với tư cách công dân
Theo Rousseau, giáo dục cần phải lựa chọn hoặc là đào tạo một con người, hoặc là đào tạo một công dân, mà không thể đồng thời đào tạo cả 2 loại người đó. Thể thống nhất lý tưởng “tự do và nguyên tắc, dục vọng tự nhiên và nhà nước pháp quyền” sẽ tan vỡ ngay từ lần đầu tiên nếu thử nghiệm trên thực tế. Trong thực tiễn, nhận định này của Rousseau đã được chứng minh bằng sự thất bại Dự án giáo dục Neuhof của Pestalozzi. Johann Heinrich Pestalozzi (1746-1827) là một nhà tư tưởng người Italia, chịu ảnh hưởng lớn của Rousseau, tác phẩm Émile của Rousseau là cuốn sách gối đầu suốt cả cuộc đời Pestalozzi. Mặc dù ca ngợi tác giả của Émile như một trụ cột của giáo dục, là người đã cởi bỏ xiềng xích cho tư duy, để trẻ em được là chính mình; nhưng Pestalozzi lại muốn “hàn gắn” những gì mà Rousseau đã “xé nát” giữa tự do và nguyên tắc, dục vọng tự nhiên và nhà nước pháp quyền. Vì vậy, năm 1770, ơng đã tiến hành thí nghiệm giáo dục Neuhof với mục đích giúp trẻ phát triển tính cách riêng trong xã hội tự do và có trách nhiệm. Song, kết quả cuối cùng là thí nghiệm đó của Pestalozzi đi đến chỗ thất bại [Xem: 1,
tr. 75-78]. Đó là minh chứng cho nhận định của Rousseau về mục đích giáo dục: khơng thể vừa tạo ra con người, vừa tạo ra công dân, mà chỉ có thể tạo ra một trong hai con người đó mà thơi.
Với quan điểm: bản tính tự nhiên của con người là thiện, nên sứ mạng của giáo dục không phải là đào tạo con người cho xã hội, mà phải làm cho cái “Thiên chân” trong con người được phát huy tối đa, giáo dục phải đào tạo con người vì con người; đào tạo con người với tư cách là tác nhân cải tạo xã hội chứ không chỉ là nhân tố tái tạo xã hội. Người công dân, theo quan điểm của Rousseau, có thể được hiểu đó là người biết sống vì người khác, khơng ganh đua, khơng ghen tị, biết bằng lịng với thực tế, biết gạt bỏ hạnh phúc riêng của bản thân vì lợi ích chung của xã hội. Người nào muốn đề cao, duy trì quyền cá nhân trong xã hội dân sự, luôn do dự giữa bổn phận, trách nhiệm với “thiên hướng” sẽ không bao giờ là con người và người công dân[28, tr. 35-36]. Rousseau nhấn mạnh: Người cơng dân lý tưởng cịn là người có óc xét đốn cơng minh và một trái tim lành mạnh. Đó là mục đích của sự chăm sóc khơng ngừng nghỉ.
Có thể nhận thấy, quan điểm này của Rousseau hoàn toàn khác so với quan điểm của một nhà giáo dục tiền bối mà ông đã chịu ảnh hưởng khá nhiều trong quan điểm về giáo dục - đó là John Locke. Với Locke, dưới thế giới quan của giai cấp tư sản Anh, ông cho rằng, giáo dục phải nhằm mục đích đào tạo ra con người phong nhã có tài năng, hoạt bát, lịch thiệp, có đức tính của một thương gia tư sản và giáo dục chỉ dành cho con em gia đình giàu có.
Sự khác biệt giữa Rousseau và J.Locke trong quan điểm về mục đích của giáo dục càng rõ nét hơn, khi Rousseau khẳng định rằng: “…trong trật tự tự nhiên, nơi mọi người đều bình đẳng, thì làm người là nghề nghiệp chung của họ. Và hễ ai được giáo dục để làm người, ắt không thất bại trong việc hoàn thành mọi nhiệm vụ đặt ra cho mình.(…) Ra khỏi vịng tay của tơi, học trị tơi
sẽ không phải là quan chức, không phải là người lính, khơng phải tu sĩ, nó trước hết sẽ thành người”[28, tr. 20]. Quan điểm đó của Rousseau tuyệt
nhiên khơng bị chi phối bởi thế giới quan giai cấp, mà nó xuất phát từ lịng nhân đạo, tình u thương con người; hàm chứa tính nhân bản vơ cùng sâu sắc: giáo dục con người hướng đến một xã hội đại đồng.
Sau này, trong nền giáo dục tư sản cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi giáo dục thực dụng xuất hiện ở Mỹ, một đại biểu tiêu biểu đã có những kiến giải về mục đích, nhiệm vụ giáo dục hàm chứa những điểm giống và khác so với cả J.Locke và J.J Rousseau. Đó là John Dewey (1859-1952). Trong tác phẩm “Dân chủ và giáo dục”, J.Dewey cho rằng giáo dục trong xã hội dân chủ phải giúp cho trẻ phát triển tính cách, thói quen và phẩm chất nhằm giúp trẻ nhận thức cái tơi của mình. Khi cá nhân đạt đến sự nhận thức về cái tơi của mình thơng qua việc tận dụng năng lực riêng để đóng góp cho lợi ích cộng đồng. Với quan điểm này, J.Dewey giống Rousseau ở chỗ: muốn giáo dục, trước hết phải vì con người, tơn trọng cá tính và dựa theo thiên tính của trẻ. Song, thực chất quan điểm giáo dục của J.Dewey là quan điểm của giai cấp tư sản, cộng đồng mà ơng nói đến là cộng đồng xã hội tư bản. Ông muốn bồi dưỡng những người công tác thực tế trong nền công nghiệp để cung cấp cho giai cấp tư sản những người làm công cần thiết[Xem: 14, tr. 146].
Tác phẩm “Émile hay là về giáo dục” là một cơng trình triết luận đồ sộ về bản chất của giáo dục, đồng thời cũng là về bản chất của con người. Cuốn sách giải quyết những câu hỏi có tính triết học và chính trị cơ bản về mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, nhất là câu hỏi: làm sao cá nhân có thể bảo tồn cái “thiên chân” khi dấn mình vào cuộc sống xơ bồ và đồi bại không tránh khỏi của xã hội? Với quan điểm: giáo dục đem lại cho con người tất cả những gì mà con người khơng có khi ra đời, nhưng cần đến khi lớn lên, Rousseau đã
trả lời cho câu hỏi “Phải làm gì để có con người mà chúng ta muốn” qua việc làm sáng tỏ về phương pháp, nội dung, quy tắc giáo dục,...
Bí ẩn của cuốn sách - thật đơn giản: đó là con người, đầu tiên và trước hết là nhân phẩm con người - người cơng dân lý tưởng. Với bí ẩn sâu sắc đó, cùng với mục đích giáo dục theo quan điểm của Rousseau đã trình bày ở trên, để làm rõ “phải làm gì để có con người mà chúng ta muốn”, tác giả đã nhìn nhận và giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến giáo dục (từ phương pháp giáo dục đến nội dung giáo dục,...) dưới góc nhìn q trình sinh trưởng của một đứa trẻ. Ơng đã chia q trình giáo dục ra thành các giai đoạn khác nhau, tương ứng với các thời kỳ phát triển trong quá trình sinh trưởng của trẻ. Ở mỗi giai đoạn đó, Rousseau bắt đầu bằng việc mơ tả những đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, trên cơ sở đó xác định về nội dung, cũng như phương pháp giáo dục phù hợp sao cho kết quả cuối cùng của một q trình chăm sóc, giáo dục là đào tạo người công dân lý tưởng.
Với việc chỉ ra lơgic trình bày nội dung tác phẩm như trên, có thể nhận định rằng, trong quan niệm của Rousseau, giáo dục phải là một quá trình gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Giữa các giai đoạn giáo dục có đối tượng giáo dục khác nhau; nội dung, phương pháp giáo dục,...cũng không giống nhau.