- Dựa vào cách viết một chữ Hán: Ví dụ:
2.2.3. Đưa ra các giải pháp, có thể chọn giải pháp tối ưu
Câu đố là một bài toán đặc biệt điều này đã được tác giả của cuốn sách “Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập 3 của Viện khoa học xã hội Việt Nam” kết luận. Đặc trưng toán của câu đố thể hiện qua hai yếu tố: dữ kiện và lời giải. Dữ kiện kà những yếu tố cho trước, còn lời giải là mục đích của sự tìm kiếm. Trong câu đố người giải đố không thể lồng ý chủ quan vào được mà buộc phải tư duy theo các dữ liệu đã cho. Nếu không bám vào các dữ liệu này thì người giải đố sẽ không tìm ra vật đố. kết thúc trò chơi trí tuệ bao giờ cũng là việc tìm ra lời giải đúng. Tuy nhiên một câu đố có thế có vài ba lời giải đúng, các lời giải đều thoả mãn các dữ kiện đã cho. Đây cũng là một điều thú vị trong hoạt động câu đố vì những lời giải khác nhau sẽ tạo ra được sự tranh luận trong cuộc đố. Trong cuộc đố có trường hợp mỗi người giải đố đều tìm ra lời giải riêng của mình hoặc người giải đố và người đố đưa ra những
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Thương Trang 54
phương án khác nhau thống nhất và đi đến một kết luận chung đưa ra một đáp án cuối cùng mọi người cùng thoả mãn về đáp án đó.
Ví dụ: “Con gì càng lớn càng bé”
Câu đố về “con cua” có một cái càng to, một cái càng nhỏ (càng lớn càng bé) đây là một cách giải đố hợp lí. Nhưng lại có người cho rằng đây là con người vì con người khi trẻ tuổi thì to cao, lớn khoẻ mạnh nhưng đến khi già yếu đi thì càng ngày càng tiều tuỵ , nhỏ yếu đi (về thân thể). Lí luận như vậy cũng đúng với câu đố: càng lớn càng bé. Nhưng đáp án thứ nhất được nhiều người chấp nhận hơn vì nghe có vẻ hợp lí hơn.
Lại có những câu đố cùng một sự vật lại được cấu tạo bằng các nội dung rất khác nhau. Như những câu đố về con chó:
- Đứng thì thấp, ngồi thì cao - Đầu làng đánh trống Cuối làng phất cờ Trống đánh đến mô Cờ phất đến đó - Khen ai dạ sáng như đèn
Tối trời như mực,biết quan mà mừng - Trùng trục như con chó thui
Chín mắt chín mũi, chín đuôi chín đầu
Như vậy ta thấy mỗi câu đố khai thác một đặc điểm của con chó giữ nhà từ tư thế, đặc điểm cấu tạo cơ thể, năng lực phát hiện người lạ khác thường… Đặc điểm nào cũng độc đáo và được thể hiện qua lối nói đượm vẻ hài hước, dí dỏm, đọc nghe rất sinh động.
PGS. Ninh Viết Giao đã thống kê là riêng về miếng trầu người việt đã có tới 11 câu đố khác nhau, còn chiếc điếu hút thuốc lào thì có tới 15 cách đố
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Thương Trang 55
khác nhau, các loại cây quả(cây chuối - quả chuối, cây mít - quả mít, cây cau - quả cau…).
Hay câu đố về quả ớt:
“Em nhỏ em mặc áo xanh Đến khi em lớn như anh Thì em cũng mặc áo đỏ”
Như vậy việc phân tích dữ liệu đố rất quan trọng và đây là đặc trưng điển hình của câu đố. Trong câu đố sự liên tưởng thường rất bất ngờ, dí dỏm và mang nhiều màu sắc phong phú đa dạng. Dựa trên những dữ liệu đố và những lời giải đố càng cho ta thấy rằng câu đố Việt Nam được hình thành dựa trên những kinh nghiệm sống, những kinh nghiệm quan sát về thế giới quan xung quanh mà trí thong minh, óc tưởng tượng của nhân dân ta đã tao ra. Óc tưởng tượng, trí thông minh biểu hiện cả trong quá trình sáng tạo câu đố lẫn quá trình đoán, giảng câu đố.
Phân tích dữ liệu đố là một quá trình quan trọng nhất của người giải đố để dẫn người giải đố đến gần cái đích cuối cùng là lời giải. Người giải đố phải tận dụng trí thông minh, sự nhanh nhạy của mình để căn cứ vào các dữ liệu đố mà người đố đưa ra để tìm ra lời giải. Có thể có nhiều lời giải khác nhau nhưng cuối cùng giữa người đố và người giải đố sẽ cùng thống nhất và đưa ra một lời giải đố tối ưu nhất, hợp lí nhất. Khi đó cuộc đố đã dành được sự thành công,tạo ra được sự vui vẻ thoải mái giữa người đố và người giải đố.