Quá trình chỉ đạo thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh nam định lãnh đạo công tác thanh niên từ năm 2001 đến năm 2011 002 (Trang 61 - 84)

2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh Nam Định

2.2.1. Quá trình chỉ đạo thực hiện

Để đạt được các mục tiêu đề ra trong chủ trương, đường lối của Đảng, Đảng bộ tỉnh Nam Định đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết tạo động lực thúc đẩy sự sáng tạo, cống hiến của thanh niên, tạo môi trường, điều kiện cho việc xây dựng và phát triển đội ngũ thanh niên.

Đảng bộ tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức tôn trọng pháp luật, xây dựng phẩm chất tốt đẹp và đạo đức cách mạng cho thanh niên.

Đấu tranh kiên quyết, có hiệu quả với các luận điểm sai trái, phản động và các hoạt động của các thế lực thù địch, hòng mua chuộc, lôi kéo, giành giật thanh niên với Đảng. Trên cơ sở đó, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức Đảng, đảng viên, các tổ chức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội đối với công tác thanh niên.

Tập trung tuyên truyền về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nâng cao giác ngộ lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, lòng yêu nước, rèn luyện đạo đức cách mạng; xây dựng cho thanh niên có tinh thần tự hào dân tộc, ý thức tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa nhân loại. Đẩy mạnh công tác giáo dục, học tập các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, nâng cao hiểu biết của thanh niên về tình hình đất nước và thế giới, hình thành bản lĩnh chính trị vững vàng cho thanh niên.

Công tác tuyên truyền giáo dục cho ĐVTN luôn được các cấp bộ Đoàn quan tâm chú trọng, thông qua việc giáo dục chính trị tư tưởng: triển khai học tập, quán triệt nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, nghị quyết đại hội Đảng các cấp; nghị quyết đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX, tổ chức các hoạt động tuyên truyền cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. Thực hiện nghị quyết số 25-NQ/TW của BCH TW Đảng khoá X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh

niên trong thời kỳ CNH, HĐH”, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tiến hành khảo sát thực trạng hoạt động công tác Đoàn, tổ chức 3 hội nghị tại 3 khối để lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với công tác thanh niên thành phố đến năm 2010 và những năm tiếp theo”; tổ chức phát động chương trình hành động của tuổi trẻ tỉnh thực hiện nghị quyết của Đảng. Hàng năm đều diễn ra các buổi báo cáo tổng kết chương trình hoạt động của các cấp cơ sở Đoàn, đồng thời Đảng bộ cũng đưa ra các ý kiến chỉ đạo. Các kỳ Đại hội Đoàn từ tỉnh đến cơ sở đều có lãnh đạo, chỉ thị của cấp ủy Đảng.

Bên cạnh đó, 100% các đơn vị Đoàn tham mưu với cấp uỷ Đảng ban hành nghị quyết của Đảng về công tác thanh niên. Thực hiện cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” gắn với chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” do TW Đoàn phát động đã được các cấp bộ Đoàn của tỉnh tập trung triển khai với nhiều nội dung và hình thức phong phú. Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn chỉ đạo 100% các cơ sở Đoàn - Hội thành lập “Câu lạc bộ những người thắp sáng ước mơ” duy trì các hoạt động: tọa đàm, giao lưu đối thoại và trao học bổng cho ĐVTN có thành tích vượt khó học tốt.

Công tác giáo dục về truyền thống cách mạng cho ĐVTN đã được triển khai sâu rộng. Nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hàng năm, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức và chỉ đạo 100% các khối và các đơn vị tổ chức các hoạt động mít tinh kỷ niệm - Trao tặng kỷ niệm chương “Vì thế hệ trẻ”; phối hợp với Phòng Văn hoá Thông tin tỉnh tổ chức giải việt dã thanh niên; triển khai viết bài dự thi tìm hiểu 80 năm lịch sử vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và cuộc thi hiến kế cho Đoàn được trên 20 nghìn bài; triển khai viết bài dự thi tìm hiểu “Đồng chí Lê Đức Thọ -

Người con ưu tú của quê hương Nam Định”. Nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành phố Nam Định được Thủ Tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại II, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã tổ chức thành công hội trại thanh thiếu nhi tập trung [63, tr. 3-4].

Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật được tổ phong phú như: Phối hợp với Hội đồng phổ biến giáo dục tỉnh tổ chức cho cán bộ, ĐVTN học tập Luật Thanh niên, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Bảo vệ môi trường; tổ chức tuyên truyền và ký cam kết chấp hành nghị quyết 32 và nghị định 406/TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Không sản xuất, buôn bán, vận chuyển và tàng trữ các loại pháo”; “Không lạng lách, đánh võng và đua xe trái phép”. Đặc biệt năm 2009, Đoàn thanh niên tỉnh tổ chức triển khai cuộc thi tìm hiểu: Luật Phòng chống ma tuý, Luật Giao thông đường bộ đã thu hút trên 30 nghìn lượt ĐVTN và nhân dân tham gia. Năm 2010, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức thành công hội thi “Tuổi trẻ học đường với Luật ATGT và văn hoá giao không” khối Trung học phổ thông [63, tr. 4].

Qua 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên giai đoạn 2005 - 2010, với những chương trình, giải pháp cụ thể và sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành đã góp phần đảm bảo thực hiện các nội dung đề ra, tạo cơ chế chính sách và điều kiện cho thanh niên phát triển và trưởng thành. Mặt khác, nhằm thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển thanh niên của nhà nước đòi hỏi việc xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ và hệ thống giải pháp thực hiện Chương trình phát triển thanh niên trong giai đoạn 2011 – 2020 phải phù hợp với điều kiện của tỉnh và yêu cầu phát triển thanh niên trong thời kỳ mới. Đồng thời có những giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt và mang tính đột phá tạo sự chuyển biến tích cực hơn trong nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong công tác chăm lo phát triển thanh niên nhằm hình thành nguồn

nhân lực trẻ chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH theo nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đề ra.

Đảng bộ tỉnh Nam Định đã từng bước quán triệt, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác thanh niên. Ủy ban nhân dân tỉnh và chính quyền các cấp thường xuyên hướng dẫn kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật, điều phối hoạt động xã hội với thanh niên và công tác thanh niên. Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, các tổ chức cơ sở Đoàn hàng năm đều tiến hành tổ chức các cuộc họp đánh giá về công tác thanh niên, đề ra nhiệm vụ công tác thanh niên trong thời gian tiếp theo để đệ trình lên Hội đồng nhân dân các cấp phê duyệt chương trình hành động. Tiếp tục phát huy những thành quả của thời kỳ trước, Đảng bộ tỉnh Nam Định đã đẩy mạnh sự chỉ đạo cụ thể hơn nữa để phong trào thanh niên ngày càng vững mạnh và kiện toàn về đường lối lãnh đạo công tác thanh niên. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội trong tỉnh cũng luôn đề cao công tác phối hợp với Đoàn Thanh niên, quan tâm công tác xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn tạo điều kiện cho thanh niên phát huy vai trò xung kích tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng, văn minh đô thị, bảo vệ Đảng, chính quyền.

Trong những năm 2006 – 2011, Đảng bộ tỉnh Nam Định tiếp tục chỉ đạo công tác thanh niên một cách cụ thể và sâu sát trên tất cả các lĩnh vực: chăm lo giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa hình thành một thế hệ thanh niên mới có phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH; nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên; coi trọng việc trọng dụng tài năng trẻ, không ngừng nâng cao trình độ, có tri thức và kỹ năng; xây dựng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vững mạnh; tăng cường vai trò của MTTQ, các đoàn thể, tổ chức kinh tế, xã hội. Đảng bộ đã không ngừng củng cố công tác giáo dục tư tưởng chính trị đạo đức cho thanh niên, các hoạt động thực tiễn có ý nghĩa

thiết thực, cụ thể như “Thanh niên lập nghiệp”, “Tuổi trẻ giữ nước”... Thực tế, trong quá trình CNH, HĐH, đất nước ta vẫn còn gặp không ít khó khăn, thử thách. Điều này đặt cho cách mạng nước ta không chỉ thực hiện nhiệm vụ xây dựng đất nước mà còn phải nâng cao cảnh giác bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ bình yên cho Tổ quốc, chống lại các thế lực thù địch với âm mưu “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ cùng những âm mưu chống phá nước ta.

Đảng bộ chỉ đạo nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, tiếp cận và ứng dụng khoa học công nghệ mới; giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho thanh niên.

Phong trào “4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” bao gồm các hoạt động: đồng hành với thanh niên trong học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ; đồng hành với thanh niên trong khởi nghiệp, lập nghiệp và việc làm, đồng hành với thanh niên nâng cao sức khoẻ thể chất và đời sống văn hoá tinh thần; đồng hành với thanh niên nâng cao kiến thức và kỹ năng hoạt động xã hội.

Đoàn thanh niên các trường thường xuyên phát động các phong trào thi đua trong học tập cho đoàn viên học sinh như: Tuần học tốt, tháng học tốt, kỳ thi nghiêm túc... Thành lập các loại hình môn học, môn chuyên; tổ chức nhiều sân chơi trí tuệ như “Khởi động đầu tuần”, “Tài trí trẻ”; các cuộc thi “Lăng kính khoa học”, “Nữ sinh tài năng”...

Các cơ sở Đoàn đã tích cực phối hợp tổ chức tập huấn “Nâng cao kiến thức kỹ năng tư vấn hướng nghiệp hỗ trợ thanh niên học nghề, lập nghiệp” cho trên 1 nghìn thanh niên; phối hợp với các ban ngành đoàn thể triển khai đề án “Đào tạo nghề cho thanh niên”.

Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được các đơn vị duy trì thường xuyên như: tổ chức thi sáng tác thơ, ca, hò, vè, hội diễn văn nghệ nhân dịp tết cổ truyền của dân tộc; tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ, các

giải thể thao như: bóng đá, cầu lông, bóng bàn... nhân dịp các ngày lễ kỷ niệm và trong dịp hè hàng năm.

Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã phối hợp với Trung tâm tư vấn cộng đồng và các tổ chức chính trị xã hội tổ chức các khoá đào tạo nâng cao năng lựchoạt động cộng đồng cho trên 500 lượt cán bộ Đoàn về các vấn đề: Bảo vệ môi trường, phòng chống HIV/AIDS, bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, các mô hình sinh hoạt cộng đồng.

Các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn” được triển khai sâu rộng khắp trong ĐVTN như: phong trào chăm sóc và phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh liệt sỹ, xây dựng nhà tình nghĩa... Với những việc làm đó, tuổi trẻ Nam Định đã khẳng định tấm lòng biết ơn sâu sắc thế hệ cha anh đã hy sinh vì độc lập tự do cho dân tộc, các hoạt động trên làm cho phong trào “Tuổi trẻ giữ nước” của thanh niên Nam Định mang tính giáo dục, tính xã hội và tính nhân văn sâu sắc.

Xây dựng cho thanh niên tinh thần và ý chí không ngừng nâng cao trình độ, hoàn thành chương trình phổ cập trung học cho thanh niên; khuyến khích thanh niên học tập ở bậc cao đẳng, đại học và trên đại học.

Phát triển, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo của các Trung tâm dạy nghề. Khuyến khích phát triển các cơ sở dạy nghề ngoài công lập, đến năm 2010, cơ bản đáp ứng được nhu cầu trên 50% lao động có tay nghề, chuyên môn, kỹ thuật cho các ngành kinh tế của tỉnh và từng địa phương. Xây dựng lực lượng lao động trẻ phù hợp, đáp ứng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh, cán bộ khoa học - kỹ thuật trẻ có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo và khả năng hợp tác; tăng cường bố trí cán bộ trẻ có trình độ cao trong đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ lãnh đạo.

Tạo thêm nhiều việc làm cho thanh niên đạt trên 70% tổng số lao động được giải quyết việc làm hàng năm. Có kế hoạch giải quyết việc làm tại chỗ cho thanh niên nông thôn, cho bộ đội xuất ngũ. Hình thành nhận thức đúng đắn của thanh niên về nghề nghiệp, việc làm, nâng cao tính tích cực chủ động của thanh niên trong việc tự nâng cao trình độ và tìm kiếm việc làm.

Nâng cao sức khỏe, đời sống tinh thần, xây dựng nếp sống văn hóa, phòng chống, đẩy lùi tệ nạn xã hội, tình trạng phạm pháp trong thanh niên.

Đẩy mạnh cuộc vận động bài trừ ma túy, mại dâm và tội phạm trong thanh niên. Phát động phong trào “thanh niên Nam Định khỏe để lập nghiệp

và giữ nước” nhằm tăng cường tập luyện thể dục thể thao rèn luyện thân thể,

nâng cao sức khỏe và phong trào thanh niên đi đầu trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội, bài trừ ma túy, giữ gìn trật tự an toàn giao thông, vệ sinh nơi công cộng.

Mở rộng sự tham gia của lực lượng trẻ trong các hoạt động xã hội nhân đạo, bảo vệ môi trường, xây dựng cuộc sống văn hóa ở cơ sở, phòng chống và giảm thiểu tỷ lệ thanh niên phạm pháp, tình trạng vi phạm trật tự công cộng, an toàn giao thông trong thanh niên. Có biện pháp giúp đỡ hiệu quả, cảm hóa thanh niên hư hỏng, phạm pháp hòa nhập lại cuộc sống cộng đồng.

Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Phong trào “5 xung kích phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ Tổ quốc” bao gồm: xung kích lao động sáng tạo và phát triển kinh tế xã hội, xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, xung kích bảo vệ Tổ quốc giữ gìn an ninh trật tự, xung kích thực hiện cải cách hành chính, xung kích trong hội nhập kinh tế quốc tế; trong đó:

Phong trào “Sáng tạo trẻ”, xây dựng “Nông thôn mới” được ĐVTN trong tỉnh tích cực hưởng ứng. Các hoạt động TNTN được Ban Thường vụ

Tỉnh đoàn tập trung chỉ đạo và triển khai có hiệu quả: tổ chức lễ phát động và ra quân hưởng ứng “Tháng Thanh niên Việt Nam”, lễ khởi động “Năm Thanh niên Việt Nam 2011”. Duy trì các hoạt động “Thanh niên tình nguyện” vào các ngày thứ 7 và chủ nhật hàng tuần. Thực hiện Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Nam Định và chỉ thị của UBND tỉnh về việc: Xây dựng tuyến phố văn minh đô thị, tuyến đường không có rác thải và phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng Nam Định trở thành trung tâm vùng Nam đồng bằng Sông Hồng”, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã trích từ quỹ “Phát triển thanh niên” trang bị các dụng cụ làm vệ sinh môi trường cho các Đội TNTN trên 10 triệu đồng. Thông qua phong trào TNTN đã tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để đông đảo ĐVTN có cơ hội rèn luyện, cống hiến và trưởng thành.

Phong trào “Ba trách nhiệm”: Trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với gia đình, trách nhiệm với xã hội được triển khai sâu rộng trong cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh nam định lãnh đạo công tác thanh niên từ năm 2001 đến năm 2011 002 (Trang 61 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)