Về nhận thức và chủ trương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo khôi phục và phát triển kinh tế cá thể từ năm 1986 đến năm 2010 (Trang 88 - 103)

Chương 3 NHẬN XÉT CHUNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.1. Nhận xét chung

3.1.1. Về nhận thức và chủ trương

Nhìn lại chặng đường hơn 20 năm đổi mới (1986 – 2010) đã qua, có thể nhận thấy những thành tựu cũng như những hạn chế về nhận thức của Đảng trong lĩnh vực kinh tế nói chung và với kinh tế cá thể nói riêng.

Trước hết, chủ trương khôi phục và phát triển kinh tế cá thể của Đảng là hoàn toàn phù hợp và đúng đắn với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất nước, phản ánh đúng bản chất thời kỳ quá độ ở Việt Nam.

Trong thời kỳ quá độ tồn tại nền kinh tế quá độ, đặc trưng cơ bản nhất của nền kinh tế quá độ là nền kinh tế nhiều thành phần. Tính quy luật đó diễn ra trong lịch sử phát triển của các nước đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Lênin đã chỉ ra rằng, ở các nước đi lên CNXH, phổ biến có ba thành phần kinh tế cơ bản: kinh tế XHCN, kinh tế tư bản chủ nghĩa và kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ. Vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin vào điều kiện cụ thể Việt Nam, chúng ta khẳng định rằng: sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế (trong đó có kinh tế cá thể) ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là một tất yếu, vì những lý do sau:

Thời kỳ quá độ còn có sự đan xen giữa kết cấu KT - XH của xã hội cũ và kết cấu KT - XH của xã hội mới, do đó tất yếu tồn tại các thành phần kinh tế của xã hội cũ dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất (thành phần kinh tế tư nhân: cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân) và thành phần kinh tế của xã hội mới dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất (thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể).

Thêm vào đó, Việt Nam bước vào thời kỳ quá độ từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến, sản xuất nông nghiệp lạc hậu, phân tán, nhỏ bé. Sự chênh

độ phát triển của lực lượng sản xuất không phải là nhỏ. Nhìn chung, sự phát triển của lực lượng sản xuất hiện nay còn ở trình độ thấp với nhiều trình độ khác nhau, tương ứng với mỗi trình độ phát triển triển khác nhau của lực lượng sản xuất tất yếu tồn tại một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất, do đó tồn tại các thành phần kinh tế tương ứng. Tất yếu còn có kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công, của những người làm dịch vụ, buôn bán nhỏ và một bộ phận nhỏ kinh tế tự nhiên, tự cung, tự cấp của một bộ phận dân cư ở vùng núi cao.

Để phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN, các thành phần kinh tế phải được cải biến. Không thể “xóa bỏ” hay “chuyển đổi” các thành phần kinh tế một cách chủ quan duy ý chí, mà phải căn cứ vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của từng ngành nghề mà từng bước hình thành quan hệ sản xuất mới từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu.

Trong bối cảnh đất nước lúc bấy giờ, tiềm lực và khả năng của các thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể chưa đủ mạnh để có thể đảm đương được việc đáp ứng nhu cầu của xã hội, thu hút hết lực lượng lao động trong xã hội. Trong khi đó việc khôi phục và phát triển thành phần kinh tế cá thể cho phép tạo công ăn việc làm cho nhân dân, huy động nguồn vốn nhàn rỗi và phân tán trong nhân dân để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Không những thế, nó còn khai thác các tiềm lực dồi dào về kinh nghiệm quản lý, ngành, nghề truyền thống... thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển đất nước, đảm bảo ổn định và cải thiện đời sống của đại bộ phận dân cư và ổn định chính trị - xã hội của đất nước.

Hơn nữa, với tình trạng là một nước nghèo, kinh tế, kỹ thuật lạc hậu, trình độ phát triển xã hội thấp, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, Việt Nam đã tiến hành quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Khi mới bắt đầu, Việt Nam cũng như nhiều nước XHCN khác đã áp dụng mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp phi thị trường. Trong mô hình kinh tế đó, vai trò của kinh tế XHCN được đề cao, còn các thành phần

kinh tế khác bằng những chính sách, biện pháp hành chính, áp đặt nóng vội để đẩy nhanh tiến độ cải tạo XHCN đối với chúng, với mục tiêu chính không phải là để huy động, phát triển, mà là hạn chế, thu hẹp, thậm chí xóa bỏ các thành phần kinh tế được gọi là “phi xã hội chủ nghĩa”.

Bởi vậy, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật và dám nói lên sự thật, Đảng đã có cách nhìn nhận mới, tạo nên bước đột phá trong tư duy. Sự thật đầu tiên phải dám nói lên là: trong nhiều năm trước đổi mới, Đảng đã phạm

“những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn”. Bản

chất của sai lầm đó là “tả khuynh, ấu trĩ, duy ý chí, trái quy luật khách quan…

Khi đã mắc sai lầm lại bảo thủ, trì trệ, không dũng cảm sửa chữa” [28,

tr.360]. Đại hội VI khẳng định: “Chúng ta quá chủ quan…nóng vội, xác định

sai lầm bước đi, không biết tận dụng và phát triển lực lượng đã có, cải tạo ồ ạt, muốn nhanh chóng xóa bỏ các thành phần kinh tế tư nhân để xác lập một cách phổ biến hình thức sở hữu tập thể và toàn dân đối với tư liệu sản xuất, ngay cả khi lực lượng sản xuất còn rất thấp kém” [28, tr.360]. Chính điều đó, đã kìm hãm, đã làm thui chột động lực và tính cạnh tranh giữa các lực lượng kinh tế, không huy động và sử dụng được các nguồn lực của đất nước để tạo đà cho sự phát triển.

Trong thời kỳ quá độ lên CNXH phải chấp nhận nền kinh tế có nhiều thành phần với trình độ phát triển khác nhau. “Chúng ta không nên “đốt cháy” giai đoạn khi điều kiện không cho phép, không nên dùng chính trị để áp đặt cho kinh tế” [68, tr.21]. Dựa vào thực tế ấy, Đảng đã nhìn nhận đúng bản chất của thời kỳ quá độ và đề ra những chính sách phù hợp, khôi phục lại các thành phần kinh tế tư nhân (trong đó có thành phần kinh tế cá thể) trong quá trình đổi mới đất nước. Việc phát triển các thành phần kinh tế này tạo điều kiện thuận lợi huy động mọi tiềm năng của đất nước để đi từ nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN bước đầu đã đạt được những thành công đáng kể.

Có thể khẳng định chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng, cụ thể là chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ngày càng hoàn thiện là sự vận dụng đúng quy luật khách quan, hợp với lòng dân nên đã khơi

dậy được những tiềm năng của các thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho kinh tế cá thể khôi phục và phát triển. Điều đó đã được khẳng định trong thực tiễn lịch sử. Đó là trong thời kỳ khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1955 – 1957), việc thừa nhận sự tồn tại các thành phần kinh tế, đặc biệt chủ trương khuyến khích, tạo điều kiện cho kinh tế cá thể phát triển đã cho phép nước ta khôi phục nhanh chóng nền kinh tế và vượt các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu so với năm 1939 (đỉnh cao của thời kỳ trước chiến tranh). Trong giai đoạn (1960 – 1986) mặc dù bị coi là đối tượng cải tạo XHCN, nhưng kinh tế cá thể vẫn tồn tại và đã có tác dụng quan trọng trong tái sản xuất sức lao động xã hội. Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay, nhờ chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong đó có kinh tế cá thể, thành phần kinh tế này được phục hồi, phát triển nhanh chóng và ngày càng khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Hai là nhận thức của Đảng về kinh tế cá thể đã không ngừng được phát triển, đồng bộ với sự phát triển tư duy kinh tế nhiều thành phần.

Những quan điểm khởi đầu có tính hệ thống về cơ cấu KT - XH XHCN được Đại hội IV (1976) vạch ra là một bước tiến trong tư duy lý luận của Đảng. Tuy nhiên giai đoạn này, cơ cấu thành phần kinh tế chưa được chú trọng, các thành phần kinh tế tư nhân; cá thể, tiểu chủ (kể cả trong công, thương nghiệp và trong nông nghiệp) không được khuyến khích phát triển mà còn là đối tượng phải cải tạo theo nghĩa xóa bỏ.

Tiếp đó, Đại hội V của Đảng (1981) đã từng bước thúc đẩy và thực hiện các biện pháp kinh tế nhằm xây dựng kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội chỉ có một chế độ sở hữu duy nhất là chế độ công hữu với tất cả các tư liệu sản xuất. Cho nên, sở hữu cá nhân bị khống chế, sở hữu tư nhân bị triệt tiêu. Nhận thức của Đảng về cơ cấu thành phần kinh tế ở giai đoạn này về cơ bản vẫn giống như Đại hội IV. Mục tiêu hoàn thành cải tạo kinh tế tư nhân, cá thể tiếp tục được đặt ra.

Trong điều kiện đó, những cải cách kinh tế khởi phát ở thời kỳ đầu những năm 80 của thế kỷ XX là xuất phát từ việc khôi phục động lực kinh tế,

gắn lợi ích kinh tế của người lao động sản xuất trong hệ thống sản xuất xã hội. Cách thức giải quyết yêu cầu này là hình thành một kiểu tổ chức sản xuất kinh doanh gắn người lao động sản xuất với lợi ích kinh tế thiết thực của họ. Con đường bất khả kháng là trả lại người sản xuất vai trò chủ thể của họ. Điều này thể hiện rõ nhất trong khu vực kinh tế tập thể, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Chỉ thị 100 – CT/TƯ của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IV (1981), sau đó được Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI (1988) cụ thể hóa, việc hộ gia đình nông dân trở

thành đơn vị kinh tế tự chủ trong sản xuất nông nghiệp đã được xem là bước

đột phá, mở đường cho kinh tế cá thể khôi phục và phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp. Thực chất là quá trình giải thể kinh tế tập thể mang tính chất tập trung, nửa nhà nước và tái lập hộ nông dân với tính cách là đơn vị kinh tế tự chủ. Cùng với quá trình xác lập lại các đơn vị kinh tế tự chủ trên cơ sở phi tập trung hóa là quá trình mang tính tổng quát: quá trình tự do hóa kinh tế, quá trình hình thành và phát triển các đơn vị kinh tế tự chủ trong nền kinh tế. Thực chất sự hình thành các đơn vị kinh tế tự chủ này là việc tái lập lại tiến trình phát triển kinh tế tư nhân ở các cấp độ khác nhau: cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế hợp tác hỗn hợp.

Bước chuyển lớn trong nhận thức về kinh tế tư nhân nói chung và kinh tế cá thể nói riêng được đánh dấu bằng Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986) khi chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần được khởi xướng trong đại hội này và được Đại hội VII, Đại hội VIII phát triển và chính thức được đưa vào Cương lĩnh của Đảng: “Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần là con đường tất yếu đi lên sản xuất lớn và là vấn đề có tính quy luật của nền kinh tế - xã hội”. Đại hội VI đã có bước chuyển đổi tư duy mang tính chất quyết định: chủ trương chuyển nền kinh tế nước ta từ chế độ công hữu sang chế độ đa sở hữu, coi nền kinh tế với cơ cấu nhiều thành phần là đặc trưng của cả thời kỳ quá độ. Đại hội xác định các thành phần kinh tế gồm kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế tự

nhiên, tự cấp, tự túc trong một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số… Trong sáu thành phần kinh tế, kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, chi phối các thành phần kinh tế khác. Từ đó, Nhà nước cho phép những nhà tư sản nhỏ sử dụng vốn, kiến thức, kỹ thuật và quản lý của họ để tổ chức sản xuất, kinh doanh trong một số ngành nghề cần thiết, nhưng vẫn cần phải “xóa bỏ thương nghiệp tư bản tư nhân”.

Đại hội VI đã khẳng định phải giải phóng sức sản xuất. Đã đưa ra chủ trương bố trí lại cơ cấu sản xuất và điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư; xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất theo hướng khẳng định cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ, xóa bỏ những thành kiến thiên lệch trong sự đánh giá và đối xử với người lao động thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.

Đến Hội nghị Trung ương 6 (3/1989) Đảng đã có một bước tiến mới về nhận thức khi coi: chính sách kinh tế nhiều thành phần có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên CNXH và chủ trương thực hiện tinh thần dân chủ về kinh tế, bảo đảm cho mọi người được tự do làm theo pháp luật.

Tại Đại hội VII (6/1991), Đảng tiếp tục thực hiện chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo hướng phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế, vừa cạnh tranh vừa hợp tác, bổ sung cho nhau trong nền kinh tế quốc dân thống nhất. Các thành phần kinh tế bao gồm: kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước. Các thành phần kinh tế cùng liên kết, hợp tác và cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh; trong đó, vị trí các thành phần kinh tế, đã được Đại hội xác định về cơ bản như: Tiếp tục chấn chỉnh và xây dựng khu vực doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả, đảm nhiệm được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế; Tiếp tục đổi mới và kiện toàn kinh tế tập thể; Kinh tế cá thể có tiềm năng to lớn, có vị trí quan trọng lâu dài, được Nhà nước khuyến khích phát triển; Nhà nước tiếp tục khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển không hạn

chế về quy mô và địa bàn phát triển trong những ngành mà pháp luật không cấm, Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của các nhà kinh doanh tư nhân.

Sau Đại hội VII, Đảng có một số quyết định quan trọng khác (ở các Hội nghị Trung ương 2, 5 khóa VII), nhằm tăng cường vai trò của một số thành phần kinh tế như: Thành lập tổng công ty nhà nước (90, 91) để tăng cường kinh tế nhà nước; Mở rộng quyền tự chủ của nông dân về ruộng đất: ngoài quyền sử dụng trước đó, nay còn thêm các quyền thừa kế, thế chấp, chuyển đổi, cho thuê, chuyển nhượng. Điều này tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân trong nông nghiệp, nông thôn chuyển sang sản xuất lớn và kinh tế trang trại đã ra đời.

Chỉ sau 10 năm thực hiện đổi mới, chính sách kinh tế nhiều thành phần được đánh giá là đã góp phần to lớn giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất, đưa đến những thành tựu KT – XH quan trọng. Chính vì vậy Đại hội VIII (6/1996) đã xác định nhiệm vụ đẩy mạnh công cuộc đổi mới một các toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần; lấy việc giải phóng sức sản xuất, động viên tối đa mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài cho công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo khôi phục và phát triển kinh tế cá thể từ năm 1986 đến năm 2010 (Trang 88 - 103)