Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ quận đống đa (hà nội) lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 86 - 90)

Chƣơng 3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

3.1. Thành tựu và hạn chế

3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân

3.1.2.1. Hạn chế của ngành giáo dục Đống Đa những năm 2000 - 2010

Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng trong lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông, Đảng bộ quận Đống Đa vẫn còn phải khắc phục những yếu kém bộc lộ:

1. Trong chủ trương, kế hoạch, đó là:

Trong việc quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, chương trình của Trung ương Đảng, của Đảng bộ thành phố ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức nên vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng, ý nghĩa của việc phát triển giáo dục, chưa thấy được việc thực hiện Ộgiáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầuỢ là sự nghiệp lâu dài, là nhiệm vụ của

mỗi người,Ầ Một số vẫn có tư tưởng phát triển giáo dục là nhiệm vụ của Ngành Giáo dục và Đào tạo, do vậy chưa tắch cực tham gia đóng góp vì sự nghiệp Ộtrồng ngườiỢ. Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai các nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo có nơi chưa kết hợp với công tác tư tưởng, tổ chức, kiểm tra, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của quận.

2. Trong chỉ đạo thực hiện, phát triển giáo dục và đào tạo của quận còn bộc lộ một số hạn chế sau:

- Hạn chế trong việc dự báo và đảm bảo thực hiện phổ cập giáo dục trong điều kiện của một quận nội thành có biến động rất mạnh về tình hình dân số, nhiều diện vãng lai, tạm trú dài hạn không có hộ khẩu thường trú dẫn đến nguy cơ thiếu trường học. Bậc học mầm non còn 3 phường không còn đất để xây trường mầm non công lập.

- Việc chỉ đạo phát triển quy mô, mạng lưới trường, lớp còn thiếu tắnh hợp lý, quy hoạch chưa đồng bộ, một số trường trong địa bàn quận có số học sinh/lớp và trường cao hơn nhiều so với chuẩn quy định. Không đáp ứng được nhu cầu phân luồng học sinh, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới việc phổ cập giáo dục.

- Việc chỉ đạo đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo:

Phương phápgiáo dục, phương pháp giảng dạy trong các nhà trường diễn ra còn chậm, hiệu quả giáo dục chưa cao. Đội ngũ giáo viên cao tuổi thực hiện đổi mới dạy học và tiếp cận với các phương tiện dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế. Các tài liệu tham khảo còn ắt chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ giảng dạy. Đồ dùng dạy học chất lượng chưa đáp ứng được với yêu cầu. Chương trình, cơ sở vật chất và các điều kiện khác phục vụ dạy học tự chọn và dạy học 2 buổi/ngày còn rất nhiều bất cập, đặc biệt là đối với cấp học THCS. Chất lượng dạy và học các môn ngoại ngữ, tin học, giáo dục âm nhạc, mỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu. Việc giảng dạy bộ môn đạo đức, giáo dục công dân trong các nhà trường chưa thật sự được coi trọng.

- Chưa chỉ đạo xây dựng môi trường học tập trẻ khuyết tật, chưa tạo nguồn kinh phắ riêng chi cho dạy và học của trẻ khuyết tật. Giáo viên dạy chưa được bồi dưỡng các hiểu biết về tâm lý trẻ khuyết tật, chưa có chế độ phụ cấp, giáo dục học

sinh khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn. Khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ còn hạn chế nên thường gặp khó khăn trong học tập.

- Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng không thường trú ổn định việc thực hiện phổ cập giáo dục TH và THCS với các học sinh trong độ tuổi gặp nhiều hạn chế.

- Việc chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục và đào tạo:

Đội ngũ giáo viên ở một số trường học chưa được bố trắ, sắp xếp đồng bộ. Cán bộ thư viện, giáo viên thực nghiệm, thực hành còn thiếu, chuyên môn còn hạn chế, hoạt động chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên chất lượng và hiệu quả công việc chưa cao. Giáo viên mầm non, chủ yếu là ngoài biên chế nên đời sống còn khó khăn. Một bộ phận giáo viên, cán bộ quản lý hạn chế về năng lực, thiếu tinh thần sáng tạo. Công tác quản lý giáo dục có nơi hiệu quả thấp, nhất là công tác tham mưu, đề xuất còn hạn chế. Một số cán bộ quản lý còn yếu về trình độ và năng lực tổ chức thực hiện. Một số nhà trường chưa thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch và quy hoạch phát triển.

- Về quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục và đào tạo:

Tình hình trang thiết bị, đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học còn thiếu và chưa được bổ sung thường xuyên. Cơ sở vật chất trường học chưa đáp ứng đầy đủ cho các hoạt động giáo dục toàn diện, đặc biệt ở bậc TH, THCS. Phòng bộ môn, sân chơi, bãi tập...chưa đáp ứng yêu cầu theo chuẩn cấp học. Nhiều trường ngoài công lập chưa có cơ sở vật chất riêng, phải thuê, mượn ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện, nhiều đơn vị trường học có khuôn viên hẹp, không đủ diện tắch đất theo quy định của quận. Các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục được chuẩn hoá cần được kiên trì nâng lên, cơ cấu các loại hình giáo dục chưa được đa dạng nhất là mô hình giáo dục chất lượng cao. Tốc độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia còn chậm và không đồng đều giữa các phường.

- Về công tác quản lý giáo dục: Tắnh đến năm 2010 trên địa bàn quận còn 2 trường TH Bế Văn Đàn và THCS Bế Văn Đàn chưa được tách cấp do chưa có quỹ đất. Một số trường số lượng học sinh quá đông, trong khi có nhiều trường có đủ cơ sở vật chất lại quá ắt học sinh.

- Về thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục:

Công tác xã hội hoá giáo dục trong việc thu hút các nguồn lực đầu tư cho giáo dục còn hạn chế, chưa khai thác hết các tiềm năng, thế mạnh hiện có của địa phương. Một số trường tư thục mầm non chưa đảm bảo về chất cũng như về lượng, nhưng vẫn tồn tại được vì nhu cầu gửi con của nhân dân cần dược thoả mãn; Chưa có nhiều trường tiểu học tư thục, số trường tiểu học dân lập chuyển đổi sang tư thục chậm; Chưa có trường THCS tư thục; Việc huy động các nguồn lực trong dân để chăm lo cho sự nghiệp giáo dục còn nhiều hạn chế.

3.1.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Một số hạn chế, yếu kém trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu sau:

- Do tốc độ CNH, HĐH, đô thị hoá nhanh, đặt ra nhiều yêu cầu bức thiết đối với giáo dục và đào tạo, làm cho Ngành Giáo dục và Đào tạo chịu nhiều sức ép làm sao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quận. Ngoài ra, cơ chế, chắnh sách về giáo dục và đào tạo đặc biệt là giáo dục phổ thông nhiều thay đổi, có văn bản ban hành chậm, chưa kịp thời thông tin đến các nhà trường. Mặt trái của kinh tế thị trường có những tác động tiêu cực đến giáo dục.

- Nhận thức của một số cấp uỷ Đảng, chắnh quyền, đoàn thể, ban ngành về vị trắ, vai trò của giáo dục phổ thông chưa đầy đủ. Một số cấp uỷ Đảng, chắnh quyền cơ sở, của một số phụ huynh và học sinh về nâng cao chất lượng giáo dục, kiên cố hoá trường lớp, xây dựng trường chuẩn quốc gia còn hạn chế, còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.

Nguồn kinh phắ cho giáo dục chưa đáp ứng đủ nhu cầu học tập của người dân, mức thu học phắ thấp dẫn đến các điều kiện đảm bảo cho chất lượng giáo dục còn hạn chế. Quy định về mức thu hiện nay không còn phù hợp với thực tế, gây khó khăn cho tổ chức hoạt động giáo dục toàn diện của nhà trường.

Việc thực hiện xã hội hóa giáo dục còn hạn chế. Huy động nguồn lực phát triển ngoài công lập chậm. Nhiều gia đình học sinh trong hoàn cảnh khó khăn mới chỉ đủ ăn, chưa thể lo đủ kinh phắ cho con em theo học ở các trường chuẩn. Số trường khẳng định được chất lượng giáo dục, xây dựng được thương hiệu riêng chưa cao, chưa có trường khẳng định được đạt chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế.

Cơ chế tổ chức giáo dục phổ thông còn chưa hoàn thiện, còn thiếu giáo viên, nhân viên. Một bộ phận giáo viên còn hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chậm đổi mới về phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu, lạc hậu, dẫn đến chất lượng dạy và học chưa cao, chưa đạt kết quả như mong muốn. Chưa có đủ cán bộ phụ trách các hoạt động trong nhà trường như nhân viên phụ trách thiết bị và phòng thắ nghiệm, nhân viên quản trị mạng vi tắnh...

Hệ thống giáo dục phát triển nhanh, trong khi điều kiện cơ sở vật chất, ngân sách, đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới toàn diện giáo dục. Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục còn chậm. Việc huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển còn hạn chế. Quy hoạch mạng lưới giáo dục Đống Đa chưa hiệu quả. Bệnh thành tắch trong giáo dục tuy đã được khắc phục nhưng còn nặng nề đối với một số giáo viên, cán bộ quản lý, phụ huynh học sinh và một số nhà trường.

Công tác tham mưu, chỉ đạo của Ngành Giáo dục và Đào tạo của quận Đống Đa còn nhiều bất cập, chưa tạo ra được những điển hình nổi trội và những đột phá. Hệ thống văn bản pháp lý quy định về việc phân cấp quản lý chưa đầy đủ, còn chồng chéo.

Cơ chế, chắnh sách khuyến khắch huy động các nguồn lực từ Nhà nước, cộng đồng và các cá nhân, tổ chức đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cơ sở vật chất trường học, xây dựng trường chuẩn quốc gia còn một số bất cập.

Đó là những khó khăn về khách quan và chủ quan đòi hỏi Đảng bộ quận Đống Đa phải nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh các kế hoạch, đề án để tiếp tục đẩy mạnh phát triển giáo dục phổ thông ở quận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ quận đống đa (hà nội) lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 86 - 90)