Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, Jean Jacques Rousseau được biết đến không chỉ với tư cách nhà tư tưởng vĩ đại, nhà Khai sáng lỗi lạc của Triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII, ơng cịn được biết đến với tư cách nhà chính trị học, nhà nghệ thuật học, nhà văn, nhà giáo dục học. Vì lẽ đó, khi bàn đến tất cả các vấn đề, trong đó có những vấn đề liên quan đến giáo dục, Rousseau ln chịu sự tác động của rất nhiều lăng kính khác nhau. Nhưng dù Rousseau nhìn nhận vấn đề với lăng kính nào đi chăng nữa, để hiểu rõ về quan điểm, tư tưởng của ông, nhất thiết phải đảm bảo nguyên tắc lịch sử - cụ thể, nguyên tắc hiện thực khách quan. Theo đó, để hiểu rõ, hiểu sâu sắc về những quan điểm giáo dục của Rousseau trong tác phẩm Émile hay là về giáo dục, chúng ta cần chia sẻ với tác giả về nguyên nhân, mục đích viết tác phẩm đã được ơng trình bày trong phần “Lời nói đầu” của Émile hay là về giáo dục.
Một trong những đặc trưng của Triết học Khai sáng là, ở đó, các triết gia đã đưa ra nhiều quan điểm, tư tưởng hết sức mới mẻ, thậm chí đi ngược lại những quan điểm, tư tương thống trị đương thời. Điều này cũng là dễ hiểu, bởi lẽ, trong dòng Triết học Ánh sáng ln có những con người - các triết gia khao khát tự do, khao khát kiếm tìm cái mới để thốt khỏi vịng kìm kẹp của chế độ chuyên chế lỗi thời và giáo hội. Với J.J Rousseau trong tác phẩm
Émile hay là về giáo dục, chúng ta càng thấy điều đó được thể hiện rõ nét! Émile hay là về giáo dục được đánh giá là giao lộ nơi các luồng tư tưởng vĩ
đại xuôi chiều và trái chiều của thời đại xung đột với nhau và hoà quyện vào nhau, những người cùng tư tưởng vẫn tiếp tục làm các nhà tư tưởng phương Tây phải băn khoăn và định hình tư tưởng của họ[Xem: 1, tr. 50].
Trước hết, niềm khao khát thoát khỏi vịng kìm kẹp bởi xã hội đương thời để kiếm tìm cái mới mẻ của Rousseau được thể hiện rõ trong lý do ông viết tác phẩm Émile hay là về giáo dục. Trước Rousseau, đã có hàng ngàn
người viết về tầm quan trọng của một sự giáo dục tốt, họ cũng chứng minh sự giáo dục đương thời là dở, Rousseau không muốn luận bàn nhiều về các vấn đề đó. Theo ơng, đã từ rất lâu, chỉ có sự kêu ca, phàn nàn về cách làm đã được xác lập mà khơng có người nào đề xuất một cách làm tốt hơn. Người ta chỉ nhằm mỗi mục tiêu là cơng ích của giáo dục, song lại lãng qn lợi ích đầu tiên của mọi lợi ích - đó là nghệ thuật đào tạo con người. Rousseau cho rằng, đây là một vấn đề còn khá mới so với thời đại của ơng. Và vì thế, ơng đã viết về nó trong Émile hay là về giáo dục.
Rousseau là con người cá tính, kiên cường đáng khâm phục. Điều hết sức mới lạ nữa mà chúng ta sẽ bắt gặp chỉ riêng có ở Rousseau khi nghiên cứu về tác phẩm giáo dục của ông: Rousseau tiên đốn trước rằng sẽ có những thái độ, quan điểm đánh giá về ông là người mơ mộng bàn về những vấn đề ảo tưởng trong giáo dục, nhưng ơng nói: “Làm thế nào được? Tơi khơng căn cứ vào các ý tưởng của người khác mà viết, tôi căn cứ vào các ý tưởng của mình. Tơi khơng hề nhìn như những người khác.(...). Nếu đôi khi tơi lấy giọng quả quyết, thì đó khơng hề là áp đặt đối với độc giả, đó là để nói với độc giả giống như tơi đang nghĩ.(...). Tơi nói đúng điều đang diễn ra trong đầu óc mình. Trong khi trình bày một cách thoải mái cảm nghĩ của mình, tơi rất ít muốn cảm nghĩ ấy có uy quyền....”[28, tr. 26]. Ngay cả khi bàn về tính khả thi của quan điểm giáo dục của mình trong thực tiễn, Rousseau cũng ln nhìn nhận hết sức khách quan. Theo đó, quan điểm giáo dục của ơng có hay khơng được áp dụng ở nơi này mà không phải ở nơi kia - điều đó hồn tồn phụ thuộc vào “các quan hệ nhất định trong một số tình thế. Chẳng hạn sự giáo dục này có thể được thực thi ở Thuỵ Sĩ, mà không được thực thi tại Pháp; sự
giáo dục kia có thể thực thi ở tầng lớp thị dân, còn sự giáo dục nọ ở giới quyền quý. Tính dễ dàng nhiều hay ít của việc thi hành phụ thuộc vào hàng ngàn trường hợp khơng thể xác định bằng cách nào khác ngồi việc ứng dụng riêng biệt phương pháp cho xứ sở này hay xứ sở nọ...”[28, tr. 27]. Với ơng điều đó khơng quan trọng.
Trình bày những điều trên với một dụng ý để hiểu tâm thế của J.J Rousseau khi viết và cho ra đời tác phẩm Émile hay là về giáo dục. Bởi lẽ trên thực tế, có những đánh giá, nhận xét được vội vã đưa ra rằng, học thuyết giáo dục của Rousseau là một chủ thuyết “vơ - chính phủ tuỳ tiện” hay “chống - quyền uy”.
Một trong những nguyên lý giáo dục cơ bản của Rousseau: giáo dục phải đảm bảo ngun tắc tự nhiên. Chính vì ln đề cao tính tự nhiên trong q trình giáo dục, nên ngay cả khi trình bày lơgíc của tác phẩm Émile hay là về giáo dục, Rousseau cũng khẳng định rằng: “Về những gì mà người ta sẽ gọi là
phần hệ thống, ở đây chẳng là gì khác ngồi sự vận hành của tự nhiên”[28, tr. 26]. Nắm bắt được tinh thần đó của tác giả “Émile hay là về giáo dục”, nên
trong nội dung của luận văn, quan điểm Rousseau về giáo dục sẽ được trình bày theo lôgic nội dung tác phẩm. Theo đó, triết lý giáo dục của Rousseau
trong tác phẩm Émile hay là về giáo dục gồm một số tư tưởng cơ bản sau: