Tình hình nghiên cứu về phân bón cho cây Diêm mạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của các mức phân đạm đến sinh trưởng và năng suất cây diêm mạch (chenopodium quinoa willd) trồng trong điều kiện hạn (Trang 32 - 35)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.4. Cơ sở khoa học của đề tài

2.4.3. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho cây Diêm mạch

Yếu tố góp phần thành công trong việc xây dựng quy trình trồng cây mới đó là xác định lượng phân bón để tiết kiệm và hiệu quả.

Theo D.L. Johnson (1990), diêm mạch phản ứng tốt với phân đạm. Nghiên cứu các yêu cầu về đạm và lân được D.L. Johnson thuộc Đại học bang Colorado thực hiện trong ba năm cho thấy một số giống diêm mạch đã có phản ứng tốt đối với việc sử dụng phân đạm. Diêm mạch có thể đạt được năng suất tối đa với lượng đạm 160 – 200kg N/ha, năng suất giảm khi lượng đạm cao hơn do thời gian sinh trưởng kéo dài.

Bảng 2.4. Ảnh hƣởng của đạm đến sản ƣợng diêm mạch ở Colorado trong năm 1983 cho giống diêm mạch Linares1

Lƣợng đạm (kg/ha) Năng suất (tấn/ha)

16,8 1,06

72,8 1,11

140 1,54

Nguồn: Johnson and R.L. Croissant (1990) Còn theo AS.Shams (2012), nghiên cứu với 5 mức đạm khác nhau (0, 90,180, 270, 360 kgN/ha) và tìm ra lượng bón thích hợp cho cây diêm mạch là 90kg N/ha. Việc bón phân đạm được biết đến như là một biện pháp làm tăng năng suất hạt cũng như hàm lượng protein có trong hạt, để tăng 0,1% protein trong hạt thì cần đến 1kg phân đạm amon (Johnson and Ward, 1990).

Đối với các loại cây trồng thì việc sử dụng phân bón đạm mang lại hiệu quả tốt, nhưng với liều lượng đạm bón cao thì có khả năng làm giảm năng suất và kéo dài thời gian sinh trưởng (Oelke et al., 1992). Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây (Berti et al., 2000) lại chỉ ra rằng việc tăng lượng đạm bón làm tăng năng suất của cây diêm mạch với mức bón từ 40 -160 kg N/ha.

Ở Altiplanos sử dụng 80kg N/ha và được chia ra 2 lần bón, 50% lượng đạm bón vào thời gian khi mới xuất hiện bông hoa và 50% bón trước khi hoa nở. Ở Nam Mỹ được khuyến cáo sử dụng 120 kg ure/ha (Johnson and Ward, 1990). Trong một nghiên cứu thực địa tiến hành tại vùng Wadi El-Natroon, Beheira Governorate, Ai Cập, vào vụ đông 2008-2009 và 2009-2010, Shams (2011) đã nghiên cứu ảnh hưởng của năm mức phân đạm khác nhau (0, 90, 180, 270 và 360kg N/ha) tới phát triển và năng suất của diêm mạch trên đất có độ mặn EC = 3,6 dS/m. Kết quả cho thấy năng suất diêm mạch tăng tỷ lệ thuận với lượng đạm được bón, với mức phân 360kg N/ha chiều cao cây đạt tối đa là 52,73 cm và năng suất hạt đạt 10,07 gam/cây. Tại một thí nghiệm khác trên hai dòng diêm

mạch (Quinoa-52 và Quinoa-37) và hai giống thương mại (Titicaca và Puno), theo Lavini (2014), việc tăng các mức đạm (0, 50, 100, 150 và 200kg N/ha) cũng làm tăng năng suất và chất lượng diêm mạch.

Theo Đinh Thái Hoàng và cs.(2014), Học viện Nông nghiệp Việt Nam tiến hành nghiên cứu tiến hành đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của hai giống diêm mạch nhập nội trong hai thời vụ trồng và trên các nền phân đạm khác nhau nhằm xác định thời vụ và lượng phân bón phù hợp trong sản xuất diêm mạch.

Nghiên cứu đã kết luận như vụ đông xuân là thời vụ thích hợp cho hai giống diêm mạch sinh trưởng, phát triển và đạt năng suất cao. Năng suất vụ này cao gấp 1,6 - 2,1 lần so với vụ xuân. Tăng lượng đạm bón khơng ảnh hưởng tới thời gian sinh trưởng của hai giống diêm mạch trong vụ đông xuân, chiều cao thân chính, đường kính thân, chỉ số SPAD, khả năng chống đổ, mức độ nhiễm sâu bệnh hại và số bông/cây của hai giống diêm mạch trong cả hai thời vụ trồng. Tăng lượng đạm bón giúp tăng khối lượng chất khơ tích lũy, số hạt/bông và khối lượng 1000 hạt của hai giống diêm mạch. Năng suất của hai giống diêm mạch tăng tới 40,3% khi tăng lượng đạm bón. Mức đạm bón 90kg N/ha thích hợp cho sinh trưởng, phát triển và năng suất của hai giống diêm mạch ở cả hai thời vụ trồng. Năng suất thực thu của hai giống diêm mạch đạt cao nhất ở mức bón đạm này: 1,85 và 0,97 tấn/ha (giống Green); 1,68 và 0,88 tấn/ha (giống Red) lần lượt trong vụ đơng xn và vụ xn.

Một thí nghiệm về phân bón cho cây Diêm mạch của Trịnh Ngọc Đức (2001) lượng phân bón hợp lý cho phương pháp gieo 2 hàng trên luống là: Phân chuồng: 10 tấn; N: P2O5: K2O = 60 - 80: 60 - 80: 30 - 40 (kg) cho cả hai vụ đông và vụ xuân cho đồng bằng Bắc Bộ. Đối với thí nghiệm gieo vãi trên tồn bộ bề mặt luống, các cơng thức đều được bón lót trên nền phân chuồng 10 tấn/ha, mật độ 60 cây/m2

. Trịnh Ngọc Đức kết luận rằng lượng phân vô cơ sử dụng thích hợp nhất là: N: P2O5: K2O = 100: 100: 50 kg/ha. Ngồi ra, tác giả cịn cho rằng, việc tiến hành phun KNO3 qua lá (50g/bình), hầu như ít ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của các mức phân đạm đến sinh trưởng và năng suất cây diêm mạch (chenopodium quinoa willd) trồng trong điều kiện hạn (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)