Ảnh hưởng của phân bón nói chung và phân đạm nói riêng đối với cây trồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của các mức phân đạm đến sinh trưởng và năng suất cây diêm mạch (chenopodium quinoa willd) trồng trong điều kiện hạn (Trang 31 - 32)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.4.2.Ảnh hưởng của phân bón nói chung và phân đạm nói riêng đối với cây trồng

2.4. Cơ sở khoa học của đề tài

2.4.2.Ảnh hưởng của phân bón nói chung và phân đạm nói riêng đối với cây trồng

cây trồng

Việc bón phân hợp lý cho cây trồng mang lại nhiều lợi ích như: tăng năng suất, phẩm chất nông sản; ổn định và tăng độ phì của đất; tăng thu nhập cho người sản xuất bảo vệ môi trường...

Qua điều tra, tổng kết về vai trị của phân bón với cây trồng ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam cho thấy: Trong số các biện pháp kỹ thuật trồng trọt liên hoàn (làm đất, giống, mật độ gieo trồng, BVTV...), bón phân ln là biện pháp kỹ thuật có ảnh hưởng lớn nhất, quyết định nhất đối với năng suất và sản lượng cây trồng. Giống mới cũng chỉ phát huy được tiềm năng của mình, cho năng suất cao khi được bón đủ phân và bón hợp lý.

Từ thực tiễn sản xuất ở các nước cũng cho thấy: Khơng có phân hố học thì khơng có năng suất cao. Ở các nước có hệ thống nơng nghiệp phát triển trong hơn 100 năm trở lại đây (từ khi bắt đầu sử dụng phân bón hố học), việc sử dụng phân khoáng làm tăng hơn 60% năng suất cây trồng.

Cách mạng xanh ở Ấn Độ: Năm 1950, khi nơng dân Ấn Độ chưa biết dùng phân bón chỉ sản xuất được 50 triệu tấn lương thực/năm, bị thiếu đói trầm trọng. Năm 1984 nhờ sử dụng 7,8 triệu tấn phân bón/năm đã đưa sản lượng lương thực lên 140 triệu tấn, khắc phục nạn đói triền miên cho Ấn Độ.

Kết quả điều tra của FAO trong thập niên 70 – 80 của thế kỷ 20 trên phạm vi toàn thế giới cho thấy: tính trung bình phân bón quyết định 50% tổng sản lượng nông sản tăng lên hàng năm và bón 1 tấn chất dinh dưỡng ngun chất thì thu được 10 tấn hạt ngũ cốc.

Ở các nước châu Á, Thái bình dương (1979 - 1989) phân bón làm tăng 75% năng suất lúa.

Tổng kết về vai trò của các yếu tố kỹ thuật trong nông nghiệp hiện đại ở Mỹ: Năng suất quyết định bởi 41% do phân khoáng, 15 - 20% do thuốc bảo vệ thực vật, 15% do hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật, 8% do chọn giống và tưới nước, 11-18% do các yếu tố khác.

Năm 1997, kết quả điều tra ở Việt Nam tính trung bình phân bón làm tăng 38-40% tổng sản lượng, dự báo sẽ lớn hơn có thể tới 75% năng suất lúa và bón 1 tấn dinh dưỡng nguyên chất thu được 13 tấn ngũ cốc.

Đạm là một nguyên tố quan trọng bậc nhất trong các nguyên tố cấu tạo nên sự sống. Đạm có trong thành phần tất cả các protein đơn giản và phức tạp, mà nó là thành phần chính của màng tế bào thực vật, tham gia vào thành phần của axit nucleic (tức ADN và ARN), có vai trị cực kỳ quan trọng trong trao đổi vật chất của các cơ quan thực vật. Đạm cịn có trong thành phần của diệp lục tố, mà thiếu nó cây xanh khơng có khả năng quang hợp, có trong các hợp chất Alcaloid, các phecmen và trong nhiều vật chất quan trong khác của tế bào thực vật.

Thiếu đạm cây có biểu hiện sinh trưởng cịi cọc, lá tồn thân biến vàng. Thiếu đạm có nghĩa là thiếu vật chất cơ bản để hình thành tế bào nên khả năng sinh trưởng bị đình trệ, hàng loạt các quá trình sinh lý sinh hóa trong cây cũng bị ngưng trệ, diệp lục ít được hình thành nên làm lá chuyển vàng. Tuy nhiên nếu bón thừa đạm cũng khơng tốt. Thừa đạm sẽ làm cho cây khơng chuyển hóa hết được sang dạng hữu cơ, làm tích lũy nhiều dạng đạm vô cơ gây độc cho cây. Thừa đạm sẽ làm cho cây sinh trưởng thái quá, gây vổng. Các hợp chất cacbon phải huy động nhiều cho việc giải độc đạm nên khơng hình thành được các chất “xơ” nên làm cây yếu, các quá trình hình thành hoa quả bị đình trệ làm giảm hoặc khơng cho thu hoạch ….

Bón đạm q mức thường gây ảnh hưởng xấu sau đây: cành lá phát triển mạnh nhưng ra hoa quả ít và muộn. Rễ phát triển ít mà nơng. Phần trên mặt đất, cành lá rậm rạp, không cân đối với phần dưới mặt đất, cây dễ bị đổ... Cây lá rậm rạp, xanh non, ẩm độ cao, thiếu ánh sáng chiếu trực tiếp nên sâu bệnh phát triển nhiều hơn. Cành, thân, lá non mềm sâu bệnh dễ xâm nhập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của các mức phân đạm đến sinh trưởng và năng suất cây diêm mạch (chenopodium quinoa willd) trồng trong điều kiện hạn (Trang 31 - 32)