Bằng hình thức trực tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí công an nhân dân với việc giáo dục pháp luật cho lực lượng công an nhân dân (Trang 34 - 42)

báo chí CAND với việc giáo dục pháp luật cho lực l-ợng CAND

2.3.1 Bằng hình thức trực tiếp

2.3.1.1 Tuyên truyền, giáo dục pháp luật d-ới dạng nghiên cứu chuyên sâu.

Có thể nói cách đi này là thế mạnh của tạp chí CAND, cơ quan lý luận chính trị, nghiệp vụ của Đảng uỷ Công an Trung -ơng và lãnh đạo Bộ Công an. Theo Thiếu t-ớng, GS.TS Nguyễn Phùng Hồng, Tổng biên tập Tạp chí CAND thì mỗi tờ báo có tôn chỉ, mục đích, con đ-ờng đi của riêng mình. Những vấn đề pháp luật hay, hữu ích với hoạt động của lực l-ợng CAND, thì một bài báo nhỏ trên các báo CAND mới chỉ giải quyết đ-ợc khâu giới thiệu ban đầu, đôi khi còn sơ sài thì đến với tạp chí CAND, vấn đề đó lại đ-ợc mổ xẻ, nghiên cứu trao đổi, bàn luận kỹ càng d-ới góc độ lý luận khoa học. Tất nhiên, con đ-ờng ―giáo dục pháp luật‖ này chỉ thực sự thích hợp với những CBCS muốn tìm hiểu sâu, chắc vấn đề và thoát ly cách tiếp nhận thông tin của một độc giả thông th-ờng. Xin lấy ví dụ, trong tạp chí CAND tháng 6-2005, có bài nghiên cứu:

Luật ANQG thể chế hoá những quan điểm cơ bản của Đảng về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới” của Th-ợng t-ớng Nguyễn Khánh Toàn, Uỷ viên Trung -ơng Đảng, Thứ tr-ởng Th-ờng trực Bộ Công an. Chúng ta đều biết rằng, vấn đề ANQG là ―sống còn‖ đối với một đất n-ớc, thực tiễn cho thấy, việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ

ANQG cần có sự quản lý, chỉ đạo, điều hành tập trung thống nhất của Nhà n-ớc, trong đó hệ thống các quy định của pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng, song các quy định của pháp luật hiện hành còn ch-a đầy đủ hoặc không phù hợp với thực tiễn. Do đó, cần có một văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao để điều chỉnh trong lĩnh vực này. Đó là Luật ANQG. Song có một thực tế là từ khi Luật ANQG đ-ợc Quốc hội khoá XI thông qua trong kỳ họp thứ 6 và từ ngày 1/7/2005, Luật có hiệu lực, nh-ng nhiều công dân, trong đó có một l-ợng không nhỏ là CBCS trong ngành Công an vẫn còn ―bỡ ngỡ‖ và thiếu thông tin về bộ luật quan trọng này. ―Lỗ hổng‖ này, báo chí CAND phải bù đắp, cung cấp thông tin về bộ luật. Trở lại bài nghiên cứu trên, tác giả Nguyễn Khánh Toàn đã giới thiệu khá kỹ những nét cơ bản về luật ANQG, trong đó có những vấn đề căn cốt nh-: Luật đã thể chế hoá những quan điểm, đ-ờng lối chính sách của Đảng về bảo vệ Tổ quốc; khẳng định Nhà n-ớc ta thực hiện chính sách xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xác định nền An ninh nhân dân là sức mạnh tinh thần, vật chất, sự đoàn kết, trong đó, lực l-ợng chuyên trách bảo vệ ANQG làm nòng cốt; đồng thời Luật cũng xác định hoạt động bảo vệ ANQG là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm ANQG; quán triệt, cụ thể hoá quan điểm của Đảng về nâng cao chất l-ợng và hiệu quả công tác công an trong tình hình mới. Sau bài viết của Thứ tr-ởng Nguyễn Khánh Toàn, tạp chí CAND số tháng 6/2005 đã dành hẳn chuyên mục ―Nghiên cứu, quán triệt Luật ANQG‖ với ba bài viết sâu:

Quá trình xây dựng và hoàn thiện Luật ANQG” , “ Những nội dung cơ bản của Luật ANQG” và “ Quán triệt và triển khai thực hiện Luật ANQG trong lực l-ợng CAND” . Thiết nghĩ, việc đăng tải, giới thiệu sâu, kỹ, có lộ trình nh- vậy sẽ cung cấp những kiến thức pháp luật một cách cơ bản và toàn diện.

Cũng trong năm 2005, 2006, có một vấn đề thời sự thu hút sự quan tâm đặc biệt của công luận. Đó là sự ra đời Luật phòng chống tham nhũng (PCTN), có hiệu lực từ 1/6/2006. Có quan điểm cho rằng, đến thời điểm này, chúng ta mới xây dựng Luật PCTN là quá muộn, vì đây là một trong bốn nguy cơ làm

nghèo đất n-ớc, làm cho nhân dân lo lắng, suy giảm lòng tin của nhân dân vào bộ máy chính quyền. Vậy bộ luật này gồm những nội dung gì, triển khai ra sao? Một nét khá đặc tr-ng của tạp chí CAND là th-ờng giáo dục, tuyên truyền pháp luật theo chuyên đề, số này bàn về luật ANQG thì số tới bàn về Luật PCTN. Đây thật sự là một lợi thế đối với tạp chí CAND. Do đó, một loạt các bài viết xuất hiện trên tạp chí CAND số tháng 7, 8-2006 bàn về Luật PCTN, chắc chắn rất có ích với lực l-ợng tuyến đầu trong trận chiến đấu cam go này nh- Cảnh sát điều tra, kinh tế. Trong bài Tổng cục Xây dựng lực l-ợng - CAND quyết tâm thực hiện có hiệu quả Luật PCTN” (Tạp chí CAND tháng 8/2006), tác giả Châu Văn Mẫn đã đề cập đến những việc ―cần làm ngay‖ khi bộ luật quan trọng này đi vào cuộc sống. Đó là, các đơn vị cần có kế hoạch tổ chức, quán triệt, triển khai đến từng CBCS nội dung cơ bản của Luật; lãnh đạo các đơn vị, địa ph-ơng phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong ―trận chiến‖ này; đồng thời đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm minh các hành vi tiêu cực, tham nhũng…Liên quan đến nội dung của bộ Luật có một vấn đề đang có nhiều tranh luận là thành lập cơ quan chuyên trách chống tham nhũng. Bài viết: Bàn thêm một số vấn đề xung quanh việc thành lập cơ quan chuyên trách chống tham nhũng trong Bộ Công an” . Sở dĩ tác giả đi sâu vào vấn đề này vì tại khoản 1, điều 75 Luật PCTN quy định: Trong Thanh tra Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an có đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng. Bài viết đ-a ra 3 quan điểm về mô hình, tổ chức, bộ máy của cơ quan chuyên trách chống tham nhũng trong Bộ Công an, trong đó tác giả đồng tình với quan điểm thứ 3 là, việc thành lập thêm một cơ quan nữa để chuyên trách điều tra các tội phạm về tham nhũng là không cần thiết ( hai quan điểm kia muốn thành lập mới một cơ quan chuyên trách chống tham nhũng) mà điều quan trọng là phải tháo gỡ đ-ợc cơ chế để đảm bảo cho các cơ quan điều tra hiện có thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc điều tra, xử lý tội phạm tham nhũng. Với luận

điểm đó, tác giả Tr-ơng Quang H-ng cho rằng: Vẫn cơ chế nh- hiện nay thì dù có thành lập thêm bao nhiêu cơ quan điều tra và đặt nó ở cấp nào đi nữa cũng khó mang lại hiệu quả nh- mong muốn‖. Lý lẽ mà tác giả bài đ-a ra bao gồm: “ Từ Bộ Công an đến Công an các địa ph-ơng, chúng ta đều có Cục, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, và tính đến tháng 7-2006, các cơ quan điều tra đó mới hoạt động đ-ợc 1 năm 8 tháng, vậy cách tổ chức này liệu ch-a phù hợp” . Trong khi đó, theo tác giả thì Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2-6-2005 của Bộ Chính trị về Chiến l-ợc cải cách t- pháp đến năm 2020 là Tr-ớc mắt, tiếp tục thực hiện mô hình tổ chức cơ quan điều tra theo pháp luật hiện hành; nghiên cứu và chuẩn bị mọi điều kiện để tiến tới tổ chức lại các cơ quan điều tra theo h-ớng thu gọn đầu mối” . Nạn tham nhũng thời gian qua ch-a bị đẩy lùi, có một nguyên nhân hết sức quan trọng, đó là từ năm 1993 đến nay, trong số các đối t-ợng phạm tội bị phát hiện, có 1 bộ tr-ởng và 5 thứ tr-ởng, 14 chủ tịch và phó chủ tịch tỉnh, hàng trăm vụ tr-ởng, tổng giám đốc, thủ đoạn phạm tội của họ rất tinh vi, d-ới nhiều vỏ bọc và có sự bảo kê của chính các đối t-ợng có chức vụ. Trở ngại đó khiến việc phát hiện, đấu tranh, xử lý các hành vi tham nhũng th-ờng rất khó khăn. Vì vậy, việc thành lập cơ quan chuyên trách điều tra các tội phạm về tham nhũng phải đặt nó trong mối quan hệ tổng thể với hệ thống các cơ quan tiến hành tố tụng và không thể thoát ly các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. ở một bài viết khác: Bảo vệ ng-ời tố cáo trong đấu tranh chống tội phạm tham nhũng” (tạp chí CAND tháng 7-2006), tác giả Nguyễn Ngọc Anh, Phó Vụ tr-ởng Vụ pháp chế (Bộ Công an) đã đề xuất một số giải pháp bảo vệ ng-ời đứng ra tố cáo nh-: bố trí lực l-ợng, ph-ơng tiện, canh gác bảo vệ; thay đổi tung tích, lai lịch, đặc điểm nhân thân của ng-ời đ-ợc bảo vệ; răn đe, cảnh cáo, vô hiệu hoá hoặc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối t-ợng có hành vi gây nguy hiểm cho ng-ời đ-ợc bảo vệ…Đây là một nét rất mới, mang đầy tính nhân văn khi chúng ta đang xây dựng Nhà n-ớc pháp quyền của dân, do dân và vì dân; đồng thời qua đó, bồi

đắp thêm kiến thức về phòng chống tham nhũng cho các lực l-ợng chuyên trách.

2.3.1.2 Giáo dục pháp luật một cách sinh động, dễ tiếp nhận với nhiều loại độc giả

Trong khi tạp chí CAND chủ tr-ơng đăng tải những bài viết nghiên cứu chuyên sâu về các bộ luật, các văn bản pháp luật bằng một văn phong, ngôn ngữ khoa học thì các tờ báo CAND, CATP Hồ Chí Minh lại cập nhật, đăng tải những thông tin thời sự liên quan đến các bộ luật, các văn bản, các vấn đề pháp luật bằng một phong cách ―báo‖, với ngôn ngữ rộn ràng, đời sống, dễ hiểu, dễ nhớ và d-ới nhiều thể loại báo chí khác nhau. Cách tuyên truyền pháp luật đó xuất phát từ tôn chỉ mục đích và chức năng của một tờ báo, có số l-ợng phát hành lớn và h-ớng tới đối t-ợng độc giả hoàn toàn khác (phong phú, đa dạng hơn về trình độ, nghề nghiệp, học vấn, độ tuổi…), trong đó có một l-ợng độc giả không nhỏ là CBCS CAND.

Cùng tuyên truyền về Luật PCTN, báo CAND số ra ngày 22-4-2006 có bài phỏng vấn Thứ tr-ởng Th-ờng trực Bộ Công an Nguyễn Khánh Toàn: Xử lý tham nhũng không có kiêng dè” , vì “ …nếu kiêng dè sẽ phải trả giá đắt, mà giá đắt nhất là dân sẽ mất lòng tin” . Vận dụng thể loại phỏng vấn, các vấn đề xoay quanh Luật PCTN đ-ợc đặt ra và đ-ợc trả lời trực tiếp, có sắc thái, có tình cảm, thái độ, qua đó giúp chúng ta cảm nhận đ-ợc quyết tâm của lãnh đạo Bộ Công an trong việc ―bài trừ‖ nạn tham nhũng, củng cố trình độ và kiến thức pháp luật cho lực l-ợng đủ sức đảm trách nhiệm vụ phòng chống nạn tham nhũng ngày càng phức tạp. Bài báo đã cung cấp cho ng-ời đọc một thông điệp: khi bộ luật này đi vào thực thi thì lực l-ợng Công an sẽ phát huy vai trò trong cuộc chiến này bằng phát hiện điều tra, làm rõ các hành vi tham nhũng để cơ quan có thẩm quyền xét xử nghiêm minh. Tuy nhiên, có một giải pháp quan trọng là phải ―phòng chống tiêu cực ngay trong nội bộ ngành‖, nhất là khi bọn tội phạm tìm đủ cách tấn công, mua chuộc cán bộ điều tra án tham nhũng. Theo

quan điểm của Th-ợng t-ớng Nguyễn Khánh Toàn thì “ …những cán bộ điều tra phải thực sự liêm khiết, tuân theo pháp luật. Những vấn đề báo chí phản ánh về một số tiêu cực trong lực l-ợng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát điều tra, Cảnh sát Quản lý hành chính là có. Đảng uỷ Công an Trung -ơng luôn nghiêm khắc tr-ớc việc này và tới đây, sẽ tăng c-ờng quản lý chặt chẽ bằng cơ chế trang bị ph-ơng tiện kỹ thuật, sự giám sát của nhân dân, tăng c-ờng thanh, kiểm tra. Đối với đảng viên, cán bộ công an và công dân đều bình đẳng tr-ớc pháp luật, việc xử lý sai phạm sẽ làm kiên quyết” …Vẫn xoay quanh chủ đề chống tham nhũng, một trong những vấn đề nóng bỏng và cấp thiết của toàn xã hội, báo CA TP Hồ Chí Minh ra ngày 29-10-2005 đã đ-a ra một con số đáng để suy ngẫm: Từ năm 1993 đến năm 2004, lực l-ợng CAND đã phát hiện 9.960 vụ tham nhũng với tổng thiệt hại do các đối t-ợng tham nhũng gây ra là hơn 7.500 tỷ đồng. Lực l-ợng CAND đã khởi tố, điều tra 6.763 vụ với 13.892 đối t-ợng phạm các tội về kinh tế, trong đó tội tham ô gồm 2.709 vụ, cố ý làm trái là 3.955 vụ, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 1.640 vụ, hối lộ 178 vụ, trong đó điển hình là vụ án ở Công ty dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam, vụ đ-a và nhận hối lộ liên quan đến một số trọng tài, huấn luyện viên, cầu thủ…Vậy ngành Công an sẽ làm gì để phòng, chống tham nhũng? Trả lời phỏng vấn trên báo ANTĐ ra ngày 6-4-2006, Thứ tr-ởng Bộ Công an Lê Thế Tiệm cho rằng, vụ việc bắt tạm giam ông Nguyễn Việt Tiến, Thứ tr-ởng Bộ Giao thông vận tải đã tham nhũng, thiếu trách nhiệm, gây thất thoát hàng chục tỷ đồng từ các công trình xây dựng cơ bản trong vụ án PMU18 là quyết tâm cao độ của lực l-ợng CAND trong cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực, nhất là khi d- luận cho rằng, có thành viên trong Ban chuyên án nhận ―hối lộ‖, nên đã rút ng-ời này ra khỏi Ban chuyên án. Tuy nhiên, quan điểm của Thứ tr-ởng Lê Thế Tiệm về vấn đề ―nhạy cảm‖ này là: ―Có d- luận nh-ng ch-a có căn cứ chứng minh thì không thể khẳng định ai nhận hối lộ đ-ợc. Việc rút một thành viên ra khỏi Ban chuyên án là để đảm bảo tính khách quan trong hoạt động nghiệp vụ chứ không

phải rút vì đã có căn cứ xác định ng-ời đó có hành vi nhận hối lộ‖; ―Việc khởi tố về tội danh gì phải căn cứ vào hành vi sai phạm t-ơng ứng của đối t-ợng đó mà cơ quan điều tra xét thấy có căn cứ, sai phạm đến mức khởi tố về tội nào thì khởi tố về tội đó và quá trình tố tụng phải đảm bảo tính chính xác, khách quan. Bùi Tiến Dũng ban đầu bị khởi tố về tội ―Đánh bạc‖, nh-ng sau đó, cơ quan điều tra có căn cứ xác định Bùi Tiến Dũng còn phạm tội ―Cố ý làm trái…‖ và ―Đ-a hối lộ‖ nên đã khởi tố bổ sung thêm hai tội danh này‖. Và trên thực tế, đã có không ít vụ án kinh tế xảy ra, nh-ng vì kiến thức pháp luật và nghiệp vụ còn non kém, cơ quan điều tra đã để xảy ra oan sai, bắt oan ng-ời vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm. Nhân nói đến chống tiêu cực tham nhũng, có một vấn đề liên tục đăng đàn trong hệ thống báo chí CAND những năm gần đây, đó là tình trạng hình sự hoá các vi phạm pháp luật kinh tế, dân sự. Đây cũng là một nét ―đột phá‖ của báo chí CAND, cho thấy sự ―đổi mới t- duy‖, không né tránh những vấn đề còn ―non kém‖ của ngành. Bàn về tình trạng này, báo chí CAND đều khẳng định, dù do bất cứ nguyên nhân nào thì đây cũng đều là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt dễ xảy ra ở hai tội ―Lừa đảo‖ và ―Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản‖. Bài báo Hoàn thiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí công an nhân dân với việc giáo dục pháp luật cho lực lượng công an nhân dân (Trang 34 - 42)