Vì đặc trưng của câu đố là phải tìm ra được vật đố, đối tượng của câu đố là vật đố, vậy thì chắc chắn vật đố phải bị dấu đi. Có nhiều hình thức dấu vật đố.
Vật đố bị dấu hoàn toàn, người đố chỉ đưa ra những dấu hiệu về vật đố như đặc điểm về vị trí, màu sắc, hình dạng, nguồn gốc, quá trình phát triển… để người giải đố tìm ra được vật đố.
Ví dụ: “Sừng sững mà đứng giữa nhà, hễ ai động đến là oà khóc lên” (Cái cối xay lúa).
Người đố đưa ra vị trí của vật đố là “đứng giữa nhà” và đặc trưng của nó là khi có người động vào là “oà khóc lên” tức là phát ra tiếng động (đây là hình thức nhân hoá vật đố “đứng”, “khóc”).
Cũng có khi vật đố xuất hiện ở ngay trong câu đố nhưng người đố đã tung hoả mù ở đằng sau để đánh lạc hướng phán đoán của người giải đố như:
“Trùng trục như con chó thui, chín mắt, chin mũi, chín đuôi, chín đầu”
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Thương Trang 26
Lời giải chính là con chó thui, nhưng điều thú vị là người giải đố không ngờ đến việc người đố sẽ cho câu trả lời ngay trong câu đố mà người đố cứ nhăm nhăm dựa vào những dữ liệu mà người đố đưa ra để tìm vật đố.
Có khi người đố dùng hình thức chơi chữ để đánh lừa người giải đố. Ví dụ như: “Một bầy gà mà bươi trong bếp, chết mất ba con hỏi còn mấy con”
Người đố đã dùng hình thức không miêu tả trực tiếp mà dùng kiểu đánh lừa, nghi binh, dùng “mẹo” ngôn ngữ “mà bươi”. Thực ra đây là biện pháp chơi chữ của người đố “mà bươi” là mười ba, ai tinh ý sẽ phát hiện ra điều này. Như vậy đáp án sẽ là còn mười con gà vì có tất cả mười ba con gà chết mất ba con còn mười con.
Như vậy có nhiều cách thức để dấu đối tượng đố để người đố dùng khi đưa ra các câu đố với mục đích gây ra những yếu tố bấy ngờ để khi người giải đố tìm ra câu trả lời sẽ tạo được bầu không khí vui vẻ trong cuộc đố. Điều này đòi hỏi người đố phải nhanh nhạy, khôn khéo còn người giải đố phải thông minh, tinh ý không được để người đố đánh lừa.
Chương 2: BIỂU HIỆN CỦA TÍNH TRÍ TUỆ TRONG CÂU
ĐỐ