Khảo sát và phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ trong doanh‬‬‬‬‬ nghiệp thông qua liên kết với trường đại học nghiên cứu trường hợp doanh nghiệp viettel (Trang 45 - 50)

9. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng liên kết đào tạo giữa ĐHQGHN với Viettel Hà Nội trong

2.2.1. Khảo sát và phân tích

* Quy mô đào tạo của nhà trường

Kết quả tuyển sinh giai đoạn 2012 – 2015: Kết quả tuyển sinh qua các năm một mặt thể hiện sự quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ chính trị của nhà trường mặt khác nó còn phản ánh mức độ hoàn thành nhiệm vụ của nhà trường và phản ánh quy mô đào tạo mà nhà trường cần đạt được. Kết quả tuyển sinh được thể hiện qua số liệu dưới đây.

Bảng 2.3: Kết quả tuyển sinh nguồn nhân lực KH&CN qua các năm (2012 – 2015)

Hệ đào tạo

Số lƣợng tuyển sinh (ngƣời) So Sánh (%) Tổng số 2012 2013 2014 2015 13/12 14/13 15/14 Hệ đại học 2.525 512 635 673 705 124,0 106,0 104,8 Hệ cao học 1.320 280 208 380 452 74,3 182,7 118,9 Bồi dưỡng ngắn hạn 5.207 271 384 1.702 2.850 141,7 443,2 167,5 Đào tạo khác 720 - 65 173 182 - 266,2 105,2 Cộng 9.772 1.063 1.392 3.028 4.289 131 217,5 141,6

Nguồn: Số liệu thống kê - ĐHQGHN.

Qua số liệu trên cho thấy, kết quả tuyển sinh nguồn nhân lực KH&CN qua các năm 2012 – 2015 luôn có xu hướng tăng. Cụ thể, tổng số lượng tuyển sinh năm 2012 là 1.063 học viên; năm 2013 tuyển mới được 1.392 học viên, tăng so với năm 2012 là 31%; năm 2014 tuyển mới được 3.028 học viên, tăng so với năm 2013 là 117,5% và năm 2015 tuyển mới được 4.289 học viên, tăng so với năm 2013 là 41,6%. Điều đó phản ánh đúng theo xu hướng chung và xu hướng phát triển đào tạo của Nhà trường.

* Tổng hợp quy mô đào tạo theo Bảng dưới đây:

Hệ đào tạo Số học viên (ngƣời) So Sánh (%) Tổng số 2012 2013 2014 2015 13/12 14/13 15/14 Hệ đại học 4.345 512 1.147 1.308 1.378 224,0 114,0 105,4 Hệ cao học 1.320 280 208 380 452 74,3 182,7 118,9 Bồi dưỡng ngắn hạn 5.207 271 384 1.702 2850 141,7 443,2 167,5 Đào tạo khác 723 - 65 238 420 - 366,2 176,5 Cộng: 11.595 1.063 1.804 3.628 5.100 169,7 201,1 140,6

Nguồn: Số liệu thống kê - ĐHQGHN.

Quy mô đào tạo nguồn nhân lực KH&CN của Nhà trường qua các năm 2012 – 2015 luôn có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể, quy mô đào tạo năm 2012 là 1.063 học viên; năm 2013 quy mô đào tạo là 1.804 học viên (tăng so với năm 2012 là 69,7%); năm 2014 quy mô đào tạo là 3.628 học viên, tăng so với năm 2013 là 101,1% và năm 2015 quy mô đào tạo là 5.100 học viên, tăng so với năm 2014 là 40,6%. Điều này cũng phản ánh đúng theo xu hướng phát triển đào tạo của Nhà trường.

2.2.1.2. Về ngành nghề đào tạo

Với quy mô phát triển, tỷ lệ và cơ cấu giữa các khối ngành sẽ thay đổi phù hợp với năng lực thực tế và nhu cầu đào tạo, đồng thời phù hợp với từng giai đoạn xây dựng và phát triển của trường theo định hướng của nhà nước về công tác đào tạo.

Để phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội, nhà trường tiếp tục thực hiện đa dạng hoá các cấp đào tạo và hình thức đào tạo. Cụ thể như: Đào tạo đại học chính quy, liên thông từ cao đẳng lên đại học, đào tạo cao học, bồi dưỡng, tập huấn cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, nhân viên các doanh nghiệp, các tổ chức.

2.2.1.3. Về chất lượng đào tạo

Chất lượng đào tạo là yếu tố quan trọng đảm bảo chữ tín thương hiệu của nhà trường, vì vậy nhà trường luôn luôn quan tâm đến chất lượng đào tạo. Nhà trường đi đầu trong việc đề xuất và thực hiện công nghệ đào tạo tiên tiến theo hướng rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng lập thân, lập nghiệp, đào tạo đạt chuẩn, đào tạo theo nhu cầu xã hội, nâng cao chỉ số EQ cho sinh viên thích ứng và đáp ứng yêu cầu thị trường lao động, tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm cao, đáp ứng được yêu cầu thực tế ở cơ sở, doanh nghiệp.

Bảng 2.5: Chất lƣợng đào tạo qua các năm (2012 - 2015)

Chất lƣợng 2012 2013 2014 2015 SL (người) TL (%) SL (người) TL (%) SL (người) TL (%) SL (người) TL (%) Giỏi 32 6,3 75 6,2 106 6,9 132 7,3 Khá 98 19,1 224 18,5 293 19,4 343 19,1 Trung bình 382 74,6 913 75,3 1.147 74,2 1.323 73,6 Tổng cộng 512 100 1.212 100 1.546 100 1.798 100

Nguồn: Số liệu thống kê - ĐHQGHN.

Chất lượng đào tạo đội ngũ nhân lực KH&CN của nhà trường qua các năm 2012 – 2015 cũng có xu hướng tăng. Cụ thể, tỷ lệ học sinh giỏi năm 2012 là 6,3%; năm 2015 tỷ lệ này là 7,3% tăng so với năm 2012 là 1%; tăng so với năm 2014 là 0,4%; tỷ lệ sinh viên đạt loại trung bình năm 2012 là 74,6% đến năm 2015 là 73,6% giảm 1%. Điều này cũng phản ánh đúng thực trạng chất lượng đào tạo nói chung và chất lượng đào tạo đội ngũ nhân lực KH&CN của ĐHQGHN ngày một tăng.

2.2.1.4. Tình hình việc làm của sinh viên sau ra trường

Nhà trường với bề dày kinh nghiệm hơn 50 năm đào tạo cán bộ nguồn nhân lực KH&CN cho xã hội. Vì vậy, nhà trường đã tạo ra một thương hiệu

về sản phẩm đào tạo của mình thoả mãn nhu cầu của người học cũng như các tổ chức sử dụng sản phẩm đào tạo của nhà trường. Điều này được kiểm chứng từ kết quả điều tra xã hội học về nhu cầu việc làm của sinh viên hàng năm của các trường thành viên. Trừ sinh viên tốt nghiệp các ngành công nghệ và kinh tế có việc làm sau 6 tháng tốt nghiệp đạt trên 85%, sinh viên tốt nghiệp các ngành khác có việc làm trong năm tốt nghiệp trung bình đạt 60% - 70% và theo thống kê cơ bản về đào tạo được cập nhật tháng 5/2015. Tỷ lệ sinh viên sau một năm ra trường có việc làm đúng nghề đạt 50%. Điều đó nói lên sản phẩm đào tạo của Nhà trường có vị thế trên thị trường cung ứng lao động.

2.2.1.5. Về tình hình tài chính

Chế độ tài chính của trường trong quá trình đào tạo đội ngũ nhân lực KH&CN được thực hiện theo Nghị định số 43 2006 NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Nguồn thu chủ yếu của trường là từ phí, lệ phí và ngân sách nhà nước cấp. Trong thời gian tới cần chú trọng các nguồn thu gắn với hoạt động của đơn vị như thu từ các hợp đồng liên kết đào tạo, hoạt động cung ứng dịch vụ gắn với hoạt động của đơn vị, khai thác cơ sở vật chất. Tình hình nguồn kinh phí phục vụ đào tạo giai đoạn 2012 – 2015, được thể hiện trong số liệu dưới đây:

Bảng 2.6: Nguồn kinh phí phục vụ đào tạo giai đoạn 2012 - 2015

TT Nguồn kinh phí 2012 2013 2014 2015 SL (Tr.đ) CC (%) SL (Tr.đ) CC (%) SL (Tr.đ) CC (%) SL (Tr.đ) CC (%) 1 NSNN cấp

cho đào tạo

2.500 34,5 2.500 22,2 2.500 16,9 2.500 15,6

2 Học phí 1.542 21,2 3.547 31,5 5.009 33,9 6.174 38,6 3 Vốn XDCB

do NSNN cấp

4 Các nguồn thu khác

200 2,8 210 1,9 250 1,7 328 2,1

Cộng 7.242 100 11.257 100 14.759 100 16.002 100

Nguồn: Số liệu thống kê - ĐHQGHN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ trong doanh‬‬‬‬‬ nghiệp thông qua liên kết với trường đại học nghiên cứu trường hợp doanh nghiệp viettel (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)