Những thành tựu cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ quận đống đa (hà nội) lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 80 - 86)

Chƣơng 3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

3.1. Thành tựu và hạn chế

3.1.1. Những thành tựu cơ bản

Phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, trong 10 năm (2000Ờ 2010), Đảng bộ quận Đống Đa đã lãnh đạo phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo đạt được nhiều kết quả, góp phần tắch cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Trong nhận thức và hoạch định chủ trương về phát triển giáo dục phổ thông, Đảng bộ quận Đống Đa đã nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công tác giáo dục phổ thông, đồng thời, đã tắch cực tuyên truyền, vận động nhân dân nhận thức đúng vai trò của giáo dục phổ thông trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Đảng bộ quận đã thực sự coi giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng là một nhiệm vụ chắnh trị cơ bản, quan trọng, vừa mang tắnh cấp bách, vừa mang tắnh lâu dài. Từ thực tiễn của quận, Đảng bộ quận đã sớm xác định giáo dục và đào tạo là một trong những công tác trọng tâm, trọng điểm. Điều này đã được thể hiện rõ qua Nghị quyết các kỳ Đại hội, nhất là từ Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXIV, lần thứ XXV.

Trên cơ sở nhận thức về vai trò của giáo dục và đào tạo trong đó có giáo dục phổ thông, Đảng bộ quận đã bám sát và vận dụng linh hoạt, sáng tạo chủ trương, đường lối của Đảng về giáo dục và đào tạo. Đảng bộ quận Đống Đa đã lãnh đạo UBND, các ban ngành từ quận xuống phường, khu dân cư và đơn vị trường học xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển giáo dục phổ thông. Vì vậy, trong chiến lược kinh tế - xã hội 10 năm 2000 Ờ 2010, giáo dục phổ thông quận Đống Đa đã giành được nhiều thành tắch:

Một là: Mở rộng mạng lưới trường lớp, quy mô giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu học tập của toàn dân, hoàn thành mục tiêu phổ cập THCS; đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo có bước phát triển toàn diện, vững chắc; đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý từng bước được nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Trong những năm qua, quy mô các ngành học, bậc học phát triển, quận đã chỉ đạo xây dựng mạng lưới trường lớp, quy mô giáo dục và đào tạo phát triển đồng bộ, rộng khắp theo hướng đa dạng hóa các loại hình trường, lớp, các hình thức học tập ở tất cả các bậc học, cấp học, ngành học cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng và chất lượng ngày cao của nhân dân. Quận đã đạt được những mục tiêu cơ bản của giáo dục về nâng cao dân trắ, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nguồn nhân tài. Về nâng cao dân trắ: Chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục đại trà có chuyển biến tắch cực. Chất lượng giáo dục mũi nhọn được nâng cao, việc thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông và nâng cao đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thu được kết quả tốt. Quận không ngừng nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THSC, tắch cực thực hiện phân luồng học sinh sau THCS và THPT. Về đào tạo nhân lực: Số lượng học sinh trúng tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng tăng nhanh. Công tác dạy nghề cho học sinh được tiếp tục đẩy mạnh trong giai đoạn này, nhất là mô hình văn hóa gắn với nghề đã phát huy vai trò trong việc dạy nghề phổ thông cho học sinh. Về bồi dưỡng nhân tài: Số lượng và chất lượng học sinh giỏi quốc gia, quốc tế và khu vực tiếp tục ổn định ở mức cao, luôn là một trong những quận dẫn đầu của Thành phố. Học sinh giỏi của quận tiếp tục phát huy thành tắch tốt trong các trường Đại học và các lĩnh vực công tác. Quận luôn giữ vững truyền thống dạy tốt Ờ học tốt. Thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy và học theo chương trình mới. Tắch cực bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên; Năm 2005, số giáo viên đạt chuẩn chiếm 87%, có 75 giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố, có hơn 800 giáo viên giỏi cấp quận. Tỷ lệ học sinh giỏi tăng hàng năm ở các cấp học trong 5 năm (2000 Ờ 2005) có 1450 học sinh giỏi cấp Thành phố, 4 học sinh giỏi cấp quốc gia [17 Ờ tr.15]. Quận nhiều năm liền là một trong những đơn vị xuất sắc dẫn đầu trong phong trào giáo viên giỏi, học sinh giỏi của Thành phố. 100% trẻ trong độ tuổi tiểu học và THCS đến trường [18 - tr.28]. Các năm về sau tỷ lệ học sinh giỏi và giáo viên giỏi tăng hơn so với các năm trước như: trong 5 năm 2006 Ờ 2010 toàn quận có 2790 học sinh giỏi cấp Thành phố, tăng hơn 30% so với năm 2000 Ờ 2005; về giáo viên giỏi năm 2010, đối với bậc tiểu học đã có 53 giáo viên dự thi cấp quận đạt 3 giải xuất sắc, 3 giải Nhất, 7giải nhì. Ba

giáo viên của Tiểu học Nam Thành Công, Thái Thịnh và Kim Liên đã dự thi Thành phố, đều đạt giải Nhì. Giáo viên giỏi bậc trung học có 64 giáo viên dự thi cấp quận. Ba giáo viên tiêu biểu của THCS Bế Văn Đàn, Lý Thường Kiệt và Thái Thịnh dự thi cấp thành phố đã đạt 2 giải Nhất, 1 giải Nhì. Quận Đống Đa được thành phố xếp loại xuất sắc [59 Ờ tr.4,5].

Hai là về công tác quản lý có nhiều đổi mới, từng bước thực hiện phân cấp quản lý, cải cách thủ tục hành chắnh, tăng tắnh tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở.

Xây dựng đội ngũ: Đảm bảo đủ số lượng, đạt yêu cầu về trình độ chuyên môn (100% đội ngũ giáo viên đạt chuẩn trở lên). Nhìn chung đội ngũ giáo viên ổn định, chất lượng tốt. Thường xuyên tham mưu với các cấp kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, quan tâm đến chế độ chắnh sách cho giáo viên, nhân viên. Triển khai đầy đủ tinh thần và nội dung các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành theo quy định. Tổ chức rất tốt phong trào thi đua dạy tốt Ờ học tốt thông qua việc tổ chức các hội thi giáo viên dạy giỏi Ờ học sinh giỏi.

Thực hiện đổi mới công tác quản lý, thực hiện kỷ cương, nề nếp trong nhà trường. Chỉ đạo xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ, chế độ giao ban Ban giám hiệu, thông qua liên tịch, hội đồng sư phạm. Thực hiện nghiêm túc chế độ thu chi theo qui định, đảm bảo công bằng, dân chủ, công khai. Nâng cao hiểu biết về các văn bản qui định hiện hành để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Công tác thanh tra, kiểm tra tiến hành thường xuyên có tác dụng tắch cực trong việc duy trì kỷ cương, nền nếp dạy và học, việc thi cử, tuyển sinh, khắc phục việc dạy thêm, học thêm tràn lan. Giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo liên quan đến quản lý, điều động, bổ nhiệm, sử dụng giáo viên, không để xảy ra khiếu nại tố cáo vượt cấp hoặc tồn đọng. Thực hiện việc đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục. Hằng năm, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường sử dụng phần mềm quản lý học tập của học sinh, quản lý giáo viên, hỗ trợ sắp xếp thời khoá biểu, quản lý thư viện trường học,Ầ

Ba là, tăng cường cơ sở vật chất trường học, thực hiện kiên cố hoá trường, lớp, xây dựng trường chuẩn quốc gia ở các cấp học, bậc học

Với mục tiêu xây dựng trường học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, Đảng bộ quận Đống Đa đã tắch cực chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất trường học, thực hiện kiên cố hoá trường, lớp, xây dựng trường chuẩn quốc gia ở các bậc học, cấp học. Năm 2005 đã xây dựng được 5 trường đạt chuẩn quốc gia đến năm 2010 lên đến 18 trường đạt chuẩn quốc gia; cải tạo, nâng cấp hầu hết các trường học trên địa bàn đảm bảo hợp lý về quy hoạch; ưu tiên đầu tư theo hướng vừa từng bước chuẩn hóa, vừa đảm bảo tắnh đồng đều trong hệ thống giáo dục. Năm 2006, hầu hết các trường đều ổn định về địa điểm, được cấp đất, giao quyền sử dụng đất. Trước đây, đồ dụng dạy học, thiết bị thắ nghiệm các trường hầu như không đáng kể. Từ năm 2001, thực hiện việc đổi mới chương trình giáo dục, các trường học đều được trang bị đồ dùng dạy học, thiết bị thắ nghiệm thực hành theo danh mục thiết bị tối thiểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Năm 2005, 100% các trường TH được trang bị đủ đồ dùng dạy học đồng bộ; 100% trường THCS và THPT được trang bị thiết bị thực hành lý, hoá, sinh. Công tác bảo quản, sử dụng đồ dùng dạy học có nhiều tiến bộ tắch cực, góp phần không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học. Đến năm 2010, tất cả các cơ sở giáo dục có đủ phòng học, có các phòng chức năng, được lắp đặt hệ thống chiếu sáng theo qui định, mua sắm đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ dạy và học. UBND quận đã quan tâm đầu tư xây dựng, sửa chữa lớn cho nhiều trường trong năm học vừa qua: Trường THCS Bế Văn Đàn, Láng Hạ, tiểu học Nam Thành Công, tiểu học Kim Liên, tiểu học Quang Trung; hoàn thành việc sửa chữa nhỏ và mua sắm thiết bị cho các tiểu học Văn Chương, La thành, Tam Khương, Phương Mai, Khương Thượng, Cát Linh, Thái Thịnh, THCS Quang Trung, Nguyễn Tường Tộ, Cát Linh với số tiền hơn 10 tỉ đồng. UBND quận hiện đang tiếp tục đầu tư và triển khai nhiều dự án xây dựng sửa chữa cho các trường ở những năm tiếp theo.

Bốn là, công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh, ngày càng có hiệu quả thiết thực trong việc xây dựng mối quan hệ giữa Nhà trường Ờ Gia đình Ờ Xã hội.

Với phương châm giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, Đảng bộ quận Đống Đa đã sớm chủ trương thực hiện xã hội hoá giáo dục, vì vậy đã khuyến khắch, động viên toàn xã hội tham gia vào công tác giáo dục, làm cho mọi tổ chức,

cá nhân đều tham gia đóng góp vào sự phát triển của Ngành Giáo dục cũng như được hưởng thành quả của giáo dục ngày càng cao.

Trong 10 năm (2000 Ờ 2010), Đảng bộ quận đã tắch cực chỉ đạo củng cố, đẩy mạnh hoạt động của Hội đồng giáo dục các cấp, hoạt động của Hội khuyến học trong việc xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học, khen thưởng, hỗ trợ, động viên học sinh nghèo vượt khó, học sinh giỏi và học sinh có thành tắch cao trong học tập, góp phần phát triển giáo dục và đào tạo của quận.

Thực hiện chủ trương ỘNhà nước và nhân dân cùng làmỢ, công tác xã hội hoá giáo dục đã huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư cho việc xây dựng cơ sở vật chất trường học, xây dựng trường chuẩn quốc gia theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, tạo động lực tắch cực trong việc phát triển quy mô, mạng lưới trường lớp theo hướng đa dạng hoá các loại hình trường, lớp, các hình thức học tập với nhu cầu, khả năng kinh tế của nhân dân. Bên cạnh đó, sự kết hợp, phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội được tiến hành thường xuyên và hiệu quả. Phòng Giáo dục và Đào tạo còn phối hợp với Công an quận, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Ngành Y tế,Ầ tổ chức tốt một số hoạt động nhằm tạo môi trường giáo dục lành mạnh, đồng thời, tổ chức phát động phong trào xây dựng trường không ma tuý, trường không có tệ nạn xã hội.

Năm là, công tác thi đua khen thưởng trong hệ thống giáo dục phổ thông của quận được tổ chức thường xuyên và có hiệu quả.

Công tác thi đua khen thưởng được cụ thể hoá theo các tiêu chuẩn quy định của Nhà nước, theo các mục tiêu, nhiệm vụ của ngành, các đợt phát động phong trào thi đua với nhiều hình thức phong phú được các nhà trường hưởng ứng tổ chức sôi nổi, vì vậy, trong nhiều năm qua, quận đã có nhiều tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến được Hội đồng thi đua các cấp Quận, Thành phố khen thưởng.

Được sự quan tâm chỉ đạo của Sở Giáo dục - Đào tạo, Quận ủy, UBND, Phòng giáo dục Ờ đào tạo quận Đống Đa, phối hợp với các ban ngành các lực lượng xã hội thúc đẩy các phong trào thi đua và với sự phấn đấu nỗ lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên toàn quận, ngành Giáo dục phổ thông quận Đống Đa đã có nhiều chuyển biến quan trọng đạt được những bước tiến vững chắc đáng tự hào: Quận

được Sở GD - ĐT khen thưởng 10 chỉ tiêu loại Tốt - Phòng GD - ĐT được hội đồng thi đua ngành đề nghị Thành phố tặng Bằng khen vào năm 2003. Năm 2006 Sở GD đã xét duyệt và công nhận 15 trường của quận đạt tiên tiến xuất sắc cấp thành phố. Phòng Giáo dục đã đề nghị công nhận 50 trường tiên tiến cấp quận, 73 tổ lao động giỏi. Đề nghị công nhận và khen thưởng 3 gương Người tốt việc tốt cấp thành phố trong đó có 1 GV và 2 HS và 10 gương Người tốt việc tốt cấp quận. Năm 2010 ngành GD&ĐT quận đã được Sở GD&ĐT xếp 12/12 chỉ tiêu thi đua xếp loại tốt trong đó có 9 chỉ tiêu đạt xuất sắc là ; THCS; Khảo thắ và kiểm định chất lượng; Công tác thanh tra; Công tác pháp chế và sự hỗ trợ của cấp uỷ và chắnh quyền địa phương; Công tác ứng dụng công nghệ thông tin, thư viện và sáng kiến kinh nghiệm; Công tác tổ chức cán bộ; công tác ngoại khoá và y tế học đường và công tác công đoàn. Sở GD&ĐT cũng đã công nhận 21 tập thể trường học là Tập thể lao động xuất sắc trong đó Tiểu học: 7, THCS 6. Tại Hội nghị tổng kết năm học của sở, phòng GD-ĐT quận vinh dự được nhận bằng khen của UBND thành phố cho đơn vị tập thể lao động xuất sắc có nhiều thành tắch tốt trong nhiều năm học. [58 Ờ tr.7].

* Ngành giáo dục phổ thông Đống Đa có được những thành tắch trên là do Nguyên nhân:

Thứ nhất, trước hết là do có đường lối đổi mới giáo dục và đào tạo, được thể

hiện qua các kỳ Đại hội VI, VII, VIII, IX, X và Nghị quyết Trung ương 4 (khoá VII), Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII), Nghị quyết Trung ương 6 (khoá IX). Các Đại hội lần XIII, XIV; các Nghị quyết, Đề án phát triển giáo dục của Đảng bộ Thành phố. Đảng bộ quận Đống Đa quán triệt sâu sắc và kịp thời các kế hoạch, đề án phát triển giáo dục phổ thông đúng đắn, phù hợp với thực tế của địa phương, góp phần thúc đẩy giáo dục phổ thông của quận phát triển.

Thứ hai, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ quận, chắnh quyền là nhân tố cơ

bản đảm bảo cho giáo dục và đào tạo phát triển đúng định hướng và có hiệu quả. Trên cơ sở nhận thức sâu sắc về đường lối giáo dục và đào tạo của Đảng, Đảng bộ, chắnh quyền đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo, có những biện pháp thiết thực, phù hợp với điều kiện của địa phương. Cấp uỷ Đảng, chắnh quyền các cấp coi việc đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển nên đã thường xuyên quan tâm, chăm lo

phát triển giáo dục và đào tạo nhằm tạo ra nền tảng vững chắc để nâng cao dân trắ, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, bồi dưỡng nhân tài.

Thứ ba, là một trong những quận trung tâm của Thành phố, đời sống vật chất

và tinh thần của nhân dân được cải thiện, tạo thuận lợi cho mọi người có thêm điều kiện học tập. Các bậc học phổ thông được chăm lo trên mọi phương diện, góp phần đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH.

Thứ tư, những thành tựu đã đạt được phần lớn còn nhờ vào sự cố gắng, phấn

đấu nỗ lực của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, học sinh, phụ huynh học sinh, đông đảo nhân dân, các ban ngành, đoàn thể chăm lo giáo dục và đào tạo, trên cơ sở tiếp tục phát huy truyền thống khoa bảng, hiếu học của quận. Hầu hết giáo viên đã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ quận đống đa (hà nội) lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 80 - 86)