Vật đố được miêu tả trên đặc trưng điển hình nhất

Một phần của tài liệu caudo doc (Trang 35 - 38)

c, Đối tượng là trẻ em

2.1.1.2. Vật đố được miêu tả trên đặc trưng điển hình nhất

Điển hình là hình tượng nghệ thuật đặc sắc, độc đáo được miêu tả sinh động hấp dẫn, khái quát được những nét bản chất nhất, quan trọng nhất của con người và đời sống. Điển hình luôn gợi ra hình tượng của nó, làm liên

Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Thương Trang 35

tưởng đến cái tương tự ở ngoài đời. [Từ điển thuật ngữ văn học - Lê Bá Hán - Nguyễn Khắc Phi - Trần Đình Sử]

Điển hình là biểu hiện tập trung và rõ nhất bản chất của một nhóm hiện tượng, đối tượng. Điển hình là hình tượng nghệ thuật vừa có những nét cá biệt sinh động, vừa có tính khái quát phản ánh được những nét tiêu biểu nhất của hiện thực. [Từ điển tiếng Việt - Viện ngôn ngữ học - Trung tâm từ điển học - NXb Đà Nẵng (2005)]

Đặc trưng là nét riêng biệt và tiêu biểu, được xem là dấu hiệu để phân biệt được với những sự vật khác nhau. Vật đố được miêu tả trên đặc trưng điển hình nhất. Tức là người đố đã lựa chọn những biểu hiện tập trung nhất, rõ nét về bản chất hay những nét cá biệt sinh động vừa có tính khái quát cao phản ánh được những nét tiêu biểu nhất của đối tượng (vật đố) để đưa ra.

Người đố đã dựa vào những đặc điểm bên ngoài về hình dạng của cái cuốc để đố:

Thân vừa dài vừa cứng Lưỡi vừa cứng vừa to Không biết đi mà biết đứng Cho ăn đất thì ăn no”

Thân (cái cán cuốc) vừa dài vừa cứng, lưỡi (cuốc) vừa cứng vừa to. Cái cuốc không thể tự mình đi từ nơi này đến nơi khác mà chỉ biết dựng thẳng (đứng). Chức năng của nó là cuốc đất (ăn đất thì no). Đây là những nét đặc trưng điển hình nhất mà người đố đưa ra để người giải đố có thể dựa vào để phân tích, tìm ra vật đố.

Hay khi đố về quả ớt người đố đã đưa ra những dự kiện đố thật tiêu biểu:

“Già màu đỏ

Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Thương Trang 36

Nhỏ màu xanh Ai ăn nhanh Chảy nước mắt”

Màu sắc của vật đố lúc già nó có màu đỏ, khi trẻ nó có màu xanh, nếu như ai ăn nhiều thì nó sẽ làm chảy nước mắt. Quả gì có những đặc điểm như thế? Đích thị là quả ớt rồi, chỉ có quả ớt mới có được những đặc trưng như thế.

Có những câu đố người đố còn dựa vào vị trí của vật đố để miêu tả:

“Sừng sững mà đứng giữa nhà

Hễ ai động đến là oà khóc lên” (Cái cối xay lúa)

Có khi người đố lại dùng biện pháp khai thác tổng hợp vừa về hình dáng, vừa về hoạt động:

Nhà em đóng khố đen sì

Trên thì sấm động dưới thì đèn chong”

(Nồi cơm đang sôi trên bếp) Hay: “Lưỡi ngay dưới bụng thò ra

Cái mỏ nhọn hoắc độ ba gang dài Lúa cong hứng mới trổ tài

Ra công cưa liến ngắn dài sạch không”

(Cái hái lúa đang gặt)

Có khi người đố lại nêu lên chức năng, công dụng của vật đố. Đây là cách tiếp cận khá độc đáo của người đố:

Mình vàng mà thắt đai vàng

Em dọn dẹp sửa sang trong nhà” (Cái chổi rơm) Hay: “Mình em như cái vại

Răng em thật là dài

Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Thương Trang 37

Muốn bắt cá ruộng phải nài em đi” (Cái nơm cá)

Cũng có người đố dựa vào nguồn gốc, quá trình phát triển của vật đố để đưa ra những đặc điểm tiêu biểu, khái quát để đố như:

Thân em xưa ở bụi tre

Mùa đông xếp lại mùa hè mở ra” (Cái quạt) Hay: “Vốn xưa ở đất sinh ra

Mà ai cũng gọi tôi là con quan Dốc lòng cùng nước lo toan

Đầy vơi phó mặc lo toan ít nhiều” (Cái ấm đất) Cách tiếp cận sự vật theo quá trình phát triển của nó:

Sinh ra con gái má hồng

Gả đi lấy chồng đất nước người ta Bây giờ tuổi tác đã già

Thì em lại cứ quê cha trở về” (Cái nồi đất)

Không phải do ngẫu nhiên mà người đố đưa ra đặc những điểm về màu sắc, vị trí, hình dáng… để đố mà nhằm giúp người giải đố dựa vào những dữ liệu đó để đưa ra câu trả lời phù hợp, và người đố phải biết lựa chọn dữ liệu một cách thích hợp nhất để đưa ra đố.

Một phần của tài liệu caudo doc (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w