Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ trong doanh‬‬‬‬‬ nghiệp thông qua liên kết với trường đại học nghiên cứu trường hợp doanh nghiệp viettel (Trang 43 - 45)

9. Kết cấu của luận văn

2.1. Giới thiệu khái quát

2.1.2. Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN)

2.1.2.1. Sơ lược về hình thành và phát triển

Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN - tên giao dịch bằng tiếng Anh: Vietnam National University, Hanoi; viết tắt là VNU). Tiền thân là Viện Đại học Đông Dương, do chính quyền thuộc địa Pháp thành lập năm 1906; sau cách mạng tháng 8 1945 được đổi tên và lập thành trường Đại học Quốc gia Việt Nam; đến năm 1993 lấy tên là Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đại học Quốc gia Hà Nội là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; ngang tầm khu vực, dần đạt trình độ quốc tế; đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, phù hợp với xu hướng phát triển giáo dục đại học tiên tiến.

Đại học Quốc gia Hà Nội có 03 cơ sở khác nhau. Cơ sở 01 ở Hà Nội chuyên trách đào tạo. Cơ sở 02 ở khu vực Ba Vì dành cho cơ sở thực tập, thực địa ngoài trời, thực tập sinh thái, môi trường. Cơ sở 03 ở Láng – Hòa Lạc chuyên trách đào tạo, ký túc xá, xưởng thực tập, thực hành.

Cho đến hiện nay, tổng số cán bộ đang công tác tại Đại học Quốc gia Hà nội vào khoảng hơn 3.900 người trên các lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu, hành chính. Theo số liệu thống kê đến tháng 12 năm 2016, về mặt trình độ, Đại học Quốc gia Hà Nội có 2.212 cán bộ khoa học, 1.941 giảng viên, bao gồm: 67 giáo sư, 370 phó giáo sư, 1.131 tiến sỹ và tiến sỹ khoa học, 1.493 thạc sĩ.

Với những con số trên, Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong số những cơ sở đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ lớn nhất trong cả nước.

Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay thực hiện 03 công khai: - Công khai cam kết chất lượng đào tạo;

- Công khai về cơ sở vật chất của trường; - Công khai về thu chi tài chính.

Trong chiến lược phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ trở thành đại học định hướng nghiên cứu, đa ngành, đa lĩnh vực, đạt các tiêu chí cơ bản của đại học nghiên cứu tiên tiến trong khu vực, trong đó có một số ngành, lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến Châu Á, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.

2.1.2.2. Cơ bản về bộ máy quản lý

ĐHQGHN có 3 cấp quản lý hành chính:

1) ĐHQGHN là đầu mối được Chính phủ giao các chỉ tiêu về ngân sách và kế hoạch hàng năm; có tư cách pháp nhân, có con dấu mang hình Quốc huy. Chủ tịch Hội đồng ĐHQGHN, Giám đốc và các Phó Giám đốc ĐHQGHN do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm.

2) Các trường Đại học, Viện nghiên cứu khoa học thành viên; các khoa trực thuộc; các trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ; các tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; bệnh viện, nhà xuất bản, tạp chí khoa học trực thuộc ĐHQGHN là các đơn vị cơ sở có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

3) Các khoa, phòng nghiên cứu và tương đương thuộc trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên và các đơn vị trực thuộc ĐHQGHN.

2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức:

Đại học Quốc gia Hà Nội bao gồm 07 trường đại học, 07 Viện Nghiên cứu, 05 khoa trực thuộc, 02 trung tâm đào tạo và nghiên cứu, 13 đơn vị hỗ trợ phục vụ và 11 phòng ban chức năng quản lý.

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Đại học Quốc gia Hà Nội đến tháng 12/2016

Nguồn: Cơ cấu tổ chức - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ trong doanh‬‬‬‬‬ nghiệp thông qua liên kết với trường đại học nghiên cứu trường hợp doanh nghiệp viettel (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)