Thành tựu và hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo khôi phục và phát triển kinh tế cá thể từ năm 1986 đến năm 2010 (Trang 103 - 118)

Chương 3 NHẬN XÉT CHUNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.1. Nhận xét chung

3.1.2. Thành tựu và hạn chế

* Về thành tựu:

Quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta có đặc điểm nổi bật là bước chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nội hàm quan trọng nhất là phát triển mạnh mẽ nền kinh tế hàng hóa và nền kinh tế nhiều thành phần. Nhu cầu đổi mới đó bắt nguồn từ khát vọng nội tại của nhân dân cùng với tư duy kinh tế mới của Đảng. Sự chuyển đổi sang mô hình kinh tế mới ở nước ta trong hơn 20 năm qua đã đem lại những biến đổi sâu sắc, toàn diện, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế - xã hội, theo hướng ngày càng tiến bộ đúng quy luật khách quan. Những thành tựu đạt được trong công cuộc đổi mới đất nước vừa qua không thể không kể đến sự đóng góp rất hiệu quả của kinh tế tư nhân nói chung và kinh tế cá thể nói riêng.

Đầu tiên phải kể đến dưới sự lãnh đạo của Đảng, vị trí của kinh tế cá thể trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng XHCN ngày càng được nâng cao.

Nền kinh tế Việt Nam hiện đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, ở đó còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu dựa trên những trình độ khác nhau của lực lượng sản xuất tạo nên sự đa dạng trong cơ cấu thành phần. Mỗi thành phần kinh tế đều có vị trí nhất định và có mối liên hệ đan xen, liên kết tác động lẫn nhau, cùng tồn tại và phát triển trong quan hệ phụ thuộc lẫn nhau.

Chính sách kinh tế nhiều thành phần là một chính sách nhất quán của Đảng trong suốt quá trình đổi mới nhằm phát huy tiềm năng và lợi thế của mỗi thành phần vị sự phát triển phồn vinh của đất nước, vì mục tiêu XHCN, trong đó kinh tế nhà nước nắm giữ vai trò chủ đạo chứ không phải là nắm tất cả.

Nếu không phát huy tốt mọi thành phần kinh tế, chúng ta khó khai thác và phát huy mọi tiềm năng của đất nước để phát triển, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và do đó rất khó thực hiện được mục tiêu XHCN.

Trong chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Đại hội IX của Đảng coi kinh tế cá thể có vị trí quan trọng, lâu dài. Loại hình kinh tế này xuất hiện và phát huy tác dụng ở cả thành thị và nông thôn, cả trong nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Sự phát triển kinh tế cá thể trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa gắn với thị trường có vai trò quan trọng trước mắt cũng như lâu dài trong việc thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.

Kinh tế cá thể còn tồn tại rất lâu dài, ngay cả khi kết thúc thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cùng với sự phát triển CNH - HĐH, Đảng và Nhà nước có chính sách lại ra sức giúp đỡ, tạo điều kiện phát triển kinh tế cá thể vì đây là lĩnh vực tự tạo việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Ở nước ta, khả năng phát triển kinh tế cá thể trong lĩnh vực trang trại nông nghiệp, trong lĩnh vực công nghiệp nhỏ, đặc biệt trong lĩnh vực còn rất rộng lớn.

Kinh tế cá thể là thành phần kinh tế thích hợp với bản chất quá độ ở nước ta, thích ứng với nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt. Nó có khả năng thực hiện chuyên môn hóa, đa dạng hóa, liên kết hợp tác với nhiều hình thức và đáp ứng được yêu cầu của quá trình CNH – HĐH đặt ra. Là đơn vị kinh tế tự chủ, kinh tế cá thể luôn giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ mà không một lực lượng nào có thể thay thế được. Hơn nữa, thành phần kinh tế cá thể liên quan đến đời sống của hàng chục triệu dân, đặc biệt là ở nông thôn Việt Nam nên sự tồn tại và phát triển kinh tế cá thể là một tất yếu và có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển ở nước ta.

Thứ hai, vai trò của kinh tế cá thể trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta ngày càng được khẳng định.

Sau Đại hội đổi mới (năm 1986), kinh tế cá thể đã được khôi phục và dần phát triển nhanh chóng về mọi mặt. Kinh tế cá thể ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đó là thành phần kinh tế của đa số nhân dân cùng thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước dân chủ, giàu mạnh, dân chủ và văn minh. Kinh tế cá thể đã chứng tỏ tầm quan trọng của nó thông qua những đóng góp tích cực đối với sự phát triển của đất nước.

1- Vai trò tích cực và rõ ràng nhất là góp phần giải quyết việc làm và

xóa đói giảm nghèo. Chủ trương xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước; các hình thức giúp đỡ nhau làm kinh tế, vượt khó, làm giàu; phong trào tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách khắc phục thiên tai, hoạn nạn; những hoạt động từ thiện,... phát triển mạnh trong xã hội đều có sự tham gia tích cực của các thành phần kinh tế này.

Kinh tế cá thể là lực lượng kinh tế của một bộ phận lớn nhân dân trong cả nước. Trên thực tế nó có khả năng và điều kiện để tạo công ăn việc làm cho nhân dân. Có thể nói, đây là thành phần kinh tế với quy mô nhỏ, nguồn vốn khá ít, thu nhập không cao như các thành phần kinh tế khác nhưng nó tận dụng được mọi tiềm năng, nguồn lực, dù là nhỏ nhất của mình để tồn tại và phát triển.

Cùng với việc tạo công ăn việc làm, kinh tế cá thể góp phần tăng thu nhập đáng kể cho người dân đặc biệt là khu vực nông thôn và miền núi, giải quyết vấn đề xóa đói giảm nghèo hiệu quả. Thêm nữa, nó còn có quan hệ tương hỗ cho các thành phần kinh tế khác, đặc biệt trong điều kiện nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, ổn định CT – XH và góp phần công sức trong bước quá độ lên CNXH.

Ngoài ra, một số không nhỏ hộ kinh tế cá thể còn tích cực tham gia và có đóng góp đáng kể vào xây dựng các công trình văn hóa, trường học, đường giao thông thôn, nhà tình nghĩa và các đóng góp phúc lợi xã hội khác ở các địa phương trong cả nước.

2- Vai trò của kinh tế cá thể còn thể hiện rõ trong các lĩnh vực, các

ngành kinh tế, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công

nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trong nông nghiệp, kinh tế cá thể đã có bước chuyển hóa quan trọng. Từ chế độ công điểm và đất 5%, đến Chỉ thị 100, rồi đến Khoán 10, vai trò của kinh tế cá thể được khẳng định. Đặc biệt với Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VII) tháng 6/1993 và Luật Đất đai ra đời sau đó, thì nền kinh tế nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển thực sự sang sản xuất kinh tế hàng hóa lớn. Khi thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (4/1988) coi hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, từ đó đổi mới quản lý hợp tác xã nông nghiệp đã tạo động lực cho kinh tế cá thể trong nông nghiệp phát triển năng động, giải quyết cơ bản về lương thực, chuyển mạnh nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, đã có hàng nông, lâm, thủy sản xuất khấu, đặc biệt là gạo. Cùng với sự đổi mới trong kinh tế hợp tác, các Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Đầu tư trong nước và Luật Thương mại được thông qua đã tác động rất mạnh vào khu vực nông nghiệp, tới hàng triệu nông dân Việt Nam.

Hàng chục vạn hộ nông dân tích cực tích lũy được vốn, có lao động, có kinh nghiệm sản xuất và quản lý đã mở rộng quy mô sản xuất, thay đổi cách thức tổ chức sản xuất và phát triển dần thành kinh tế trang trại. Việc phát triển kinh tế trang trại là sản phẩm tất yếu của sự phát triển nông nghiệp hàng hóa. Nó là hình thức sản xuất kinh doanh phù hợp với đặc điểm và yêu cầu của quy trình kỹ thuật và quản lý sản xuất nông nghiệp, phù hợp quy luật khách quan của kinh tế thị trường. Kinh tế hộ gia đình nông dân, kinh tế trang trại phát triển mạnh, tạo nên thay đổi lớn ở nhiều vùng nông thôn. Đặc biệt sự phục hồi và phát triển kinh tế trang trại chỉ trong một thời gian không lâu, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì nông dân nước ta đã bỏ vốn lập trên 110.000 trang trại. Kinh tế trang trại đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam lên kinh tế hàng hóa, giải quyết nhiều công ăn, việc làm và tăng thu nhập cho người lao động và quan trọng hơn cả là kinh tế trang

trại đưa lối làm ăn mới vào trong nông nghiệp mà cơ chế cũ của thời bao cấp đã không có điều kiện phát triển.

Sự phát triển kinh tế cá thể là một nhân tố quan trọng tạo khả năng tích tụ tiềm năng để hình thành các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Trong công nghiệp và dịch vụ, các cơ sở kinh doanh cá thể là những chủ thể ban đầu đóng vai trò thực hiện và thúc đẩy cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn. Kinh tế cá thể phát triển góp phần nâng cao chất lượng lao động, thu hút nguồn vốn trong nhân dân (mà hiện tại chưa thể thống kê), phát huy được nguồn lực nhân văn. Hơn nữa, các chủ thể cá thể tự bỏ vốn kinh doanh, tự chịu trách nhiệm, dưới nhiều áp lực họ phải có những kế hoạch, kinh nghiệm quản lý nhất định để kinh doanh có hiệu quả. Trên thực tế đã chứng minh được trình độ sản xuất, kinh doanh, kinh nghiệm quản lý có những bước tiến đáng kể, hàng hóa cả về số lượng và chất ngjd đều tăng lên. Đó là những điều kiện để tích lũy cho quá trình CNH – HĐH nền kinh tế Việt Nam

Kinh tế cá thể trong công nghiệp có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Sự phát triển của kinh tế cá thể trong hoạt động công nghiệp (bao gồm cả tiểu, thủ công nghiệp) cũng đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế nói chung, kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói riêng.

Một hướng phát triển mới ở nông thôn, đó là sự chuyển hóa của kinh tế tập thể. Cho đến năm 1994, số hộ nông dân tập thể theo mô hình cũ vẫn chiếm trên 7 triệu hộ, với 17 triệu lao động, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Hồng [12, tr.196]. Nhưng trên thực tế, các hợp tác xã chỉ tồn tại một cách hình thức. Sự thoái trào của kinh tế tập thể để trở về với kinh tế cá thể ở nước ta là một tất yếu trong thời kỳ đổi mới. Hơn nữa, do nhu cầu và hiệu quả của kinh doanh, do sự tự nguyện liên kết với nhau, các hộ cá thể sẽ tiến tới hợp tác mới trên cơ sở sở hữu tư nhân về vốn và lao động. Con đường tất yếu của sự phát triển kinh tế của các chủ thể kinh tế tự chủ là thực hiện các quan hệ hợp tác, theo hình thức hợp tác xã kiểu mới. Mục tiêu của hợp tác xã kiểu mới này

nhằm tăng năng lực cho các chủ thể kinh tế tự chủ trong mối quan hệ với tăng năng suất, hiệu quả và tăng sức cạnh tranh.

Nhiều nơi ở nông thôn, làng nghề truyền thống được phục hồi, nhiều làng nghề mới ra đời. Đây là hình thức sản xuất để thúc đẩy thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp và là chiếc cầu nhỏ chắc chắn góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta.

Ở thành thị, kinh tế tập thể trong các ngành công thương nghiệp, thủ công nghiệp cũng đã phân ra thành kinh tế tư nhân, dưới hình thức hộ cá thể hoặc doanh nghiệp tư nhân. Sự phân rã của hàng loạt hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp kiểu cũ đã dẫn đến sự ra đời của hàng chục vạn hộ kinh doanh cá thể. Nó phát triển mạnh mẽ cả ở thành thị lẫn nông thôn, làm xuất hiện, khôi phục hàng loạt ngành nghề truyền thống, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động và là nơi bổ sung dồi dào cho sự phát triển của lĩnh vực doanh nghiệp tư nhân.

Hơn nữa, những thành tựu đạt được của thành phần kinh tế này khi thực hiện những chủ trương lãnh đạo của Đảng góp phần quan trọng trong việc cung ứng sản phẩm và dịch vụ. Điều đó tạo thuận lợi cho việc cung cấp thông tin, mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, và đặc biệt có lợi cho những chính sách kinh tế nói chung được ban hành sau đó.

3- Tiếp đó, nhờ có chính sách đúng đắn với thành phần kinh tế cá thể

mà Đảng đã khơi dậy hiệu quả tiềm năng của đất nước.

Chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần chính là nhằm mục tiêu giải phóng sức sản xuất, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển KT – XH. Chính sách đó của Đảng được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp luật của Nhà nước đã tạo nên môi trường thông thoáng, làm cho các chủ thể kinh tế, mọi người dân an tâm sản xuất. Bởi vậy các nguồn lực, tiềm năng về vốn, lao động, tài nguyên được huy động và sử dụng có hiệu quả.

Tiềm năng lớn nhất của kinh tế cá thể là ở lao động và vốn. Theo thống kê năm 2002, nước ta có khoảng 43 triệu người trong độ tuổi lao động, trong

đó chỉ có khoảng 10% làm việc trong khu vực kinh tế nhà nước, 33,1% làm việc trong khu vực kinh tế tập thể và hơn 50% lực lượng lao động làm việc trong khu vực kinh tế cá thể, tiểu chủ [40, tr.31]. Kinh tế cá thể có nhiều thuận lợi để thu hút và sử dụng lao động trong xã hội so với các thành phần kinh tế khác, nên đây là một động lực quan trọng thúc đẩy thành phần kinh tế này phát triển.

Thêm nữa, kinh tế cá thể đã khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất. Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, đất đai có vai trò không thể thiếu nhưng trước đỏi mới, hiệu quả sử dụng đất rất thấp, không đảm bảo được an ninh lương thực cho đất nước hay nguồn nguyên liệu cho công nghiệp. Dấu mốc Chỉ thị 100 của Ban Bí thư và nhất là Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, nông nghiệp nước ta đã có sự đổi mới tích cực và to lớn. Đó là từ thiếu đói triền miên vươn lên nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Thành tựu đó chỉ có được trong những năm đổi mới, gắn liền với sự hình thành xác lập vai trò tự chủ về kinh tế của các hộ cá thể.

Ngoài ra khi nói đến kinh tế cá thể chúng ta không thể không nói đến tiềm năng nhân văn của thành phần kinh tế này. Đó là sự đóng góp tài năng sản xuất kinh doanh của các làng nghề truyền thống, của những nghệ nhân với đôi bàn tay vàng đã tạo nên những sản phẩm độc đáo tầm quốc tế. Hiện nay các làng nghề truyền thống đã được khôi phục và phát triển với quy mô lớn, chất lượng bảo đảm và nổi tiếng như gốm Bát Tràng, dát vàng quỳ Kiêu Kỵ, gốm Phù Lãng, đồ gỗ Đồng Kỵ, làng tranh Đông Hồ, chiếu Nga Sơn, làng đá Non Nước, làng nghề chạm bạc Đồng Xâm, làng Lụa Vạn Phúc, dệt thổ cẩm ở Tây Bắc, Tây Nguyên,... Từ đó, những kinh nghiệm, truyền thống quý báu được bảo tồn và phát triển. Như vậy, kinh tế cá thể góp phần duy trì và phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo khôi phục và phát triển kinh tế cá thể từ năm 1986 đến năm 2010 (Trang 103 - 118)