Chia sẻ nguồn lực-hình thành các cách thức phối hợp khác nhau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ trong doanh‬‬‬‬‬ nghiệp thông qua liên kết với trường đại học nghiên cứu trường hợp doanh nghiệp viettel (Trang 66)

9. Kết cấu của luận văn

3.1. Chia sẻ nguồn lực-hình thành các cách thức phối hợp khác nhau

Chia sẻ nguồn lực là một trong những điều kiện cần để mối liên kết giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo, trường đại học, chặt chẽ và giúp hình

thành các mô hình phối hợp đào tạo. Việc chia sẻ nguồn lực chính là sự đóng góp nguồn lực các bên trong mô hình nhằm tận dụng nguồn lực của nhau một các tối đa cũng như bù đắp những thiếu hụt củac các bên khi tham gia mô hình. Nguồn lực cần được chia sẻ ở đây bao gồm nguồn lực vật chất (gồm tài chính và cơ sở vật chất, nguồn tài nguyên khoa học) và nguồn lực về trí tuệ con người.

Về chia sẻ nguồn lực vật chất, đây là vấn đề quan trọng trong mối liên kết giữa doanh nghiệp và đại học. Trước tiên, cần phải đề cập tới nguồn lực tài chính. Đó là yếu tố tiên quyết trong việc thúc đẩy hình thành các mô hình và vận hành các mô hình liên kết đào tạo. Nguồn lực tài chính chính là các yếu tố vốn về tài chính bao gồm cả vốn tiền và vốn cơ sở hạ tầng.

Hiện nay, các trường đại học đang thiếu kinh phí đầu tư cho việc đào tạo và đổi mới chương trình đào tạo. Do đó, việc các doanh nghiệp chia sẻ nguồn lực tài chính với các trường đại học thông qua hình thức góp vốn đào tạo hoặc đầu tư một hạng mục hay một chương trình đào tạo ngắn hạn, dài hạn là việc làm rất cần thiết giúp các trường giảm bớt các khó khăn do tài chính đem lại đồng thời thông qua sự góp vốn, các doanh nghiệp có được tiếng nói của mình trong các vấn đề liên quan đến đào tạo. Về mặt doanh nghiệp, lợi nhuận của các doanh nghiệp được làm ra bởi những nhân lực có chất lượng. Giá trị gia tăng của doanh nghiệp càng cao thì lợi nhuận của doanh nghiệp càng lớn mà muốn có giá trị gia tăng lớn thì phải dựa vào chất lượng và kết quả nguồn nhân lực. Do đó, việc chia sẻ nguồn lực tài chính thông qua hình thức góp vốn của doanh nghiệp vào đào tạo tại các trường đại học thực chất là sự đầu tư dài hạn mang tính chiến lược cho sự phát triển của doanh nghiệp. Ngược lại, nhà trường được chia sẽ nguồn lực tài chính sẽ có cơ hội giải quyết nhanh những vấn đề khó khăn về tài chính và kịp điều chỉnh đào tạo theo đúng những yêu cầu của thực tế hoặc của doanh nghiệp. Thêm vào đó, việc tài trợ bằng học bổng sẽ thúc đẩy các học viên nỗ lực cho doanh

nghiệp và giúp doanh nghiệp lựa chọn được những học viên ưu tú, từ đó tuyển dụng cho doanh nghiệp sau khi họ kết thúc chương trình đào tạo. Ngoài ra việc góp vốn bằng cơ sở vật chất như sử dụng phòng thí nghiệm của trường hoặc của doanh nghiệp hoặc cho các học viên trực tiếp thực hành trên công việc thực tế của doanh nghiệp tại các trụ sở hoặc chi nhánh của doanh nghiệp cũng là một cách chia sẻ rất tốt về nguồn lực tài chính cho các trường đại học. Một thế mạnh khác của các khu vực trường sở chính là các nguồn lực khoa học. Nguồn lực khoa học trong các trường đại học bao gồm nguồn tài liệu nghiên cứu, kết quả nghiên cứu và các nguồn sách phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy. Nguồn tài nguyên khoa học tại các trường đại học có giá trị khoa học cao. Việc chia sẻ nguồn lực khoa học của nhà trường với doanh nghiệp và ngược lại sẽ giúp thúc đẩy nhanh hoạt động R& D trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học được đi vào thực tế một cách có hiệu quả. Các doanh nghiệp tận dụng được những kết quả nghiên cứu của NT và ngược lại nhà trường sẽ tận dụng được những kết quả thực tế ở DN để bổ sung vào những nghiên cứu khoa học của mình sao cho sát hợp với thực tế. Điều đó giảm bớt sự lãng phí nguồn tài nguyên khoa học cho nhà trường và chi phí đầu tư nghiên cứu và chi phí chất xám của DN

Về chia sẻ nguồn lực trí tuệ con người, thực chất là chia sẻ nguồn nhân lực, lợi ích lớn nhất thuộc về doanh nghiệp. Sự sáng tạo của con người là không ngừng. Xã hội ngày càng tiến lên, doanh nghiệp từng bước phát triển và nguồn lực con người được coi là vô tận. Hơn nữa, chu trình sáng tạo cái mới thông qua lao động trí óc sẽ càng ngắn. Sự phát triển của trí thức là vô hạn và việc khai thác nguồn nhân lực cũng vô hạn. Do đó, DN hưởng lợi lớn khi có được nguồn nhân lực chất lượng cao từ phía nhà trường. Thông qua quá trình liên kết đào tạo, DN sẽ học hỏi được những kiến thức từ những cán bộ đào tạo của trường đại học, vốn được đào tạo bài bản và kỹ lưỡng. Đổi lại, nhà trường sẽ có cơ hội để các giảng viên có thêm kinh nghiệm thực tiễn đưa

vào giảng dạy. Bên cạnh đó, việc chia sẻ nguồn lực sẽ là cơ sở để hình thành các mô hình liên kết đào tạo, đa dạng hóa các mô hình đào tạo và thúc đẩy các hoạt động R&D.

Khi có sự chia sẻ các nguồn lực, cơ chế phối hợp giữa các bên trong đào tạo sẽ được hình thành và mô hình sao cho hiệu quả nhất sẽ được đưa ra. Quá trình phối hợp sẽ bộc lộ những sự bất cập và những thuận lợi. Trên cơ sở đó, cả hai phía, DN và trường ĐH, sẽ có những điều chỉnh sao cho phù hợp và có lợi nhất cho mô hình và cho các bên. Quá trình phối hợp cũng sẽ đưa tới những nảy sinh ý tưởng về các loại mô hình hợp tác, liên kết đào tạo từ đó sẽ tạo ra sự đa dạng hóa cho các mô hình liên kết đào tạo, đa dạng hóa cơ chế phối hợp, đa dạng hóa về hình thức hợp tác, góp vốn. Trong bối cảnh hiện nay, khi các trường đại học đang tiến tới tự chủ tài chính hoàn toàn, việc chia sẻ nguồn lực với các doanh nghiệp chính là một trong những giải pháp hiệu quả giải quyết bài toán về tự chủ tài chính của các trường đại học. Do đó, chia sẻ nguồn lực đem lại lợi ích tối đa cho cả hai phía, DN và trường đại học.

Tóm lại, việc chia sẻ nguồn lực giữa trường đại học và doanh nghiệp là điều kiện cần thiết giúp cho việc hình thành và đa dạng hóa các mô hình liên kết đào tạo nói chung. Sự chia sẻ này không chỉ giúp các DN tháo gỡ những khó khăn và đầu ra cho các trường đại học mà còn thể hiện sự chung tay phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho không chỉ doanh nghiệp mà còn cho xã hội. Nhà trường, với sự chia sẻ nguồn lực từ DN, sẽ dễ dàng hơn trong việc đổi mới chương trình đào tạo, bám sát đào tạo với thực tế của xã hôi trong đó có DN, giải quyết dễ dàng các khó khăn trước mắt. Do vậy việc chia sẻ nguồn lực sẽ là yếu tố gắn kết chặt chẽ mối liên kết giữa trường đại học và DN

3.2. Liên kết xây dựng nội dung chƣơng trình đào tạo - nghiên cứu

Về liên kết trong tuyển sinh, tuyển sinh là một trong những vấn đề khá nan giải đối với nhóm trường thuộc hệ thống giáo dục đại học. Thông thường, để thu hút người học, các trường đại học đã tận dụng thế mạnh của phương

tiện truyền thông, chương trình quảng cáo hoặc trang web..., tuy nhiên, những hình thức đó chưa đảm bảo nguồn tuyển sinh bền vững cũng như tiềm ẩn khá nhiều “rủi ro”. Thực tế chứng minh, khi nhà trường liên kết đào tạo với doanh nghiệp, hoạt động tuyển sinh sẽ thuận lợi hơn.

Các hình thức liên kết tuyển sinh giữa nhà trường với DN:

- Nhà trường đào tạo theo đơn đặt hàng từ DN (tức là DN “gửi đơn hàng” tới nhà trường yêu cầu đào tạo lực lượng lao động có trình độ, kỹ năng và tay nghề đáp ứng vị trí làm việc tại DN sau tốt nghiệp). Căn cứ vào “đơn hàng”, nhà trường chủ động thực hiện kế hoạch tuyển sinh có sự tham gia từ phía DN. DN cử cán bộ tư vấn nghề nghiệp cùng cán bộ nhà trường tới các trường THPT, THCS để tư vấn hướng nghiệp cho học sinh.

- Nhà trường đào tạo học viên do DN gửi đến. Ở hình thức này, DN chủ động tuyển sinh với số lượng, cơ cấu nhất định theo yêu cầu từ phía DN. Nhà trường giữ vai trò đào tạo, cấp bằng tốt nghiệp và đảm bảo số học viên này thích ứng ngay với vị trí làm việc tại DN.

- Nhà trường liên kết với DN cùng thực hiện chiến dịch tuyển sinh, tạo nguồn nhân lực tiềm năng, sẵn sàng bù đắp vị trí khuyết, thiếu trong chiến lược phát triển của DN. Hình thức này đòi hỏi đội ngũ cán bộ chuyên trách của nhà trường và DN cùng liên kết, hoạch định kế hoạch, xác định ngành, nghề, số lượng cần tuyển và phương thức tuyển sinh.

- Đào tạo thông qua các dự án liên kết, chương trình nghiên cứu khoa học, cung cấp sản phẩm mẫu, bàn giao công nghệ, qui trình, công thức cho DN để sản xuất và thương mại.

* Liên kết xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp.

Mục tiêu đào tạo chính là sản phẩm, kết quả của quá trình đào tạo. Mục tiêu đào tạo là “Nhân cách người học sinh tốt nghiệp đã được thay đổi, cải

biến thông qua quá trình đào tạo”. Mục tiêu đào tạo cần được xác định rõ ràng theo hướng “Đào tạo ra người lao động kỹ thuật thực hành”.

DN cần cung cấp thông tin về những yêu cầu đặt ra đối với lao động, trên cơ sở đó, nhà trường tiến hành xây dụng mục tiêu cụ thể đối với từng ngành, nghề đào tạo. Mục tiêu đào tạo được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích những yêu cầu của DN, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, công việc, trình độ tương ứng và khả năng của nhà trường.

Như đã nói ở đầu chương, chương trình đào tạo chính là điểm mấu chốt giúp nhu cầu của doanh nghiệp và nhu cầu của nhà trường gặp nhau. Do đó, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên trong việc xây dựng chương trình đào tạo. Nội dung chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên yêu cầu thực tế về ngành nghề DN cần. Căn cứ vào khung chương trình, vào chuẩn đầu ra của ngành nghề đào tạo, trường đại học và DN xác định nội dung cụ thể cần được đào tạo theo từng ngành nghề, môn học, thống nhất phân bổ nội dung chương trình theo hướng: Tiếp cận thị trường, tiếp cận mục tiêu. Hướng tiếp cận này đòi hỏi phải có sự tham gia của DN với tư cách người sử dụng lao động, đồng thời cho phép kế hoạch chương trình đào tạo gắn kết với yêu cầu sử dụng, tạo điều kiện cho người học phát triển năng lực, thuận lợi trong tìm việc làm sau tốt nghiệp.

Yêu cầu: Nội dung chương trình đào tạo phải có tính linh hoạt, tính thích ứng nhanh với xu thế thay đổi của xã hội. Do đó, không thể áp dụng giá trị bất biến để xác định hay đo lường cái vận động, biến đổi. Mặt khác, nội dung chương trình phải có tính khoa học, tính logic và cập nhật thường xuyên những thay đổi của khoa học, công nghệ. Với tư cách đồng chủ thể thực hiện liên kết đào tạo, DN kết hợp với trường đại học cùng xây dựng nội dung chương trình đào tạo theo tiêu chí: Đáp ứng yêu cầu DN là chính, có phối hợp các kênh thông tin đại chúng, nguồn tài liệu tham khảo và các vấn đề thực tế nghề nghiệp đang diễn ra.

+ Liên kết đảm bảo nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực trong liên kết đào tạo giữa trường đại học với DN gồm: Giáo viên, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý phía nhà trường và DN. Đây là đội ngũ trực tiếp tham gia vào hoạt động liên kết đào tạo, hiện thực hóa, quyết định mức độ thành công của liên kết đào tạo. Do vậy, đối với nhà trường, cần xây dụng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng (chuẩn về trình độ chuyên môn, chuẩn về nghiệp vụ, chuẩn về đạo đức, tư cách), đồng bộ về cơ cấu.

Đối với DN, đội ngũ cán bộ kỹ thuật tham gia hoạt động giảng dạy phải đảm bảo các tiêu chí: Trình độ chuyên môn, tay nghề cao; có phẩm chất tư cách đạo đức tốt, nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc được giao. Căn cứ vào tính chất, điều kiện thời gian, vị trí công tác, có thể yêu cầu: Giáo viên của nhà trường tham gia giảng dạy lý thuyết chuyên môn với vai trò giáo viên lý thuyết, hướng dẫn thực hành cơ bản; cán bộ kỹ thuật tay nghề cao của DN tham gia giảng dạy thực hành, hướng dẫn thực tập với vai trò giáo viên thực hành.

+ Liên kết đảm bảo tài chính, các điều kiện cơ sở vật chất:

Tài chính đảm bảo hoạt động liên kết đào tạo gồm: Ngân sách nhà nước, học phí, các nguồn thu và hỗ trợ khác. Ngoài ra, DN có trách nhiệm đầu tư, đóng góp một phần tài chính – hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực (nguồn kinh phí này được coi như nguồn kinh phí bắt buộc do DN phải thực hiện khi sử dụng lao động đã qua đào tạo). Trên thế giới, nhiều quốc gia đã ban hành các văn bản quy định trách nhiệm của DN thông qua “thuế dạy nghề” như: Pháp – mức đóng góp 0,5% quỹ lương, các nước Mỹ Latinh, Singapo, Hàn Quốc, Thái Lan…, mức đóng góp 1% quỹ lương đối với những DN không tham gia hoạt động liên kết đào tạo.

Cơ sở vật chất, thiết bị nhà xưởng ảnh hưởng không nhỏ tới kỹ năng thực hành “Là một trong những yếu tố quyết định hình thành kỹ năng thực hành, có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hình thành và phát triển kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của học sinh trong tương lai”. Cũng theo tác giả Nguyễn

Đức Trí – Phan Chính Thức, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động đào tạo gồm:

Cơ sở vật chất chung (Diện tích đất đai cho xây dựng, thực hành thực tập, nhà cửa, phương tiện đi lại, trang thiết bị văn phòng; các công trình xây dựng khác…,).

+ Cơ sở vật chất phục vụ trực tiếp đào tạo, giảng dạy: Phòng học, xưởng thực hành thực tập, mô hình, giáo cụ trực quan, các trang thiết bị dạy chung, máy móc, vật tư, nhiên liệu thực hành, thực tập.

* Liên kết đổi mới phương pháp dạy, học thực hành, thực tập.

Khi mục tiêu, nội dung chương trình thay đổi, tất yếu phương pháp đào tạo, đặc biệt phương pháp dạy, học cũng thay đổi. Xét trên phương diện lý thuyết, phương pháp đào tạo là hình thức, cách thức hoạt động của trường và DN trong những điều kiện xác định nhằm đạt mục tiêu đã định. Quán triệt nguyên tắc đổi mới phương pháp dạy, học, tăng cường phát triển năng lực thông qua thực hành, thực tập. Giáo viên của nhà trường kết hợp chặt chẽ với chuyên gia tay nghề cao của các DN cùng tiến hành đổi mới hoạt động dạy.

Phương pháp dạy thay đổi, phương pháp học cũng thay đổi. “Người học là người thợ chính trong phương pháp học…,” là một yếu tố trong bộ ba tương tác “người học – người dạy – môi trường”. Do đó, người học phải chủ động, tích cực thực hiện vai trò người thợ chính. Phương pháp học nhấn mạnh quá trình hình thành năng lực học, tự nghiên cứu, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Liên kết đào tạo giữa nhà trường với DN cho phép người học tiếp cận sự đa dạng trong phương pháp dạy lý thuyết tại nhà trường, thực hành tại DN, tiếp cận những trải nghiệm công việc thực tế ở DN, phân tích, lựa chọn cách học hiệu quả, phát triển năng lực, học trong thực tế và từ thực tế.

Kiểm tra, đánh giá không chỉ nhằm thẩm định chất lượng hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ trong doanh‬‬‬‬‬ nghiệp thông qua liên kết với trường đại học nghiên cứu trường hợp doanh nghiệp viettel (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)