTTQ Việt Nam và Bộ Văn hóa Thơng tin; Kế hoạch số 08 của Uỷ ban MTTQ tỉnh Phú Thọ về triển khai chỉ đạo cuộc vận động "Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ". Qua thực hiện cuộc vận động, tinh thần tƣơng thân tƣơng ái ngày càng đƣợc nhân rộng, tình làng nghĩa xóm ngày càng đầm ấm thể hiện đức tính tốt đẹp và phát huy đầy đủ bản sắc của dân tộc. MTTQ cơ sở nhất là Ban công tác mặt trận khu đã làm tốt các cuộc vận động từ thiện, động viên nhân dân đóng góp ủng hộ các loại quỹ nhƣ: Quỹ phòng chống thiên tai, Quỹ chất độc màu da cam, Quỹ đền ơn đáp nghĩa, Quỹ vì ngƣời nghèo, xây dựng nhà đại đồn kết. Chỉ tính từ năm 2008 đến 2013 đã vận động đƣợc 1.160.000.000 đồng để đầu tƣ xóa đƣợc 1.080 nhà tạm trên địa bàn huyện.

Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cũng đƣợc đặc biệt quan tâm, chú trọng nên đời sống ở khu dân cƣ ngày càng khởi sắc, cơ sở vật chất, nội dung, các thiết chế văn hóa phục vụ sinh hoạt cộng đồng ngày càng hoàn thiện. Việc thực hiện nếp sống văn hóa trong lễ hội, trong việc cƣới, việc tang ngày càng đƣợc thực hiện có hiệu qủa. Số khu dân cƣ đạt tiêu chuẩn khu dân cƣ văn hóa và số gia đình đạt văn hóa ngày càng nhiều. Tồn huyện hiện đã có 149/151 khu dân cƣ đã xây dựng đƣợc nhà văn hóa. Việc đồn kết, phát huy dân chủ, giữ vững kỷ cƣơng, mọi ngƣời sống làm việc theo hiến pháp và pháp luật đƣợc các cấp ủy, chính quyền thƣờng xuyên quan tâm chỉ đạo nên việc chấp hành các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, thực hiện hƣơng ƣớc, quy ƣớc của địa phƣơng, cộng đồng khu dân cƣ đƣợc thực hiện tốt. Gắn với việc thực hiện quy chế dân chủ, ở tất cả các

cơ sở đã kiệm toàn ban thanh tra nhân dân, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật, các quy định của HĐND, UBND xã, thị trấn, giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân.

Công tác chăm lo sự nghiệp giáo dục, bảo vệ sức khỏe, dân số kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ mơi trƣờng cũng đạt kết quả tốt và đƣợc cộng đồng dân cƣ hết sức quan tâm. Chất lƣợng giáo dục ngày càng đƣợc nâng cao. Các khu dân cƣ đã đƣa tiêu chí sức khỏe, dân số kế hoạch hóa gia đình và phong trào tồn dân tham gia bảo vệ mơi trƣờng xanh, sạch, đẹp để bình xét khu dân cƣ văn hóa.

* Về đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nơng thơn.

Song song với các chƣơng trình phát triển nơng nghiệp, nơng thơn, khu vực kinh tế tập thể (kinh tế HTX) cũng đã đƣợc Huyện ủy quan tâm chỉ đạo. Đến nay, tồn huyện có tổng số 28 hợp tác xã (trong đó: HTX dịch vụ nông nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản: 16; HTX dịch vụ điện năng: 06; HTX tiểu thủ công nghiệp: 01; HTX dịch vụ thƣơng mại, vận tải, xây dựng, VSMT: 05). Các HTX cũ đƣợc chuyển đổi cơ bản ổn định; nhiều HTX mới đƣợc thành lập. Những mơ hình HTX mới, điển hình nhƣ loại hình HTX dịch vụ mơi trƣờng trong nơng thơn đã và đang có chiều hƣớng phát triển bền vững.

- Trong 5 năm chỉ đạo thực hiện phát triển kinh tế trang trại, gia trại nông nghiệp, nông thôn, Huyện ủy Thanh Thuỷ đã tăng cƣờng chỉ đạo thực hiện liên kết “4 nhà” trong phát triển sản xuất, xây dựng nơng thơn mới. Trên địa bàn huyện có 20 dự án đƣợc UBND huyện giao cho các hộ gia đình thuê đất để đầu tƣ xây dựng mơ hình trang trại tổng hợp và ni trồng thủy sản với diện tích là 249.286m2. Các dự án đã đầu tƣ xây dựng đầy đủ các hạng mục cơng trình theo sự phê duyệt của huyện đảm bảo theo đúng quy hoạch, diện tích đƣợc giao và sử dụng đúng mục đích. Nhìn chung việc thực hiện dự án đã đem lại hiệu quả kinh tế, thu nhập cao cho các hộ gia

đình, tạo cơng ăn việc làm cho nhiều lao động; chấp hành thực hiện nộp đầy đủ thuế cho Nhà nƣớc góp phần xóa đói, giảm nghèo, thực hiện an sinh xã hội và ổn định an ninh trật tự trên địa bàn.

* Phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hóa nơng nghiệp, cơng nghiệp hóa nơng thơn.

Trong việc nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ vào nông nghiệp, thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-TW ngày 01/11/2012 của BCH Trung ƣơng Đảng và Kế hoạch của Tỉnh ủy về phát triển khoa học công nghệ, Huyện ủy Thanh thủy đã có Chƣơng trình hành động số 15-CT/HU ngày 30/01/2013 để chỉ đạo thực hiện.

Trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy sản, huyện đã tăng cƣờng chỉ đạo đổi mới công nghệ, áp dụng, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng xuất, chất lƣợng sản phẩm hàng hóa, tạo bƣớc đột phá để bảo đảm an ninh lƣơng thực; phát triển nuôi trồng thủy sản, dịch vụ thủy sản ở Sơn Thủy; sản xuất, chế biến nấm, mộc nhĩ ở Đồng Luận, Đoan Hạ, Hoàng Xá; Sản xuất rau sạch ở Đồng Luận và Xuân Lộc.

Đã có nhiều đề tài, sáng kiến đƣợc áp dụng đƣa vào phục vụ sản xuất có hiệu quả nhƣ đề tài bơm hút sâu, đề tài nhân và lai tạo giống cá chép lai v1, đề tài trồng thử nghiệm cây củ mài… Do đó, giá trị, chất lƣợng sản phẩm đã đƣợc nâng lên đáng kể góp phần quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển.

Đã lãnh đạo việc kiện toàn hệ thống khuyến nông từ huyện đến cơ sở để đáp ứng nhu cầu chuyển giao KHKT cho nhân dân trên địa bàn với 15 tổ khuyến nông cơ sở. Củng cố, kiện toàn khuyến nông viên của 151 khu hành chính; trong đó chú trọng tiêu chí về trình độ chun mơn. Đến nay, 100% khuyến nông viên ở cơ sở có trình độ từ trung cấp trở lên. Từ năm 2010 đến nay, đã mở trên 80 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT đến

bà con nông dân trên địa bàn huyện với 5.800 lƣợt ngƣời tham gia (bao gồm cả chƣơng trình phối hợp của tỉnh, các ngành đoàn thể trên địa bàn huyện và các tổ chức phi chính phủ). Đồng thời, huyện cũng chỉ đạo các cơ quan chuyên môn liên kết chặt chẽ và tranh thủ sự giúp đỡ của cơ quan chức năng, nhà khoa học để tƣ vấn, chuyển giao tiến bộ KHCN cho ngƣời sản xuất. Đến nay, tỷ lệ lúa lai, lúa chất lƣợng cao đã đạt và vƣợt mục tiêu kế hoạch đề ra, các bộ giống cây con mới đã và đang đƣợc phát triển mạnh và có vị trí ổn định trong các loại hình kinh tế của sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện.

Tuy nhiên công tác chuyển giao KHKT và cơng nghệ mới cũng cịn nhiều hạn chế, do trình độ của đội ngũ cán bộ KHKT còn bất cập, Lãnh đạo một số địa phƣơng chƣa quan tâm dành thời gian, kinh phí và sự chỉ đạo đối với công tác chuyển giao tiến bộ khoa học. Mặt khác một bộ phận không nhỏ nông dân vẫn chƣa tiếp cận kịp thời với các tiến bộ KHKT trong chuyển dịch cơ cấu, làm và tiếp cận nghề mới.

Đối với việc thực hiện chƣơng trình cơ giới hóa vào nơng nghiệp, xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, hàng năm, Huyện ủy đã chỉ đạo UBND huyện, Trạm Khuyến nông chủ động phối kết hợp với Hội Nông dân, các cơ quan đơn vị và UBND các xã xây dựng mơ hình máy làm đất đa năng; máy gặt đập liên hợp. Hiện nay, mỗi xã đã có từ 6 - 8 máy máy làm đất đa năng. Xã Tu Vũ đã có 01 máy gặt đập liên hợp; tồn huyện có trên 20 máy gặt cầm tay,... Các mơ hình đều đạt hiệu quả tốt và đang đƣợc triển khai nhân rộng để đẩy nhanh khâu làm đất, thu hoạch làm giảm áp lực mùa vụ, giảm thiểu đƣợc các yếu tố rủi ro do thiên tai, dịch bệnh gây ra.

Công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn đƣợc quan tâm. Trung tâm dạy nghề Sông Đà đã mở đƣợc 20 lớp dạy nghề và cấp chứng chỉ cho lao động nông thôn ở 15 xã, thị trấn trên địa bàn huyện, bao gồm các chuyên ngành kỹ thuật chăn nuôi lợn; nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt; nuôi trồng nấm, mộc nhĩ; may

cơng nghiệp; phịng trừ sâu bệnh trên cây ăn quả, cây cơng nghiệp; chăm sóc uốn tỉa cây cảnh; chăn nuôi gà, vịt, ngỗng… với tổng số 715 ngƣời tham gia. Trung tâm dạy nghề Thanh Thủy đã mở đƣợc 40 lớp, bao gồm các chuyên đề điện tử, may CN, du lịch, chăn nuôi thú y, lâm sinh, lái xe mô tô, ô tô, nâng cao tay nghề lái máy xúc, máy ủi….

* Thực hiện các cơ chế, chính sách để huy động cao các nguồn lực, phát triển nhanh kinh tế nông thôn

Việc xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo để huy động các nguồn lực cho phát triển nơng nghiệp và thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới đƣợc triển khai kịp thời. Ƣớc tính đến hết năm 2013, kết quả huy động đầu tƣ phát triển nông nghiệp, nông dân,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện thanh thủy ( phú thọ) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1999 đến năm 2013 (Trang 76)