9. Kết cấu của luận văn
2.3. Đánh giá sự liên kết đào tạo giữa hai đơn vị
2.3.1. Các mặt mạnh (strengths) yếu (weeknesses) và doanh nghiệp trong
Các mặt mạnh – yếu được thể hiện qua các số liệu tỷ lệ của từng nội dung liên kết trong bảng trên.
Về mục tiêu và nội dung đào tạo, liên kết đào tạo và yêu cầu của doanh nghiệp, cán bộ nhân viên Viettel Hà Nội cơ bản nhận định việc liên kết đào tạo đội ngũ nhân lực KH&CN của nhà trường so với yêu cầu của doanh nghiệp sử dụng lao động là phù hợp. Tuy nhiên mức độ phù hợp và rất phù hợp tỷ lệ chưa cao, vẫn còn số ít ý kiến đánh giá ở mức độ ít phù hợp.
0 0 46.67 33.33 20 0 3.33 40 46.67 10 0 3.33 43.33 26.67 26.67 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 ít phù hợp phù hợp % mức độ phù hợp kiến thức kỹ năng thái độ nghề nghiệp
Hình 2.2: Đồ thị thể hiện tƣơng quan ý kiến đánh giá của CBNV Viettel Hà Nội về mức độ phù hợp của mục tiêu và nội dung đào tạo so với yêu cầu của DN
Về sự phù hợp giữa thời lượng học lí thuyết và thực hành, số liệu khảo sát đội ngũ cán bộ nhân viên của Viettel Hà Nội dưới đây cho thấy trong chương trình đào tạo nhân lực KH&CN thì đa số ý kiến nhận xét chương trình đào tạo có số lượng các môn học và phân chia số giờ học lý thuyết và thực hành là phù hợp, chiếm 56,67% trở lên. Tuy nhiên, vẫn còn 43,33% (23,33+20) đối tượng được khảo sát nhận xét thời lượng học lý thuyết và 26,67% (20+6,67) đối tượng khảo sát cho rằng thời lượng học thực hành chưa phù hợp (nặng hoặc nhẹ hơn).
Hình 2.3: Đồ thị về sự phù hợp giữa thời lượng học lí thuyết và thực hành
Về liên kết xây dựng mục tiêu, chương trình đào tạo, số liệu khảo sát phần nào đã đánh giá được nội dung nhà trường và doanh nghiệp trao đổi thông tin về những đề xuất, kiến nghị điều chỉnh chương trình đào tạo thì có 73% cán bộ quản lí và giáo viên của nhà trường nhận xét là thường xuyên thực hiện, trong khi đó về phía doanh nghiệp nhận xét chỉ có 26% (20+6) là có thực hiện.
Hình 2.4: Đồ thị so sánh tƣơng quan ý kiến về việc liên kết xây dựng mục tiêu, chƣơng trình đào tạo
Về khảo sát đội ngũ giáo viên tham gia liên kết đào tạo, biểu đồ dưới đây cho thấy nội dung liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong quá trình đào tạo nhân lực KH&CN có tới 63% giáo viên và cán bộ quản lí nhận xét là có thực hiện. Tuy nhiên, về phía doanh nghiệp tỷ lệ này rất ít, chỉ có 3% doanh nghiệp đồng ý là thường xuyên thực hiện và 17% nhận xét là đôi khi và có tới 67% doanh nghiệp nhận xét là chưa thực hiện nội dung này.
Hình 2.5: Biểu đồ so sánh tƣơng quan ý kiến về liên kết giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực KH&CN
2.3.2. Đánh giá trong liên kết đào tạo giữa ĐHQGHN với Viettel Hà Nội
* Mặt mạnh: Nhà trường có bề dày kinh nghiệm về tổ chức quản lý
quá trình đào tạo ngành nghề và thâm niên công tác. Trên cơ sở của kinh nghiệm nhiều năm đào tạo và trước đòi hỏi của thực tế, nhà trường đã có một số đột phá trong việc liên kết thông qua các dự án với các đối tác để huy động nguồn kinh phí, trang thiết bị dạy ngành, nghề. Cho đến nay, trình độ chuyên môn của các giảng viên đáp ứng yêu cầu so với nhiệm vụ đảm nhiệm. Chất lượng đào tạo của nhà trường đang dần được nâng lên; mối quan hệ hợp tác với doanh nghiệp đang dần được chú trọng.
* Mặt yếu: Về cơ sở vật chất còn thiếu. Đó là trang thiết bị phục vụ
giảng dạy ngành nghề trong tình trạng phải tận dụng những máy móc thiết bị đã cũ ở các DN và trang thiết bị tự chế để giảng dạy, diện tích phòng học lý thuyết và thực hành nghề còn thiếu, chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo chuyển biến chưa tích cực, chưa bám sát nhu cầu thực tế của DN,
việc đổi mới còn chậm, chưa thường xuyên được cập nhật, các dự án liên kết chưa nhiều. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song phương pháp đào tạo nhìn chung vẫn mang tính truyền thụ một chiều, chưa thực sự phát huy tính chủ động sáng tạo của người học. Bên cạnh đó, nhà trường tập chung cho NCKH còn hạn chế, kết hợp chưa nhiều giữa học tập chính khóa với ngoại khóa. Về nội dung kiểm tra, vẫn còn thiếu tính thống nhất. Mô hình liên kết đào tạo chưa phong phú, đa dạng, chủ yếu là tập trung vào các ngành, nghề truyền thống, hoặc đào tạo theo khả năng đã và đang có. Ngoài ra, nhà trường còn thiếu hệ thống thông tin dự báo về nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động.
2.3.2.1. Cơ hội (opportunities) và thách thức (threats)
* Cơ hội: Qua các khảo sát đánh giá và phân tích mạnh yếu ở trên,
việc liên kết đào tạo giữa trường đại học với doanh nghiệp đưa đến nhiều cơ hội phát triển mở rộng loại hình đào tạo, đẩy mạnh thực hành, thực nghiệm và nghiên cứu, ứng dụng khoa học. Công tác giảng dạy gắn liền với thực tế, học viên sau kết thúc đào tạo có cơ hội phát triển ngay và có thể thực hiện ngay công việc.
- Thực trạng hợp tác quốc tế trong đào tạo và NCKH luôn được lãnh đạo ĐH quốc gia Hà Nội quan tâm và phát triển. Trường đã hợp tác đa phương và song phương với nhiều tổ chức quốc tế tại Việt Nam, hợp tác đào tạo lưu học sinh với các nước khác như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Hungary,... Đội ngũ giảng viên của trường với học hàm, học vị cao, là những tên tuổi đầu ngành trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu.
- Trong những năm qua việc liên kết thông qua các dự án luôn được đặc biệt quan tâm và được xác định là một trong những chính sách hàng đầu của trường. Theo tinh thần chỉ đạo của nghị quyết Hội nghị lần thứ 2, Ban chấp hành TW khóa VIII đã khẳng định: “Các trường ĐH phải là các trung
tâm NCKH, công nghệ, chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống” [9]. Nghị Quyết Đại hội X đã chỉ rõ “Đổi mới toàn diện GD&ĐT, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam”. Ngày 2/11/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP về Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục ĐH Việt Nam giai đoạn 2006-2020 với mục tiêu “Tạo được sự chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân”. Nghị quyết 14 đã đưa ra các giải pháp đổi mới cụ thể, tạo tiền đề cho các trường ĐH đổi mới nội dung, phương pháp và quy trình đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ CB, GV, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường hoạt động NCKH, phát huy cơ chế tự chủ. Giai đoạn 2011 – 2015, hoạt động khoa học của ngành GD&ĐT theo phương hướng: Phải dựa trên chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011- 2020, chiến lược phát triển KH&CN và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; tập trung nghiên cứu phục vụ sự nghiệp phát triển và nâng cao chất lượng GD&ĐT, đặc biệt là giáo dục đại học, nhằm đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng, trình độ và chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao tiềm năng trí tuệ của đất nước. Đổi mới cơ chế, chính sách tài chính và quản lý hoạt động KH&CN của ngành; nâng cao hiệu quả đầu tư cho hoạt động KH&CN. Việc đầu tư sẽ được thực hiện gắn với kết quả và hiệu quả hoạt động KH&CN của các trường ĐH&CĐ.
* Thách thức: Song hành với cơ hội thì chương trình đào tạo, liên kết
đào tạo cũng đứng trước nhiều thách thức như sự bất cập giữa chương trình đào tạo với đòi hỏi thực tế của DN. Do đó, nhà trường thường xuyên hơn nữa việc cập nhật, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình đào tạo để phù hợp với thực tiễn yêu cầu của doanh nghiệp và thay đổi của khoa học công nghệ, cân đối giữa việc học lý thuyết và thực hành, thay đổi, đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy nhằm đáp ứng, phù hợp với yêu cầu của
DN.
Doanh nghiệp và nhà trường là 2 thể chế khác biệt, có những mục tiêu khác nhau, cho nên không thể nào có sự hài lòng đạt được một cách dễ dàng và đơn giản. Tư tưởng của các doanh nghiệp nói chung đều coi đào tạo là nhiệm vụ của nhà trường, phần lớn chỉ quan tâm đến việc sử dụng nhân lực. Chỉ có những doanh nghiệp rất lớn như Viettel và những người đứng đầu doanh nghiệp hoặc làm việc có kinh nghiệm lâu năm, có tích lũy, có tầm nhìn xa, có tiềm lực kinh tế lớn thì họ mới quan tâm đến đào tạo nhân lực, đặc biệt nhân lực KH&CN.
Hiện nay Nhà nước chưa có một cơ chế, chính sách thật rõ ràng nào quy định về quyền lợi, trách nhiệm của các bên khi tham gia liên kết đào tạo. Việc liên kết này hoàn toàn xuất phát từ nhu cầu nội tại của các bên và dựa trên sự tự nguyện, chưa khuyến khích được các thành phần kinh tế hay các nhà trường tích cực tham gia. Thậm chí có nhiều đơn vị còn cảm thấy phiền phức khi đề cập đến vấn đề này.
2.3.2.2. Đánh giá chung
Để gắn kết, liên kết giữa trường ĐH với DN, các trường ĐH cần chủ động hơn trong việc kết nối, quan hệ với DN, giúp quản lý hoạt động hợp tác được thống nhất, bảo đảm tính chuyên môn hóa và hiệu quả quản lý. Ngược lại, DN cần có sự hợp tác chặt chẽ với phía nhà trường hoặc cơ sở đào tạo trong về các mặt liên quan tới liên kết đào tạo. Đây là sự hợp tác tương hỗ và là quan hệ hữu cơ trong mô hình liên kết đào tạo giữa nhà trường và DN
Theo số liệu ở chương 2 cho thấy, ở hầu hết các nội dung, sự hợp tác, liên kết chủ yếu diễn ra ở mức “chưa thường xuyên”. Đánh giá chung về mức độ thực hiện của 12 nội dung hợp tác, có đến 54,38% ý kiến đánh giá là “chưa thường xuyên” tiến hành. Bên cạnh đó cũng có 21,32% ý kiến đánh giá là “thường xuyên” được thực hiện. Tuy nhiên có hai tiêu chí quan trọng phản ánh quan hệ hợp tác, liên kết giữa Nhà trường với Doanh nghiệp có ảnh
hưởng quyết định nhất đến chất lượng đào tạo hiện nay đó là “Doanh nghiệp hỗ trợ cơ sở vật chất, phương tiện dạy học” thì chỉ 15,38% ý kiến đánh giá và “Doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí đào tạo” thì có 0% ý kiến đánh giá là “thường xuyên” thực hiện. Điều này phản ánh sự liên kết, hợp tác giữa ĐHQGHN với Viettel Hà Nội đã diễn ra nhưng ở mức độ thấp và phần nào còn mang tính hình thức. Thực tế này có thể phản ánh tính hiệu quả của sự hợp tác giữa nhà trường với DN hiện vẫn đang ở một chừng mực nào đó chưa cao, chưa hiệu quả. Hoặc cũng có thể hiểu rằng mô hình liên kết giữa ĐHQGHN với Viettel chưa chặt chẽ, chưa có sự gắn kết thực sự từ hai phía nhà trường và DN. Việc triển khai các hoạt động cần thiết cho vận hành mô hình liên kết đào tạo từ cả hai phía chưa thật sự diễn ra đều đặn và nhịp nhàng.
Tiểu kết Chƣơng II
Trên cơ sở phân tích thực trạng đào tào ở Đại học Quốc gia Hà Nội cùng với việc tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của cán bộ công nhân viên Viettel Hà Nội về chương trình đào tạo của trường, tác giả đã chứng minh sự hạn chế và sự chưa đầy đủ về chương trình đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội với thực tiễn của doanh nghiệp nói chung và của Viettel Hà Nội nói riêng. Tác giả cũng chỉ ra nhu cầu đào tạo của bản thân cán bộ công nhân viên các doanh nghiệp nói chung và của Viettel Hà Nội nói riêng tương đối lớn. Tác giả phân tích điểm mạnh, yếu trong quy trình đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội so với những đòi hỏi thực tiễn nhằm làm rõ hơn sự thiếu hiệu quả trong đào tạo tại nhà trường. Ngoài ra, tác giả cũng chỉ ra những cơ hội và thách thức mà nhà trường đang đối mặt. Tóm lại, trong chương II, tác giả đã phân tích và làm rõ những mặt mạnh, yếu và những tồn tại trong quy trình đào tạo hiện nay của Đại học Quốc gia Hà Nội nhằm chỉ rõ sự thiếu hiệu quả trong việc đào tạo nhân lực cung ứng cho ngành KH & CN nói chung, cho doanh nghiệp Viettel nói riêng. Đây cũng là tiền đề cho việc đề xuất một mô hình liên kết đào tạo hiệu quả, phù hợp với thực tế của Doanh nghiệp hiện nay.
Chƣơng 3:
MÔ HÌNH LIÊN KẾT GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRONG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC KH&CN CHO DOANH NGHIỆP
Đào tạo đạt chuẩn và đáp ứng nhu cầu xã hội là nhiệm vụ, mục tiêu hàng đầu, là yêu cầu phát triển của các cơ sở đào tạo. Việc ký kết hợp tác giữa các trường và doanh nghiệp (DN) là rất cần thiết và rất quan trọng. Hợp tác với DN trong quá trình đào tạo là mối quan hệ có lợi cho cả hai bên. Đối với nhà trường (NT), NT được tổ chức tuyển dụng tư vấn, tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học và tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo chung, trao đổi các thông tin về khoa học, công nghệ tiên tiến và nhu cầu về nguồn nhân lực trong thời điểm hiện tại và tương lai. Từ đó, nhà trường nâng cao được chất lượng đào tạo cũng như tìm được đầu ra phong phú cho người học, từng bước nâng cao uy tín của NT trước những yêu cầu của thị trường lao động đa dạng và luôn biến động. Đối với doanh nghiệp, DN luôn yên tâm có một đội ngũ nhân lực vững chắc hỗ trợ khi mình có nhu cầu, đồng thời tốn ít chi phí tuyển dụng, thử việc, có thêm quyền và cơ hội lựa chọn và sử dụng nguồn lao động chất lượng. Bên cạnh đó, DN được trực tiếp đánh giá chất lượng đào tạo và đóng góp ý kiến vào việc xây dựng chương trình đào tạo của NT. Trên cơ sở của những đòi hỏi trên, mô hình liên kết đào tạo giữa đại học và doanh nghiệp nên là mô hình liên kết đào tạo song phương mang tính trực tiếp, hai chiều, gắn kết nhu cầu doanh nghiệp với mục đích đào tạo của nhà trường.
Trong mô hình liên kết đào tạo đại học – doanh nghiệp, chỉ có hai bên trực tiếp với nhau là đại học và doanh nghiệp. Hoạt động của mô hình trong khuôn khổ môi trường thể chế, trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi và giúp nhu cầu của hai bên gặp nhau và cùng thỏa mãn nhu cầu cho nhau. Trong mô hình này, về đầu vào, đối với phía đại học có thể góp vốn tài chính của trường hoặc huy động từ các cán bộ, giảng viên trong trường hoặc góp bằng cơ sở vật
chất, trí lực, nguồn nhân lực của nhà trường. Về chương trình đào tạo, phía đại học được quyền tự chủ hoàn toàn trong đào tạo và chương trình đào tạo. Đối với phía doanh nghiệp, nguồn đầu vào có thể là vốn tài chính, các chương trình nghiên cứu, quy trình quản lý... Nguồn đầu ra của mô hình này, bên cạnh là các sản phẩm KHCN, dịch vụ KHCN còn là lực lượng nhân lực đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, từ đó hình thành nên thị trường lao động chất lượng cao.
Hình 3.1: Mô hình chung về liên kết đào tạo Đại học – Doanh nghiệp
Cũng trong mô hình nói trên, hai yếu tố cần được quan tâm chính là chương trình đào tạo và nhân lực khoa học chất lượng cao. Chương trình đào