Đây là thời kỳ thứ hai của cuộc đời. Theo bước tiến của tự nhiên, khi trẻ em bắt đầu nói, chúng ít khóc hơn - đó là sự thay thế ngơn ngữ này cho ngôn ngữ kia. Trẻ em do khơng có khả năng phán đốn, nên khơng có trí nhớ thực sự. Chúng ghi nhớ các âm thanh, hình ảnh, cảm giác, hiếm khi ghi nhớ các ý tưởng và mối liên hệ giữa các ý tưởng thì lại càng hiếm hơn. Tồn bộ sự hiểu biết của chúng đều ở cảm giác, chưa một điều nào đến được trí năng. Tuy nhiên, khơng phải trẻ em khơng có một loại suy luận nào, mà chúng thường lý luận trong tất cả những gì chúng hiểu biết; nhất là khi điều đó có liên quan đến lợi ích hiện tại và rõ ràng của chúng. Rousseau cho rằng “Quãng nguy hiểm nhất của đời người là quãng đời từ lúc sinh ra đến tuổi 12. Đó là thời gian nảy mầm của các lầm lạc và thói hư tật xấu, mà ta cịn chưa có một
phương tiện nào để tiêu diệt chúng, và khi phương tiện đến thì rễ đã ăn sâu khơng cịn lúc nào nhổ chúng nữa”[28, tr. 109].
Trên cơ sở chỉ rõ những đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở giai đoạn này, tác giả đã khẳng định những nội dung cần phải giáo dục trẻ.
Nếu như với J.Locke, trong hệ thống cấp bậc giá trị ưu tiên trong giáo dục, yếu tố đức hạnh được ông đặt lên hàng đầu; với Rousseau hoàn tồn ngược lại. Ơng nói: “Sự giáo dục đầu tiên không lo dạy dỗ đức hạnh hay chân lý, mà lo bảo đảm cho tấm lịng khỏi mắc thói hư tật xấu và trí óc khỏi lầm lạc. Khởi đầu bằng việc khơng làm gì hết, các vị sẽ làm được một kỳ tích về giáo dục”[14, tr. 109]. Ở đây, khơng làm gì - tức là để trẻ tự do phát triển theo đòi hỏi của tự nhiên.
Bài học đầu tiên mà Rousseau muốn dạy cho học trị mình là dạy về lịng
dũng cảm, trong đó, đau đớn là điều đầu tiên mà Émile phải học vì khơng có
kinh nghiệm sẽ khơng có lịng dũng cảm. Lý giải về điều này Rousseau cho rằng, “nếu đứa trẻ ngã, nó sẽ khơng làm mình gãy chân, nếu nó tự đánh bằng gậy, nó sẽ khơng làm mình gãy tay”[28, tr. 86].
Rousseau phản đối việc người lớn dạy trẻ tập đi, ơng cho việc làm đó là
nhọc cơng bởi vì theo phát triển của tự nhiên, khi lớn lên tự bản thân trẻ sẽ biết đi. Rousseau không muốn một đứa trẻ tập đi mà phải sử dụng đến vòng tập đi, xe tập đi, hay giải buộc để dắt; thay vào đó hãy dẫn trẻ hàng ngày ra cánh đồng. Ở đó, cho nó chạy, nó nơ đùa nhảy nhót, cho nó ngã hàng trăm lần, nó sẽ sớm học được cách đứng dậy. Tư tưởng này của Rousseau, sau này đã tác động và góp phần hình thành quan điểm tương đồng của nhà giáo dục người Ý - Maria Montessori (1870-1952). Mặc dù phần lớn cách tiếp cận với các vấn đề giáo dục của bà là đối lập với cách tiếp cận của Rousseau, thì bà vẫn chịu ảnh hưởng lớn từ tư tưởng của ơng. Cách nhìn, phê phán đối với người lớn khi bao bọc trẻ em thái quá của bà cũng là bản sao thái độ của
Rousseau. Bà phàn nàn về những dụng cụ như dày dợ, khung, mũ và giỏ bảo hiểm dùng để dạy trẻ tập đi, khi chúng còn quá nhỏ; và đưa ra kết luận “càng được tự do phát triển bao nhiêu, trẻ càng đạt được những hình dáng và khả năng vận động một cách hoàn hảo hơn”[2, tr. 277].
Ở tuổi ấu niên, trẻ em chưa có khả năng phán đoán, suy luận, mọi lập luận của chúng chỉ trong phạm vi hiểu biết của chúng, nên ở lứa tuổi này, học
ngôn ngữ để giúp trẻ biết lập luận nằm trong số những điều vơ ích của giáo
dục, vì “nếu trẻ em hiểu lý lẽ, thì chúng chẳng cần phải được giáo dục, nhưng do cứ nói với chúng từ khi chúng cịn bé một ngơn ngữ mà chúng khơng hiểu gì, ta làm cho trẻ quen nói những lời rỗng tuếch, quen kiểm soát mọi điều người khác nói, rồi bướng bỉnh, hay cãi”[28, tr. 103]. Nhưng nếu việc học ngôn ngữ chỉ là học các từ, tức là các hình ảnh, âm thanh diễn đạt chúng, thì việc học này có thể phù hợp với khả năng ghi nhớ các âm thanh, hình ảnh của trẻ; vì thế, các khoa học về sự vật là những mơn học thực sự hữu ích cho trẻ.
Với mục đích: giáo dục phải giúp trẻ thốt khỏi những ảnh hưởng xấu từ các thiết chế, thể chế của xã hội đương thời; do đó, trong giáo dục ngơn ngữ, Rousseau cũng luôn nhấn mạnh “các từ vâng phục và ra lệnh sẽ phải loại trừ khỏi từ vựng của trẻ; các từ bổn phận và nghĩa vụ còn phải loại trừ hơn nữa. Nhưng các từ sức mạnh, sự cần thiết, sự bất lực, sự bó buộc phải giữ vị trí quan trọng trong từ vựng. Cần phải tránh hết mức có thể việc sử dụng các từ ngữ diễn tả những điều trên. Hãy làm sao cho trẻ chỉ xúc động vì những sự vật hữu hình, và mọi ý tưởng của trẻ đều dừng lại ở cảm giác”[28, tr. 102].
Dạy đọc, phản đối cách dạy đọc truyền thống (bàn giấy, tấm thẻ, xúc
xắc,...), Rousseau cho rằng: “một phương sách chắc chắn hơn tất cả những thứ đó, phương sách mà người ta hay quên mất, là ham muốn học tập. Hãy mang lại cho đứa trẻ ham muốn ấy, rồi phương sách nào cũng sẽ tốt với trẻ”[28, tr. 142]. Để tạo ham muốn học tập ở trẻ, trước hết phải cho trẻ thấy
việc học tập có liên quan đến lợi ích của trẻ như thế nào. Mặc dù không phản đối việc dạy đọc cho trẻ, nhưng Rousseau khơng đánh giá cao vai trị của việc dạy trẻ học đọc ở lứa tuổi “lý trí ngủ”, ơng nói: “...tơi cất bỏ những phương tiện gây nên nỗi khốn khổ lớn nhất của chúng, đó là sách vở. Đọc sách là tai ương của tuổi thơ,...Ở tuổi 12, Émile sẽ chỉ hơi hơi biết thế nào là một cuốn sách...nó phải biết đọc khi việc đọc hữu ích cho nó, cho đến lúc ấy thì việc đọc sẽ chỉ làm nó buồn chán. Bởi tất cả những gì thâm nhập trí năng đều đến đó qua các giác quan, nên lý tính đầu tiên của con người là một lý tính thuộc về cảm giác, chính nó là cơ sở cho lý tính thuộc về trí năng. Đem sách vở thay thế cho tất cả những cái đó, khơng phải là dạy chúng ta lý luận, mà là dạy chúng ta sử dụng lý luận của người khác, đó là dạy chúng ta tin rất nhiều và khơng bao giờ hiểu gì hết”[28, tr. 142].
Bài học về đạo đức duy nhất thích hợp với trẻ độ tuổi này là không bao giờ làm điều hại cho ai hết. Giáo dục về sự thật thà, về tình thương người, về sự hào hiệp – là những nội dung đức dục cần truyền đạt đến trẻ.
Thể dục: Vẫn tiếp tục đánh giá cao vai trò của sức khoẻ thể chất đối với
sự phát triển của trẻ ở thời kỳ từ lúc lọt lịng cho đến khi biết nói, sang giai đoạn tiếp theo, từ 3 đến 12 tuổi, Rousseau bổ sung thêm: “Nếu các vị muốn vun trồng trí tuệ của học trị mình; xin hãy vun trồng các sức lực mà trí tuệ ấy phải chỉ huy. Hãy rèn luyện liên tục thân thể nó; hãy làm cho nó thành cường tráng và lành mạnh, để làm cho nó thành khơn ngoan và biết lẽ phải, nó hãy làm việc, hãy hành động,....”[28, tr. 144]. Ông nhấn mạnh: “Thật là một sai lầm rất đáng thương nếu tưởng rằng việc tập luyện thân thể có hại cho các hoạt động của trí óc”.
Rèn luyện thể lực khơng chỉ để có một sức khoẻ tốt; mà còn trau dồi và nâng cao trí lực cho trẻ. Để tập suy nghĩ, phải rèn luyện tứ chi, giác quan, khí quan – chúng là cơng cụ của trí năng. Để lợi dụng các cơng cụ này hết mức có
thể thì thân thể, là thứ cung cấp các công cụ ấy, cần phải cường tráng và lành mạnh. Nhờ đó, lý trí thực sự của con người chẳng những khơng hình thành một cách không liên quan đến thân thể, mà chính cấu tạo tốt của thân thể khiến cho các hoạt động của trí óc được dễ dàng và vững chắc hơn.
Ở đây có sự mâu thuẫn trong tư tưởng của Rousseau chăng, khi mà ông bàn đến một cách hứng thú về vai trò của thể lực đối với sự phát triển lý trí ngay trong độ tuổi “lý trí ngủ”? Sẽ rất phiến diện khi vội vàng kết luận như vậy, bởi vì Rousseau vẫn ln nhấn mạnh giáo dục là một quá trình gồm nhiều giai đoạn, giữa các giai đoạn có sự tác động qua lại với nhau, giai đoạn trước tạo nền tảng cho giáo dục ở giai đoạn tiếp sau. Theo đó, ngay sau giai đoạn “lý trí ngủ”, q trình giáo dục trẻ chuyển sang giai đoạn thứ III – giai đoạn phát triển của trí tuệ, do đó, Rousseau hồn tồn khơng tự mâu thuẫn khi bàn đến nhân tố tác động lý trí của trẻ trong lúc mà trẻ chưa có lý trí. Qua đó cho thấy, theo Roussseau, việc bàn đến vai trị thể chất đối với trí lực của trẻ trong giai đoạn này được xem như là “bước đệm” để chuyển sang giáo dục trẻ ở giai đoạn sau – giai đoạn phát triển trí tuệ.
Liên quan đến rèn luyện thể chất cho trẻ từ 2 đến 12 tuổi, Rousseau đặc biệt nhấn mạnh đến việc rèn luyện cảm giác – cơng cụ của trí năng. Bởi tất cả những gì thâm nhập trí năng đều đến đó qua các giác quan, nên lý tính đầu tiên của con người là một lý tính thuộc về cảm giác, chính nó là cơ sở cho lý tính thuộc về trí năng. Để tập suy nghĩ, phải rèn luyện tứ chi của chúng ta, giác quan của chúng ta, khí quan của chúng ta - chúng là cơng cụ của trí năng. Mỗi giác quan đều có vai trị khác nhau trong q trình phát triển trí não của trẻ, vì vậy, quá trình rèn luyện các giác quan phải đảm bảo đúng các mối quan hệ tự nhiên giữa các giác quan đó với nhau. Nét độc đáo của Rousseau khi bàn đến việc rèn luyện các giác quan để thúc đẩy sự tiến triển của trí lực ở chỗ: ngoài 5 giác quan cơ bản, ơng cũng bàn đến vai trị của giác quan thứ 6.
Rousseau cho rằng: “Giác quan thứ 6-lương tri thông thường. Giác quan này là kết quả của việc sử dụng đúng quy tắc các giác quan khác, nó giúp ta nhận biết bản chất sự vật nhờ sự trợ giúp của tất cả các vẻ bên ngồi của sự vật. Do đó giác quan thứ 6 này khơng có khí quan riêng: nó chỉ ở trong não, và các cảm giác của nó thuần tuý nội tại có tên là tri giác hay ý niệm”[28, tr. 201].
Ngoài giác quan (cảm giác), khi bàn đến việc rèn luyện thể lực của trẻ ở giai đoạn thứ hai cuộc đời, Rousseau cũng tiếp tục đề cập đến các yếu tố khác mà ơng đã nói đến trong giai đoạn giáo dục thứ nhất, như những ý kiến liên quan đến quần áo, trang phục của trẻ; khơng khí; thức ăn; nước uống;…Bên cạnh đó, ơng bàn thêm một yếu tố nữa: sự ảnh hưởng của giấc ngủ đối với việc rèn luyện thể lực trẻ.
Để chuẩn bị tốt cho giáo dục ở giai đoạn trí tuệ phát triển – giai đoạn thứ III, ngay từ giai đoạn thứ II, những nội dung liên quan đến phát âm, âm nhạc cũng cần được giảng dạy.
Dưới con mắt trẻ thơ, tất cả mọi người đều bình đẳng, nhưng do khơng đủ lý luận để suy xét, nên nó khơng hiểu được những lý luận phân biệt sự khác nhau giữa những hạng người trong xã hội. Tuy nhiên, chúng lại dễ dàng hiểu được cái gì thuộc về chúng và cái gì khơng thuộc về chúng. Do đó, giáo dục cho trẻ em về mối tương quan giữa người với người trong xã hội phải luôn bắt đầu bằng ý niệm về quyền tư hữu. Cứ để Émile - đứa trẻ hư cấu, mồ côi cả cha lẫn mẹ - lao động vất vả trong công việc đồng áng, công sức và niềm vui mà em bỏ ra gần đến lúc thu hái được thì bị người ta lấy đi, lúc đó, trong trái tim non dại của nó sẽ trào lên nỗi phẫn uất và nó sẽ hiểu thế nào là sự bất công.
Những nguyên tắc trong giáo dục
phúc của đời người cũng phụ thuộc vào việc họ sống có gần với điều kiện tự nhiên của mình hay khơng. Do vậy, Rousseau luôn nhấn mạnh và tiếp tục nhấn mạnh đối với giáo dục trong giai đoạn thứ hai của cuộc đời đứa trẻ là phải tuân theo tự nhiên: “Xin hãy tôn trọng tuổi thơ, và đừng vội vã xét đốn nó, dù hay dù dở (…). Hãy để tự nhiên hành động lâu dài, trước khi xen vào hành động thay cho tự nhiên, e rằng gây trở ngại cho các việc làm của tự nhiên”[28, tr. 94]. Một trong những yêu cầu của giáo dục tự nhiên là phải tơn trọng cá tính, trình độ, nhu cầu của trẻ để trẻ được tự do phát triển.
Giáo dục tự do và tơn trọng cá tính của trẻ: Trẻ em là trẻ em trước khi là
người lớn, nếu chúng ta làm sai lệch trật tự ấy, chúng ta sẽ sản xuất ra những quả chín sớm, chẳng có hương vị và sẽ hỏng sớm. Chúng ta sẽ có những đứa trẻ già nua. Vì vậy, “Hỡi con người xin hãy nhân đạo, đó là bổn phận đầu tiên của các vị. Hãy yêu mến tuổi thơ, hãy ủng hộ các trị chơi của nó, các niềm vui của nó, bản năng dễ thương của nó”[28, tr. 97]. Trong giáo dục thể chất, cần phải tránh cả hai khuynh hướng, hoặc khắc nghiệt thái quá, hoặc khoan dung thái quá. Nếu để trẻ chịu cực, sẽ khiến cho sức khoẻ của trẻ bị nguy hiểm; nếu quá cẩn thận, tránh cho chúng mọi sự khó chịu, lại khiến cho chúng trở thành yếu ớt. Khi ý muốn của đứa trẻ khơng bị hư hỏng vì lỗi của chúng ta, thì chúng chẳng muốn điều gì vơ ích. Khơng nên ép một đứa trẻ ở lại khi nó muốn đi, cũng không nên ép nó đi khi nó muốn ở yên tại chỗ. Cần để chúng nhảy, chạy, la hét khi chúng muốn thế. Mọi động tác của chúng đều là những nhu cầu của thể chất đang tìm cách tự tăng cường. Tuy nhiên, trong giáo dục tự do phải hết sức lưu ý trước mong muốn của trẻ, không chấp nhận điều gì vì nó địi, mà chỉ chấp nhận vì nó cần điều ấy. Việc bổ khuyết cho sức lực mà trẻ thiếu, vừa đúng như nó cần để được tự do chứ khơng để hống hách. Như vậy, quan niệm tự do trong giáo dục của Rousseau là tự do trong khn khổ, tự do có chừng mực, mà khơng phải tự do vơ kỷ luật.
Tư tưởng giáo dục tự nhiên và giáo dục tự do của Rousseau phù hợp với nguyên lý giáo dục của Comenxki đã nêu thời gian trước đó. Theo Comenxki, muốn đào tạo ra một con người đáng là người thì giáo dục phải dựa vào sự thích ứng với tự nhiên. Từ đó, ơng đưa ra 10 ngun tắc giáo dục, một trong 10 nguyên tắc đó là: “Dạy mọi điều đều phải theo nguyên tắc của một phương pháp – phương pháp tự nhiên”[Xem: 14]. Đối với một số nhà giáo dục thuộc thế hệ sau Rousseau, trên cơ sở kế thừa quan điểm của ông, cũng luôn đưa ra yêu cầu giáo dục phải dựa vào tự nhiên và thích ứng với hồn cảnh, như: Lavoisier trong thời kỳ cách mạng tư sản Pháp; Friedrich Froebel trong nền giáo dục châu Âu từ sau cách mạng tư sản Pháp đến khi Chủ nghĩa Mác ra đời; Macarenko trong nền giáo dục xã hội chủ nghĩa.
Phương pháp giáo dục đối với trẻ trong thời kỳ “lý trí ngủ”
Trên tinh thần của những nguyên tắc giáo dục nêu trên, khi bàn đến phương pháp giáo dục trẻ trong giai đoạn này, Rousseau khẳng định: “Phương pháp của trẻ không hề là phương pháp của chúng ta, và cái gì trở thành nghệ