Chủ trương và biện pháp phát triển giáo dục phổ thông của Đảng bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ quận đống đa (hà nội) lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 46 - 49)

2.2. Đảng bộ quận Đống Đa lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm

2.2.1. Chủ trương và biện pháp phát triển giáo dục phổ thông của Đảng bộ

quận Đống Đa giai đoạn 2000 - 2010

Thực hiện Chỉ thị số 54-CT/TW ngày 22/5/2000 của Ban Bắ thư Trung ương Đảng và Chỉ thị số 75-CT/TU ngày 3/7/2000 của Thành ủy Hà Nội về việc tổ chức Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIII Thành phố Hà Nội và Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Đại hội Đảng bộ quận Đống Đa lần thứ XXIV (nhiệm kỳ 2000 Ờ 2005) đã được tổ chức tại Hội trường Ủy ban nhân dân quận. Đại hội đã nhận định:

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận lần thứ XXIII, sự nghiệp giáo dục Ờ đào tạo vẫn giữ được nhịp độ phát triển và có mặt tiến bộ. Trong điều kiện cả nước đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế với nhiều khó khăn, thách thức, đối với giáo dục Ờ đào tạo, Đại hội lần thứ XXIV (10/ 2000) đề ra mục tiêu: đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục Ờ đào tạo toàn diện, nâng cao chất lượng phổ cập Tiểu học và THCS, phấn đấu mỗi cấp học có trường đạt chuẩn quốc gia. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu trên, Đại hội cũng đề ra các giải pháp chủ yếu như sau:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức trong toàn xã hội, coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển, ưu tiên các nguồn nhân lực cho sự nghiệp giáo dục vào đào tạo. Tắch cực phổ biến các chủ trương, nghị quyết của Đảng về phát triển giáo dục và đào tạo đến cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tăng cường giáo dục chắnh trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống cho học sinh. Kết hợp giáo dục tri thức với giáo dục đạo

đức, thẩm mĩ, sức khoẻ, pháp luật, tinh thần yêu nước nhằm đào tạo lớp người có ý thức vươn lên, đáp ứng yêu cầu của đất nước và thời đại mới.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý giáo dục từ quận đến cơ sở, trong đó tập trung vào việc xây dựng hệ thống văn bản pháp lý về chỉ đạo phát triển giáo dục và đào tạo, cụ thể hoá chức năng, nhiệm vụ của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận. Duy trì có hiệu quả việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch, kiểm tra đôn đốc, đánh giá thực hiện. Gắn cán bộ quản lý với các đơn vị nhà trường, với từng địa bàn, từng nội dung chỉ đạo, thi đua khen thưởng kịp thời những nhân tố điển hình tiên tiến của các cá nhân, tập thể trong phong trào giáo dục và đào tạo.

Tăng cường đầu tư cho giáo dục và đào tạo, xây dựng hệ thống trường điểm, trường chuẩn quốc gia. Nâng mức đầu tư từ ngân sách theo nhịp độ tăng trưởng kinh tế hàng năm, đồng thời chủ động mở rộng nhiều nguồn lực khác, tập trung xây dựng cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục và đào tạo theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá gồm lớp học, sân chơi, bãi tập, hệ thống phòng chức năng, thiết bị dạy học, hệ thống thư viện.

Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, ban hành hệ thống văn bản quy định đối với công tác xã hội hoá giáo dục.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của các đoàn thể đối với giáo dục và đào tạo. Thiết lập trật tự, kỷ cương, giải quyết dứt điểm những bức xúc trong giáo dục, tiêu biểu là: sự mất cân đối giữa mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo; đào tạo không gắn kết với kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, thương mại hoá hoạt động giáo dục, thu chi tuỳ tiện,Ầ [16 - tr.44-46].

Năm 2005, năm thứ 20 của sự nghiệp đổi mới Thủ đô, đổi mới đất nước, đánh dấu một chặng đường đầy gian khổ thách thức song cũng thật phấn khởi, tự hào với những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương và Thành phố, với tinh thần Ộđổi mới, thiết thực, hiệu quảỢ, Đại hội đại biểu Đảng bộ quận Đống Đa lần thứ XXV(2005 Ờ 2010) họp ngày 13/10/2005 tại Hội trường Ủy ban nhân dân quận tiến hành tổng kết, đánh giá nhiệm kỳ 2000 Ờ 2005; quyết định phương hướng, mục tiêu phát triển giai đoạn 2005 Ờ 2010 nhằm phát huy truyền thống Đống Đa anh hùng, khai thác và sử dụng

hiệu quả mọi nguồn lực phát triển quận toàn diện, vững chắc, thiết thực kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Ờ Hà Nội.

Về mục tiêu: Trước những thời cơ, thử thách mới, phát huy truyền thống quận anh hùng, Đảng bộ và nhân dân Đống Đa quyết tâm phấn đấu: Hoàn thành phổ cập giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn, xây dựng thêm 22 trường chuẩn quốc gia.

Về phương hướng, nhiệm vụ và những giải pháp phát triển giáo dục phổ thông, Nghị quyết của Đảng bộ quận Đống Đa nêu rõ:

- Tiếp tục nâng cao chất lượng của các cấp học, các bậc học nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện chuẩn hóa và xã hội hóa giáo dục, đào tạo góp phần phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trắ. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và quản lý giáo dục. Đảm bảo qui mô phát triển giáo dục đến năm 2010 có 25%-30% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 90% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo, 100% trẻ trong độ tuổi tiểu học và THCS được đến trường, 100% đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn; hoàn thành phổ cập PTTH trên địa bàn quận, phấn đấu các phường đều có trung tâm học tập cộng đồng.

- Chú trọng giáo dục toàn diện và đẩy mạnh các phong trào rèn luyện phong cách giáo viên, học sinh thủ đô văn minh Ờ thanh lịch, phong trào thi đua dạy tốt học tốt. Tăng cường công tác giáo dục chắnh trị tư tưởng, công tác xây dựng Đảng trong trường học.

- Đẩy mạnh phong trào khuyến học trong các cấp, các ngành; khuyến khắch phát triển các loại hình giáo dục dân lập, tư thục nhằm thỏa mãn nhu cầu học tập trong nhân dân. Làm tốt công tác tuyên truyền, hướng nghiệp đào tạo điều kiện học nghề cho học sinh cuối cấp. [17- tr45,46]

Như vậy, Đảng bộ quận Đống Đa đã vận dụng chủ trương của Đảng, Đảng bộ thành phố trong việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo phù hợp với khả năng, điều kiện thực tế của quận. Đó là cơ sở để cán bộ, đảng viên, nhân dân, các ban, ngành, nhất là ngành giáo dục và đào tạo phát huy tối đa những thuận lợi, khắc phục những mặt khó khăn, tạo nền tảng cho sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo của quận được đẩy mạnh và ngày càng phát triển vững chắc.

2.2.2. Đảng bộ Đống Đa tăng cường chỉ đạo đẩy mạnh phát triển giáo dục phổ thông giai đoạn 2000 Ờ 2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ quận đống đa (hà nội) lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 46 - 49)