Bằng hình thức gián tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí công an nhân dân với việc giáo dục pháp luật cho lực lượng công an nhân dân (Trang 42 - 84)

báo chí CAND với việc giáo dục pháp luật cho lực l-ợng CAND

2.3.2 Bằng hình thức gián tiếp

Qua khảo sát tạp chí CAND, báo CAND, ANTĐ và CA TP Hồ Chí Minh, có một điều khá hấp dẫn và thú vị là các ấn phẩm này tuyên truyền, giáo dục pháp luật khá đậm nét, sâu sắc, nh-ng không phải bằng con đ-ờng trực tiếp nh- đã trình bày ở phần 1, mà thông qua những sự kiện trong cuộc sống công tác, chiến đấu của lực l-ợng CAND (vốn đầy phức tạp, hiểm nguy và đa sắc màu, có chiến công, có những mất mát hy sinh thầm lặng cao quý và cũng có cả những sa ngã, làm trái quy định pháp luật…), để khái quát, gián tiếp mang lại kiến thức và giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân và đặc biệt là cho CBCS CAND, những ng-ời đang trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ pháp luật. Đây cũng là thế mạnh của các ấn phẩm thuộc phạm vi khảo sát và cũng là một trong những nét đặc tr-ng của báo chí CAND. Kết quả khảo sát cho thấy, các ấn phẩm trên thực hiện việc giáo dục pháp luật gián tiếp chủ yếu theo những con đ-ờng sau:

2.3.2.1 Tuyên truyền g-ơng điển hình tiên tiến và những vất vả, hy sinh thầm lặng của lực l-ợng CAND

Lâu nay, nhiều ng-ời cho rằng, cứ nói đến báo chí CAND là họ nghĩ đến những vụ án dày đặc, cuộc sống đầy sắc màu đen tối. Nh-ng quan niệm đó rất võ đoán và không chính xác. Nhiều năm trở lại đây, tuy mỗi tờ báo CAND đều có tôn chỉ, mục đích và có bản sắc riêng, nh-ng ―không hẹn mà gặp‖, hầu khắp các ấn phẩm của báo chí CAND đều duy trì đều đặn việc đăng tải g-ơng chiến sỹ CAND điển hình tiên tiến, trong công tác và trong cuộc chiến phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh trật tự xã hội. Các tờ báo đều có chuyên mục riêng cho vấn đề này, ví dụ: báo CAND có chuyên mục H-ởng ứng cuộc thi phát

hiện và viết về g-ơng sáng công an xã ph-ờng” ; các g-ơng chiến sỹ CAND điển hình xuất hiện ở báo CATP Hồ Chí Minh d-ới chuyên mục Vì bình yên cuộc sống” …Nói cách khác, đây là truyền thống của báo chí CAND, xuất phát từ chủ tr-ơng lớn của Đảng uỷ Công an Trung -ơng và lãnh đạo Bộ Công an là không ngừng nhân rộng những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến để tạo nên phong trào thi đua lập chiến công rộng khắp, ngày càng củng cố lòng tin và uy tín của lực l-ợng đối với nhân dân. Làm đ-ợc điều đó có vai trò quan trọng của báo chí CAND.

Sẽ có ng-ời đặt câu hỏi, vì sao tuyên truyền về g-ơng ng-ời tốt việc tốt trong lực l-ợng CAND lại có giá trị trong việc giáo dục pháp luật? Nếu nhìn một cách trực diện, sẽ rất khó hình dung ra yếu tố pháp luật đ-ợc truyền tải qua g-ơng ng-ời tốt việc tốt. Song theo quan điểm của ng-ời viết luận văn thì những tấm g-ơng điển hình tiên tiến là một biểu hiện sinh động, là đỉnh cao cho sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Một công dân nói chung hay một chiến sỹ CAND nói riêng, làm đúng, làm tốt nhiệm vụ chuyên môn đã là chấp hành tốt quy định, nội quy và những nguyên tắc, những quy phạm chuẩn mực trong công tác. Nh-ng không chỉ làm đúng, làm đủ, làm tốt, v-ợt lên trên mọi khó khăn, rất nhiều chiến sỹ CAND đã làm đ-ợc những điều tuyệt vời, những thành tích tuyệt vời trong cuộc chiến đấu phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh Tổ quốc. Nói một cách văn ch-ơng thì những con ng-ời này đã ―thăng hoa‖, chuyển hoá những kiến thức về luật pháp và nghiệp vụ chuyên môn lên một tầm cao mới, một giá trị mới. Nếu không am hiểu pháp luật, tinh thông về nghiệp vụ và sâu xa hơn là sự cống hiến và xả thân, là đạo đức nghề nghiệp và lòng yêu nghề thì không một chiến sỹ CAND nào dám dấn thân vào môi tr-ờng công tác đầy khắc nghiệt, cám dỗ và hiểm nguy, đối mặt với đủ loại tội phạm; không một cán bộ CAND nào trong những giờ khắc cam go, chiến đấu với những tên tội phạm nguy hiểm lại coi cái chết ―nhẹ tựa lông hồng‖. Không ai có thể cho rằng, một chiến sỹ cảnh sát hình sự lặn lội đêm hôm điều tra vụ án, một ng-ời công an xã hy sinh khi làm nhiệm vụ lại không am hiểu pháp luật,

tinh thông về nghiệp vụ. Xét d-ới góc độ báo chí, một tấm g-ơng điển hình trong cuộc sống sẽ có sức cảm hoá, tạo ―phản ứng dây chuyền‖ mạnh mẽ và thiết thực hơn bất cứ lý luận khô cứng nào.

Vậy báo chí CAND tuyên truyền về g-ơng điển hình công an nh- thế nào? Qua đó đạt hiệu quả giáo dục pháp luật ra sao đối với CBCS trong ngành? Tr-ớc khi đi vào các bài báo cụ thể, với những con ng-ời, g-ơng điển hình cụ thể, xin dành đôi dòng nói về một cuộc vận động chính trị sâu rộng, có thể nói là lớn nhất từ tr-ớc tới nay trong lực l-ợng CAND, nó đã khơi nguồn, tạo đà giúp báo chí CAND làm tốt hơn chức năng của mình, trong đó có cả vấn đề giáo dục pháp luật. Đó là cuộc vận động Xây dựng lực l-ợng CAND vì n-ớc quên thân, vì dân phục vụ” , đ-ợc Đảng uỷ Công an Trung -ơng và lãnh đạo Bộ Công an phát động từ tháng 2-2006 và nhanh chóng đ-ợc các cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp, các ban ngành, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân và đặc biệt là toàn lực l-ợng CAND nhiệt tình ủng hộ. Cuộc vận động này nói theo cách nói của báo CATP Hồ Chí Minh, số ra ngày 19-8-2006 là Cuộc vận động nhân bản” , xuất phát từ yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự và xây dựng lực l-ợng CAND trong tình hình mới, đồng thời phát huy truyền thống vẻ vang của lực l-ợng. Từ ngày khởi x-ớng, phát động, cuộc vận động này đã trở thành một động lực mạnh mẽ, nh- một chất men xúc tác thôi thúc các đơn vị, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và lập công mới. Tạp chí CAND tháng 9-2006 có bài viết Lực l-ợng CAND thực hiện cuộc vận động Xây dựng lực l-ợng CAND vì n-ớc quên thân, vì dân phục vụ” đã tổng kết:

H-ởng ứng cuộc vận động, nhiều công an đơn vị, địa ph-ơng có cách làm sáng tạo nh- “ Xây dựng phong cách ng-ời chiến sỹ Công an Thủ đô văn hoá”

của Công an thành phố Hà Nội; “ Xây dựng 3 mục tiêu: đơn vị văn hoá, lãnh đạo mẫu mực, cán bộ chuyên cần” của Công an tỉnh Thanh Hoá, “ Xây dựng nề nếp, rèn luyện kỷ c-ơng, nâng cao chất l-ợng” của Cục Công tác chính trị. Nhiều đơn vị đã bổ sung, tăng c-ờng cán bộ công an xuống cơ sở “ 3 cùng”

với nhân dân, đẩy mạnh công tác nắm tình hình, tiến hành các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản, xác lập nhiều chuyên án lớn, phát hiện và đấu tranh làm thất bại âm m-u, hoạt động của các thế lực thù địch, tấn công mạnh mẽ, có hiệu quả đối với các loại tội phạm cố tổ chức, tội phạm tham nhũng, buôn bán ma tuý…, kiềm chế sự gia tăng của tội phạm” . Cũng trong bài viết này, có một chi tiết rất gây sự chú ý, đó là: ―Trong thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 đến nay) đã có hơn 100 CBCS hy sinh, trên 500 đồng chí bị th-ơng và hàng ngàn CBCS Công an nêu cao g-ơng sáng về tinh thần quả cảm, lập công xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự, giữ gìn cuộc sống bình yên cho nhân dân” .

Nh- đã nói ở trên, tuyên truyền g-ơng ng-ời tốt việc tốt đã trở thành truyền thống, là ―món ăn‖ quen thuộc của báo chí CAND. Từ khi có cuộc vận động chính trị trên thì báo chí CAND nh- đ-ợc khơi nguồn, cổ vũ mạnh mẽ, do đó g-ơng điển hình tiên tiến đ-ợc đăng tải đều đặn, thành mảng miếng, phong phú, sinh động về nội dung và cách viết. Từ loạt bài báo khảo sát, có thể thấy nổi lên những tấm g-ơng chiến sỹ công an tận tuỵ trong công tác, hết lòng vì công việc, gắn bó, phục vụ nhân dân đã xuất hiện ―khá dày dặn‖ trên các ấn phẩm báo chí nói trên. Lâu nay, vấn đề ―Cảnh sát giao thông (CSGT) nhận mãi lộ‖ đã từng bị phản ánh trên nhiều tờ báo nh- Tuổi trẻ, Thanh niên, Tiền phong, Lao động…Đó là một sự thực rất đáng lên án và phải xử lý nghiêm, nh-ng cách tuyên truyền hơi quá khích, đôi khi một chiều của nhiều tờ báo về hiện t-ợng này đã làm sai lệch, ―bóp méo‖ hình ảnh của CSGT và nguy hiểm hơn là làm suy giảm lòng tin của nhân dân. Trong khi đó, đây là một trong những lực l-ợng vất vả nhất, m-a nắng đều phải có mặt trên các tuyến đ-ờng, rồi bụi bặm, tiếng ồn và ở những thành phố lớn nh- Hà Nội, đ-ờng xá chật hẹp, tắc đ-ờng, tai nạn gia tăng với tốc độ chóng mặt, nếu không có lực l-ợng CSGT giữ bình yên, giữ gìn trật tự an toàn giao thông trên các con phố, liệu ng-ời dân có thể tự giải quyết đ-ợc những vấn đề đó? Tuy nhiên, đọc những tấm g-ơng CSGT trên các ấn phẩm báo chí CAND, một cách thiện chí và khách quan thì có thể thấy,

những hiện t-ợng CSGT mãi lộ, làm luật mà một số tờ báo đăng tải có lẽ chỉ là ―con sâu bỏ rầu nồi canh‖, là tr-ờng hợp cá biệt, không phải là phổ biến. Bài báo Niềm tự hào của CSGT thành phố” (báo CATP Hồ Chí Minh, 1-8-2006) viết về hai CSGT Tr-ơng Văn Tuyên, cán bộ Đội CSGT số 3 và Đoàn Văn Sở, trạm CSGT số 6 (Phòng CSGT đ-ờng bộ CA TP Hồ Chí Minh) với những chi tiết giản dị mà thuyết phục: Nhiều ng-ời dân sống gần những chốt gác của anh Tuyên đã th-ờng xuyên theo dõi khi anh làm nhiệm vụ. Cung cách làm việc của anh đã làm thay đổi suy nghĩ về lực l-ợng CSGT của không ít ng-ời, điều đó thể hiện qua những lá th- khen ngợi đ-ợc gửi trực tiếp về toà soạn báo” . Bài báo viết tiếp: Căn hộ ch-a đầy 30m2 của vợ chồng anh nằm trong 1 khu chung c- cũ kỹ quá chật chội so với bốn nhân khẩu của gia đình. Trên chiếc bàn nhỏ, cuốn sách nghị định của Chính phủ về Luật Giao thông đ-ờng bộ vẫn đang mở. D-ờng nh- lúc nào anh cũng dồn hết tâm trí cho công việc, lo lắng cho sự bình yên của những con đ-ờng. Chỉ riêng trong năm 2005, anh đã 163 lần lập biên bản đối với hành vi đ-a hối lộ của ng-ời vi phạm và 6 tháng đầu năm 2006 đã không nhận hối lộ 20 lần với số tiền hơn 3 triệu đồng” . Với Th-ợng uý Sở thì ―cũng dễ dàng nhận thấy anh là con ng-ời của công việc. Vợ anh cũng là CSGT. Đồng l-ơng hạn hẹp theo cấp hàm, không dễ dàng gì đảm bảo cuộc sống gia đình và nuôi các con ăn học. Chúng tôi theo chân anh ra những điểm nóng về tai nạn giao thông trên địa bàn quận Thủ Đức và có thể cảm nhận đ-ợc nỗi nhọc nhằn của ng-ời CSGT khi hằng ngày phải đối mặt với bụi đ-ờng, khói xe, ùn tắc, tai nạn. Khi hỏi anh tại sao có những lúc số tiền hối lộ cao hơn nhiều lần so với khoản tiền phạt ghi trong biên bản mà anh vẫn từ chối, anh chỉ c-ời: Tôi chỉ làm đúng l-ơng tâm và trách nhiệm của mình!” . Đây chỉ là một trong số hàng trăm bài báo viết về lực l-ợng CSGT trên khắp mọi miền đất n-ớc đ-ợc đăng tải trên các tờ báo công an nói trên. Báo chí CAND cũng th-ờng xuyên cập nhật tin tức về những thành tích đột xuất của lực l-ợng này: Phòng CSGT đ-ờng bộ CA TP Hồ Chí Minh – 499 l-ợt cán bộ

không nhận hối lộ” (báo CA TP Hồ Chí Minh, ngày 24-8-2006), “ Quý I- 2006, 552 l-ợt CBCS CSGT không nhận tiền hối lộ” (báo CAND 7-4-2006),

Bộ Công an tiếp tục chỉ đạo ngăn chặn tiêu cực của lực l-ợng CSGT” (báo ANTĐ, ngày 12-11-2005)…Trong một môi tr-ờng vất vả, nh-ng cũng dễ làm con ng-ời ta sa ngã vì đồng tiền, song có biết bao CSGT đã v-ợt qua đ-ợc cám dỗ vật chất, tr-ớc tiên là để nghiêm túc chấp hành theo pháp luật, sau nữa là giữ vững đ-ợc đạo đức, phẩm chất của ng-ời lính. Và nói nh- tác giả Hà Trang trong bài viết về lực l-ợng CSGT: Một ngày theo chân các anh trên tuyến đ-ờng” (báo ANTĐ số ra ngày 6-5-2005) thì Khi những cám dỗ vật chất luôn bủa vây mà đồng l-ơng của một CSGT lúc nào cũng ít ỏi, thật khó để mỗi chiến sỹ có thể giữ vững phẩm chất đạo đức của mình và thực hiện đầy đủ 6 Điều Bác Hồ dạy. Nh-ng khó không có nghĩa là không có ai thực hiện đ-ợc” .

Trong mảng đề tài về g-ơng điển hình tiên tiến, báo chí CAND đã tuyên truyền khá toàn diện về lực l-ợng CAND, từ chiến sỹ cảnh sát hình sự, điều tra, phòng chống ma tuý đến lực l-ợng kỹ thuật hình sự, bảo vệ chính trị nội bộ; từ cảnh sát cơ động, lực l-ợng phản ứng nhanh 113, cảnh sát trại giam đến những vất vả, nhọc nhằn của công an ph-ờng và trận tuyến thầm lặng của lực l-ợng an ninh nhân dân, không chỉ cung cấp cho bạn đọc thông tin về cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm hằng ngày, hằng giờ mà sâu xa hơn còn giúp củng cố lòng tin của nhân dân. Song, có một lực l-ợng đ-ợc báo chí CAND tuyên truyền khá đậm nét, đó là công an phụ trách xã. Báo CAND từ năm 2004-2006 đã phát động cuộc thi Phát hiện và viết về g-ơng sáng công an xã ph-ờng” , đến nay đã nhận đ-ợc hàng trăm bài viết của phóng viên, cộng tác viên từ khắp nơi gửi về. Đây là những bài viết hết sức có giá trị, qua đó phát hiện đ-ợc nhiều tấm g-ơng của cán bộ công an cơ sở. Cũng phải nói thêm đặc thù của lực l-ợng công an xã hiện nay là phải làm việc rất vất vả nh-ng l-ơng bổng và các điều kiện để tác nghiệp vô cùng thiếu thốn (ở những xã vùng cao Lai Châu, Yên Bái, Hà Giang, có nơi, công an xã không có ti vi để xem, không có báo chí

để đọc, n-ớc sinh hoạt khan hiếm; một công an viên phụ trách địa bàn rộng vài cây số vuông, riêng chuyện đi lại đã mất nhiều ngày trời để bám địa bàn…). Song khó khăn nhiều khi lại là động lực để lực l-ợng này v-ợt lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, bám bản, bám làng. Loạt bài viết về lực l-ợng công an xã cũng không nằm ngoài giá trị thể hiện cao nhất, sinh động nhất hiệu quả giáo dục, định h-ớng ý thức pháp luật của báo chí CAND vì làng, xã là nơi áp dụng cụ thể nhất việc chấp hành pháp luật, từ những bài học kinh nghiệm, thất bại và thành công của cán bộ công an xã khi một ngày phải giải quyết trăm việc, đều liên quan đến quyền lợi sát s-ờn của nhân dân: từ mâu thuẫn, tranh chấp đất đai đến trộm cắp vặt, từ vợ chồng bất hoà, cha con xung khắc, hay cả chuyện mất con chó, buồng chuối, cũng phải có công an xã xắn tay vào, không thì chuyện nhỏ thành chuyện lớn, chuyện bé xé ra to. Trong bài viết: Ng-ời công an viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí công an nhân dân với việc giáo dục pháp luật cho lực lượng công an nhân dân (Trang 42 - 84)