25 tuổi)
Cuộc đời ln có sự đổi thay, ở mỗi độ tuổi có những động lực riêng của nó để làm cho nó chuyển động: “Vào năm lên 10, anh ta bị bánh ngọt dẫn dắt,
năm 20 tuổi thì bị người yêu dẫn dắt, năm 30 tuổi thì bị những khối lạc dẫn dắt, năm 40 tuổi thì bị những tham vọng dẫn dắt,…”[28, tr. 616].
Nhận xét về học trò khi đang ở lứa tuổi yêu đương, Rousseau cho biết: “bây giờ bị cuộc sống rảnh rỗi làm mềm yếu đi, anh ta để cho những người đàn bà điều khiển, ý muốn của họ là luật lệ anh ta phải theo, một thiếu nữ là kẻ quyết định số phận của anh ta”[28, tr. 616], nỗi đam mê đã ám ảnh không để anh đi vào những cuộc trò chuyện thuần lý như trước kia nữa. Rousseau khẳng định: cuộc nổi loạn đáng sợ nhất là ở độ tuổi đang yêu.
Từ thực trạng của Émile khi đang yêu, người thầy nhận thấy cần phải dạy cho cậu bài học về tâm hồn, đạo đức thơng qua những lần đi dạo và nói chuyện với nhau: Khi yêu, chàng thanh niên dễ trở nên si mê, do vậy điều đầu tiên cần dạy anh ta là xác định rõ mục tiêu duy nhất, lớn nhất không khi nào
rời của con người - Phải có hạnh phúc, đó là mục tiêu của mọi sinh thể có ý
thức, đó là ham muốn đầu tiên mà tự nhiên phú cho ta, đó là ham muốn độc nhất không khi nào rời ta. Vậy, làm gì để có hạnh phúc?
Xác định kẻ thù lớn nhất của con người và phải vượt qua nó: “Khi con
bước vào tuổi của lý trí, ta đã giữ cho con không bị dư luận của mọi người chi phối; khi trái tim con trở nên đa cảm, ta phòng ngừa cho con khỏi thế lực của những đam mê. Nếu như ta có thể giữ mãi cho con cái an bình nội tâm ấy đến tận cuối đời con, thì ta sẽ giữ cho con, tạo phẩm của ta được an toàn. Song ta chẳng thể làm được, ở bất kỳ chỗ nào cũng nổi lên một địch thủ mới mà con chưa học được cách chế ngự, mà ta thì khơng thể cứu con được. Kẻ địch ấy chính là bản thân con đó”[28, tr. 633].
Phải biết chế ngự xúc cảm của mình - phải trở thành con người có đức hạnh: Con người ln ln vì những thiếu thốn, vì những mất mát, vì những
lo âu của bản thân mình mà trở nên sợ hãi mất tất cả. Chính nỗi sợ hãi đó sẽ cản trở và làm cho họ khơng có được gì hết. Vì vậy, “con người có đức hạnh,
đó là kẻ biết chế ngự những xúc cảm của mình: bởi vì lúc đó anh ta tn theo lý trí của mình, tn theo lương tâm của mình; anh ta làm nghĩa vụ của mình, anh ta giữ vững vị thế của mình trong trật tự. Cho đến bây giờ con vẫn chỉ có tự do về hình thức, con mới chỉ có được cái tự do bấp bênh của kẻ nô lệ mà người ta chưa sai bảo hắn phải làm gì. Bây giờ thì con hãy trở thành tự do trong thực tế; con hãy học cách trở thành người chủ của chính mình; hãy ra lệnh cho trái tim con,và con sẽ có đức hạnh”[28, tr. 636].
Chàng thanh niên cần phải làm gì để là người đức hạnh?
Theo Rousseau, đức hạnh là sắc đẹp vĩnh cửu, không thể tiêu tan. Do vậy, muốn có hạnh phúc và khơn ngoan, thì chàng trai chỉ nên gắn bó trái tim mình với sắc đẹp đức hạnh. Đức hạnh thể hiện ở sức mạnh của tâm hồn, đó là học cách chịu mất mát những gì có thể bị lấy mất, học cách từ bỏ mọi thứ khi đức hạnh đòi hỏi; sao cho những bổn phận phải đi trước những dục vọng.
Để thực hiện được những yêu cầu đó, để phát huy sức mạnh của tâm hồn thì người thanh niên cần phải rời xa người yêu (không phải là bỏ), rời xa cô để học những điều mà anh ta phải biết, điều đầu tiên phải biết đó là tình cảm, sự chung thuỷ hai người dành cho nhau: “Ai đảm bảo cho con về cô ta, ai đảm bảo cho cô ta về con, chừng nào các con chưa từng bị thử thách? Các con cứ chờ xem liệu cuộc thử thách này có vơ ích khơng?”[28, tr. 639].
Để có được đức hạnh, cậu học trị ở tuổi đang u cịn cần phải rèn luyện cho mình lịng dũng cảm, sức mạnh của ý chí. Bởi lẽ, khơng có hạnh phúc nào là khơng cần lịng dũng cảm, khơng có đức hạnh nào là khơng cần sự phấn đấu. Sức mạnh là nền tảng của mọi đức hạnh. Đức hạnh chỉ thuộc về một sinh thể yếu đuối về bản chất và mạnh mẽ về ý chí. Sức mạnh của ý chí và lịng dũng cảm sẽ giúp anh ta có thể rời xa người mà anh ta đang cuồng yêu.
Là một người chồng trong tương lai, trong khi cô gái phải học bổn phận của một người đàn bà khi kết hơn, thì chàng thanh niên phải nghĩ về bổn phận
cơng dân. Bởi vì, Rousseau cho rằng: “Khi trở thành chủ gia đình, con sẽ trở thành thành viên của quốc gia. Con đã nghiên cứu các bổn phận của mình khi làm người đàn ông, nhưng con chưa biết những bổn phận của người cơng dân (biết chính phủ, luật pháp, tổ quốc là gì,…). Trước khi giữ vị trí trong trật tự dân sự, con hãy học để biết trật tự ấy và để biết con hợp với đẳng cấp nào ở đó”[28, tr. 641]. Chàng thanh niên cũng cần phải được nhắc nhở trách nhiệm, nghĩa vụ của anh ta trong hơn nhân, đó là: “Phải biết chịu đựng cái ách tự mình quàng vào cổ mình. Hãy xứng đáng để nó trở nên nhẹ nhõm. Hãy ăn nói, cư xử cho phong nhã”[28, tr. 688].
Như vậy, có thể thấy trong giáo dục những cậu học trị ở tuổi u đương và bắt đầu kết hơn, nội dung giáo dục trọng tâm mà Rousseau hướng đến vẫn là giáo dục đạo đức (giáo dục bổn phận của một người công dân trong xã hội dân sự, một người chồng trong hôn nhân). Với quan điểm nổi bật mà tác giả đã nêu: chàng thanh niên phải biết chế ngự xúc cảm, phải đi theo lý trí và lương tâm để trở thành người đức hạnh; đã chứng tỏ rằng: nguyên lý giáo dục tự nhiên mà Rousseau đề ra ngay từ giai đoạn giáo dục đầu tiên, vẫn được ông duy trì cho đến giai đoạn cuối cùng của q trình đào tạo người cơng dân.
Qua làm rõ tư tưởng của J.J. Rousseau về quá trình giáo dục như đã trình bày ở trên, có thể nhận thấy một số tư tưởng giáo dục cơ bản, nổi bật, mang tính chất bao trùm trong tư tưởng giáo dục của ông mà theo đó, có thể khái quát thành một số nguyên lý giáo dục sau:
Nguyên lý giáo dục tự nhiên: Trong quan điểm của Rousseau, nguyên lý
này được xem như ngun tắc giáo dục xun suốt tồn bộ q trình giáo dục con người. Theo nguyên lý giáo dục tự nhiên, quá trình giáo dục phải dựa vào sự phát triển tự nhiên của trẻ để giảng dạy, hãy sống theo tự nhiên và giáo dục theo tự nhiên. Hãy để tự nhiên hành động, trước khi con người xen vào hành động thay cho tự nhiên. Mọi nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục đều
phải phù hợp với tiến trình phát triển tự nhiên của đối tượng giáo dục. Đứa trẻ nên được để cho tự phát triển bản tính tốt bằng chính trải nghiệm về sức lực của nó.
Có thể xem hai quan điểm dưới đây của Rousseau là cơ sở để từ đó ơng đưa ra nguyên tắc giáo dục tự nhiên:
Một là: Rousseau đã bác bỏ tất cả các phương pháp và phá vỡ tất cả các
khuôn mẫu khi tuyên bố rằng trẻ em sinh ra không phải để trở thành một cái gì đó khác ngồi những gì mà số phận đã định đoạt.
Hai là: Rousseau đưa ra quan điểm tự nhiên trong giáo dục vì ơng cho
rằng xã hội bị thả nổi, “chúng ta đang tiến gần đến tình trạng khủng hoảng và cả những cuộc cách mạng tầm cỡ thế kỷ. Ai có thể giải đáp cho các bạn câu hỏi bạn sẽ trở thành cái gì về sau đây?”. Vì thế “hãy tạo ra sự giáo dục hợp với con người chứ đừng hợp với những cái không phải con người. Các bạn không nhận thấy rằng nếu chỉ nhào nặn con người với duy nhất một trạng thái thì anh ta sẽ là vơ dụng trong mọi tình huống khác”[2, tr. 40].
Một nền giáo dục định hướng theo bản tính tự nhiên của con người tuyệt nhiên khơng được hiểu như là một tiến trình tự nhiên đơn thuần, như thể chỉ cần phó mặc thanh thiếu niên cho tiến trình trưởng thành tự nhiên của họ. Làm cho con người có thể phát triển một cách tự nhiên là một trách vụ vô cùng quan trọng và khó khăn, địi hỏi một sự hiểu biết rất chính xác về bản tính tự nhiên của con người từ phía nhà giáo dục.
Nguyên lý giáo dục tự do: phản đối chủ nghĩa kinh viện, phương pháp
học thuộc lòng, kỷ luật khắt khe,…Rousseau cho rằng, hoạt động giáo dục phải theo bước tiến triển của tự nhiên, cần để trẻ khơng làm gì đến tâm hồn chúng cho tới khi tâm hồn có được mọi năng lực của nó. Sở dĩ Rousseau đề cao giáo dục tự do là vì ơng cho rằng người thầy thực sự của con người là Kinh nghiệm, bao giờ con người cũng chỉ cảm nhận rõ những gì thích hợp với
con người trong những mối quan hệ mà mình ở bên trong. Chính vì thế, cách đúng đắn nhất là không bao giờ ra lệnh cho trẻ làm điều gì cả. Hãy hướng cho trẻ tự hiểu biết bản chất sự vật thông qua kinh nghiệm của chính bản thân nó. Quan niệm tự do trong giáo dục của Rousseau là tự do trong khuôn khổ, tự do có mực thước. Bởi vì, theo ơng, giáo dục là nghệ thuật xử lý các mặt xung đột bằng con mắt hướng tới sự phát triển nền tự do hoàn toàn tự lập và tự trị [Xem: 1].
Nguyên tắc giáo dục phải phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ: có thể coi
ngun tắc này được hình thành trên cơ sở quan điểm giáo dục tự nhiên và tự do của Rousseau. Rõ ràng, với tinh thần tơn trọng cá tính, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở từng lứa tuổi, Rousseau đã đề ra những mục đích giáo dục khác nhau ở từng giai đoạn, và sử dụng phương pháp trọng tâm khác nhau để truyền tải những nội dung trọng tâm khác nhau đến từng đối tượng giáo dục trong từng giai đoạn giáo dục cụ thể. Trên cơ sở đó, giúp đỡ thiên tính của trẻ được nảy nở, phát triển và điều hồ.
Xin trích dẫn một đoạn trong tác phẩm, để minh chứng cho tính thống nhất giữa các nguyên lý giáo dục nêu trên của Rousseau trong tư tưởng giáo dục của ông: “Theo các vị, nếu ta làm bên ngoài điều mà tự nhiên làm ở bên trong, là tăng gấp bội nguy cơ; song ngược lại, đó chính là dụ nguy cơ ra chỗ khác, là giảm bớt nguy cơ. Kinh nghiệm cho thấy trẻ em được nuôi dạy một cách nâng niu thận trọng thường tử vong nhiều hơn những trẻ khác. Miễn là đừng vượt quá sức lực của trẻ, thì sử dụng các sức lực ấy ít nguy cơ hơn là nương nhẹ chúng. Vậy hãy rèn luyện cho trẻ về những xâm hại mà một ngày kia chúng sẽ phải chịu đựng”[28, tr. 46].
Khi Émile trưởng thành, cậu được giới thiệu với Sophie - một cô gái cũng được giáo dục bằng phương pháp như Émile vì ở họ có sự đồng điệu về tâm hồn, tình u nảy nở và dẫn đến hơn nhân. Cả Sophie và Émile sẵn sàng
bước vào xã hội mà không sợ bị xã hội làm thay đổi. Hơn thế nữa, họ có thể trở thành những tác nhân quan trọng trong quá trình cải tạo xã hội.