Đảng chỉ đạo khôi phục kinh tế cá thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo khôi phục và phát triển kinh tế cá thể từ năm 1986 đến năm 2010 (Trang 32)

1.2. Đảng lãnh đạo khôi phục kinh tế cá thể giai đoạn 1986 – 1995

1.2.2. Đảng chỉ đạo khôi phục kinh tế cá thể

Trong giai đoạn 1986 – 1990, triển khai mô hình kinh tế nhiều thành phần, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách và quy định cụ thể như: Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (tháng 4/1988) về vai trò của kinh tế hộ gia đình trong sản xuất nông, lâm nghiệp; Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị (ngày 17/8/1988) về đổi mới cơ chế chính sách đối với các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh; Nghị quyết 217 của Hội đồng Bộ trưởng về quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh của đơn vị cơ sở; Nghị định 29-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ngày 9/3/1988 về chính sách đối với kinh tế gia đình; Nghị quyết 15 Bộ Chính trị ngày 15/7/1988 về đổi mới chính sách và cơ chế quản lý đối với các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh; Nghị định

146-HĐBT (ngày 24/9/1988) về bổ sung, sửa đổi một số điều trong Nghị định 27-HĐBT và Nghị định 28-HĐBT (ngày 9/3/1988) về các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh; Nghị định số 170 – HĐBT ngày 14/11/1988 quy định chính sách đối với kinh tế cá thể, xí nghiệp tư doanh trong nông, lâm, ngư nghiệp; Quyết định số 139 – CT ngày 24/5/1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc cho phép các đơn vị kinh tế quốc doanh, tập thể, hộ kinh tế cá thể kinh doanh vàng, bạc, đá quý. Đặc biệt, Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty được Quốc hội thông qua ngày 21/12/1990. Nghị định 221/HĐBT và 222/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ban hành ngày 23/7/1991 đã cụ thể hóa một số điều Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty. Những văn bản đó được ban hành bước đầu tạo ra một môi trường pháp lý cho hoạt động của thành phần kinh tế tư nhân nói chung và kinh tế cá thể nói riêng.

Để thực hiện những nhiệm vụ mà Đại hội lần thứ VI của Đảng đã vạch ra chính sách về phân phối và lưu thông. Trong đó, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) ngày 9/4/1987 đã đề ra chính sách:

Đối với tiểu thủ công nghiệp, thể chế hoá và cụ thể hoá chính sách đối với kinh tế cá thể và kinh tế tư bản tư nhân theo tinh thần Nghị quyết Đại hội VI của Đảng để mọi người yên tâm bỏ vốn sản xuất, kinh doanh. Theo sự hướng dẫn của Trung ương, các tỉnh, thành phố quy định những ngành nghề và phạm vi hoạt động của các thành phần kinh tế nói trên. Khuyến khích các hình thức hùn vốn, hợp tác, làm ăn tập thể từ thấp đến cao và các hình thức liên kết với các thành phần kinh tế XHCN. Đấu tranh chống những hành vi phi pháp và những hiện tượng tiêu cực trong hoạt động của các thành phần kinh tế tư bản tư nhân và cá thể…

Đối với thương nghiệp, tiếp tục đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thương nghiệp tư doanh. [29, tr.70]

Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (4/1988) quyết định “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” (gọi tắt là Khoán 10). Đảng đã kiểm điểm sâu sắc sự lãnh đạo đối với nông nghiệp, chỉ rõ tư tưởng chủ quan nóng vội trong cải tạo, gò ép nông dân vào hợp tác xã, vào tập đoàn sản xuất, tập thể hóa tư liệu

sản xuất một cách triệt để trong khi chưa đủ điều kiện là những hạn chế rất căn bản làm cho nông nghiệp chậm phát triển trong khi nước ta rất có tiềm năng về tài nguyên đất và sức lao động trong nông nghiệp. Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (khóa VI) nêu rõ về khoán, phân công lao động và phân phối thu nhập trong hợp tác xã, tập đoàn sản xuất:

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm hộ và hộ xã viên, đến người lao động và đến tổ, đội sản xuất tuỳ theo điều kiện của ngành nghề cụ thể ở từng nơi, gắn kế hoạch sản xuất với kế hoạch phân phối từ đầu. Trong trồng trọt, về cơ bản khoán đến hộ hoặc nhóm hộ xã viên. [30, tr.111]

Ngoài ra, Nghị quyết còn vạch ra những chính sách đối với kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân trong nông, lâm, ngư nghiệp:

Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và tác dụng tích cực của kinh tế cá thể, tư nhân trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội; thừa nhận tư cách pháp nhân, bảo đảm bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trước pháp luật…; các định kiến hẹp hòi đối với kinh tế cá thể, tư nhân phải được xóa bỏ…; bảo đảm thực hiện đúng nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, quản lý dân chủ, không mệnh lệnh gò ép trong việc hợp tác

hoá. [30, tr.115]

Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đã đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của trên 10 triệu hộ nông dân trong cả nước, động viên họ tham gia “chấn hưng”

nền kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. “Với Khoán 10, các hộ

gia đình nông dân thực sự trở thành tế bào của nền kinh tế mới quá độ lên CNXH. Từ đây, quyền tự chủ của người nông dân được khôi phục, tạo điều kiện thuận lợi to lớn cho việc khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực, tài nguyên trong nông nghiệp, nông thôn nước ta, nó làm sống động tiềm năng một lực lượng lao động đông đảo nhất cả nước”. [12, tr.213]

Kể từ năm 1988 đến nay, thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, hộ nông dân đã được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ. Với việc giao quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài và 5 quyền của người sử dụng đất (theo Luật đất đai)

hộ đã trở thành những người chủ trên thực tế. Dựa trên quy hoạch của Nhà nước, chính quyền địa phương, hộ nông dân được quyền tự do lựa chọn phương hướng sản xuất, xác định quy mô tổ chức, hình thức quản lý và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nói cách khác, hộ nông dân là người trực tiếp tổ chức thực hiện quá trình sản xuất và chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh tế. Trong khi đó, hợp tác xã chỉ hỗ trợ một số khâu nhất định trong quá trình sản xuất của các hộ nông dân. Do đó, về thực chất hộ nông dân là hộ cá thể và được xếp vào thành phần kinh tế cá thể.

Tuy nhiên, kinh tế cá thể giai đoạn này đã bộc lộ những hạn chế cơ bản như: Nguồn lực tự có của nông hộ ngày càng khó đáp ứng với yêu cầu cạnh tranh của thị trường; trình độ lao động nhìn chung còn hạn chế, còn xa lạ với kinh tế thị trường, tính bảo thủ trong nền sản xuất tiểu nông còn lớn… Những hạn chế trên đòi hỏi những chủ trương chỉ đạo để “cởi trói” cho nền kinh tế nông nghiệp, nhằm phát triển theo hướng công nghiệp hóa và tư nhân hóa nhiều hơn nữa, từng bước phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện đại.

Tiếp theo đó, ngày 15/7/1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 16-NQ/TƯ về đối mới chính sách và cơ chế đối với các cơ sở sản xuất thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Nghị quyết xác định cụ thể một hệ thống chính sách bao gồm các quy hoạch, kế hoạch, chính sách vật tư và trang bị kỹ thuật, chính sách lao động và chính sách tài khóa, kế toán và tín dụng áp dụng riêng cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, và cho phép các cơ sở kinh tế tư nhân quy mô nhỏ được hoạt động trong các ngành sản xuất công nghiệp, xây dựng, vận tải, dịch vụ, làm hình thành “cái cốt” của môi trường kinh doanh theo cơ chế thị trường.

Ngày 29/3/1989, Hội nghị Trung ương 6 (khóa VI) đã nêu rõ quan

điểm: “Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhiều hình thức kinh

doanh của kinh tế tư nhân (trong đó có kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân) vẫn thích hợp, có hiệu quả và cần thiết lâu dài. Kinh tế tư nhân hoạt động theo pháp luật dưới sự hướng dẫn và điều tiết của nhà nước, tuy còn mang bản chất tư hữu, nhưng ít nhiều có tính chất tư bản nhà nước và là một

bộ phận hợp thành của cơ cấu kinh tế hàng hóa đi lên chủ nghĩa xã hội” [30, tr.487]. Khắc phục khuyết điểm đầu tư dàn trải, kém hiệu quả trong việc xây dựng cơ cấu kinh tế trước kia. Hội nghị đã chú trọng đổi mới cơ chế sử dụng vốn đầu tư. Vốn đầu tư của nhà nước chủ yếu tập trung cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng, một số công trình then chốt phục vụ việc thực hiện ba chương trình kinh tế, một số công trình phúc lợi xã hội; thu hút các nguồn vốn khác ở trong và ngoài nước bằng nhiều hình thức cho các mục tiêu đầu tư này. Đồng thời tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý và kế hoạch hóa, mở rộng phương thức đầu tư, chuyển hẳn các đơn vị xây dựng cơ bản sang hạch toán kinh doanh.

Đây là một bước tiến quan trọng trong tư duy về xây dựng cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế liên quan chặt chẽ và được quy định bởi cơ cấu đầu tư, do đó phải quản lý và kế hoạch hóa cơ cấu đầu tư; phải chú trọng phát triển dịch vụ, coi đó là một lĩnh vực kinh tế quan trọng.

Có thể thấy, trong giai đoạn này, kinh tế cá thể được khuyến khích phát triển theo ba loại hình là kinh tế gia đình, hộ cá thể và hộ tiểu thủ công nghiệp.

Đối với kinh tế gia đình, Đảng chủ trương: Bằng các chính sách, biện pháp thích hợp, khuyến khích phát triển kinh tế gia đình để bổ sung nguồn thu nhập cho người lao động, hỗ trợ cho kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Căn cứ Nghị quyết Đại hội lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam và Nghị quyết Hội nghị lần thứ II Ban Chấp hành Trung ương Đảng đối với kinh tế gia đình trong hoạt động sản xuất, Hội đồng Bộ trưởng đã ra Nghị định số 29- HĐBT ngày 9/3/1988 ban hành quy định về chính sách đối với kinh tế gia đình trong hoạt động sản xuất. Điều 2 của Nghị định này đã đưa ra tiêu chí để phân biệt kinh tế gia đình với hộ cá thể, hộ tiểu công nghiệp:

Những người làm kinh tế gia đình phải là công nhân viên chức, xã viên hợp tác xã, làm thêm ngoài giờ quy định của cơ quan, đơn vị tập thể,… Nếu có một người trở lên trong độ tuổi lao động, không phải là công nhân viên chức, xã viên hợp tác xã chuyên làm trong hộ kinh tế gia đình đã ba năm, thì phải chuyển sang đăng ký hộ cá thể sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp, xây dựng, vận tải. [63, tr.35-36]

Cũng theo Nghị định 29-HĐBT, những người làm kinh tế gia đình có một số quyền lợi như: được mua nguyên liệu trong nước để sản xuất; mua vật tư, thiết bị lẻ của Nhà nước theo phương thức mua vật tư, bán sản phẩm; được nhận gia công đặt hàng của tổ chức kinh doanh của Nhà nước (công ty vật tư, xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, công ty thương nghiệp) các đơn vị kinh tế tập thể và thành phần kinh tế khác; Tự do tiêu thụ các sản phẩm ngoài mức hợp đồng mua vật tư, bán sản phẩm hoặc gia công mặt hàng với các tổ chức kinh doanh của Nhà nước, với các đơn vị kinh tế tập thể; Tự do tiêu thụ các sản phẩm khác làm ra theo chính sách lưu thông hàng hóa của Nhà nước; Ký hợp đồng với bất cứ đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu hoặc đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu nào để bán các sản phẩm xuất khẩu do gia đình làm ra, mua lại vật tư để tái sản xuất, kể cả vật tư nhập khẩu; có quyền tự chọn ngân hàng để mở tài khoản, được rút tiền mặt từ tài khoản của mình ở ngân hàng để mở tài khoản, được rút tiền mặt từ tài khoản của mình ở ngân hàng; được vay vốn ngân hàng để phát triển kinh tế gia đình theo các quy định của ngân hàng; được nhận ngoại tệ của người thân ở nước ngoài gửi về qua ngân hàng ngoại thương Việt Nam để phục vụ sản xuất. Đặc biệt, những người làm kinh tế gia đình được miễn mọi thuế kinh doanh.

Đối với hộ cá thể và hộ tiểu công nghiệp, theo quy định của Nghị định 29-HĐBT chúng ta có thể thấy một bộ phận không nhỏ các cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể thuộc loại hình kinh tế gia đình. Tuy nhiên, phần lớn đối tượng thuộc diện hộ kinh doanh theo cách hiểu hiện nay thuộc diện “hộ kinh doanh cá thể trong nông, lâm, ngư nghiệp” và “hộ cá thể, hộ tiểu công nghiệp sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp, xây dựng, vận tải” quy định trong Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng số 27-HĐBT ngày 9/3/1988 ban hành quy định đối với kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp, xây dựng, vận tải và Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng số 170- HĐBT ngày 14/11/1988 ban hành quy định về chính sách đối với kinh tế cá thể, xí nghiệp tư doanh trong nông, lâm, ngư nghiệp.

Các đơn vị kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh là các đơn vị kinh tế tự quản: có tư liệu sản xuất và các vốn khác, tự quyết định mọi vấn đề sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về thu nhập, lỗ lãi. Mọi công dân Việt Nam có vốn, có tư liệu sản xuất, có kỹ thuật, chuyên môn, có sức lao động, không phải là cán bộ, công nhân viên chức Nhà nước tại chức, hoặc xã viên hợp tác xã, đều có quyền đứng ra tổ chức sản xuất kinh doanh ở các đơn vị kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh. [63, tr.6]

Cụ thể hơn, Nghị định còn quy định đối với hộ cá thể, tư liệu sản xuất và các vốn khác là sở hữu của người chủ đứng tên đăng ký dinh doanh. Chủ đăng ký kinh doanh phải là người lao động trực tiếp. Người lao động khác phải là bố mẹ, vợ chồng, các con và nếu là người thân thì phải có tên trong sổ đăng ký hộ khẩu của người chủ động đăng ký kinh doanh. Còn đối với hộ tiểu công nghiệp thì tư liệu sản xuất và các vốn khác cũng thuộc sở hữu của chủ hộ nhưng được thuê mướn lao động theo hợp đồng thỏa thuận giữa chủ và người làm thuê, chủ hộ là người lao động trực tiếp hoặc đóng vai trò chính về kỹ thuật sản xuất và tự điều hành sản xuất kinh doanh. Thu nhập sau khi đã đóng thuế thuộc sở hữu của chủ hộ.

Điểm tiến bộ trong nghị định có thể thấy, đó là đơn vị kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, không ai có quyền ép buộc, có quyền tự giải thể, xin chuyển thành các đơn vị tập thể, công tư hợp doanh, có quyền xin gia nhập các tổ chức liên kết, liên doanh với các đơn vị kinh tế quốc doanh, các đơn vị kinh tế tập thể theo những hình thức thích hợp, theo điều lệ liên kết, liên doanh, hợp đồng kinh tế được Nhà nước công nhận. Các cơ sở kinh tế cá thể phải có đăng ký kinh doanh mới được phép hoạt động, phải hoạt động đúng loại hình tổ chức, đúng ngành nghề, loại sản phẩm đã đăng ký; nếu có thay đổi phải xin điều chỉnh đăng ký kinh doanh. Hộ tiểu công nghiệp do Ủy ban nhân dân quận, huyện xét cấp đăng ký kinh doanh. Hộ cá thể do Ủy ban nhân dân phường, xã xét cấp đăng ký kinh doanh.

Như vậy, trong giai đoạn từ 1986-1990 những cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể, tiểu chủ thuộc diện phải xin phép kinh doanh đã được nhận thức

rõ nét hơn dưới hai dạng:

Một là, nếu người chủ đăng ký sản xuất, kinh doanh có tư liệu sản xuất, có vốn và là người trực tiếp lao động hoặc điều hành quản lý, chủ yếu trong phạm vi gia đình thì đăng ký sản xuất, kinh doanh dưới hình thức hộ cá thể (trừ hộ cá thể hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản). Những người lao động khác phải là người thân trong gia đình và phải có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo khôi phục và phát triển kinh tế cá thể từ năm 1986 đến năm 2010 (Trang 32)