Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu diêm mạch trên thế giới và Việt Nam
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.3.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu diêm mạch trên thế giới
Do diêm mạch là cây trồng có giá trị dinh dưỡng và sử dụng cao, phạm vi thích ứng rộng, khơng kén đất nên diêm mạch hiện được trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Những nghiên cứu về nguồn gốc của cây gần đây cho thấy, diêm mạch có nguồn gốc ở Nam Mỹ cụ thể là vùng Andes của Chile, Peru, Bolivia, Ecuador
và Colombia… Ngoài ra, trong những thập kỷ gần đây, một số quốc gia Châu Âu, Châu Á như: Anh, Hà Lan, Đan Mạch, Liên Xô (cũ), Nhật… đã tiến hành nghiên cứu, gieo trồng và sử dụng cây diêm mạch sau khi nhận thức rõ giá trị dinh dưỡng, giá trị sử dụng… của cây trồng này. Diêm mạch dễ trồng, khơng kén đất, phạm vi thích ứng rộng, được trồng phổ biến nhiều nơi ở Châu Mỹ và Châu Âu với diện tích lớn. Tuy nhiên Pêru, Ecuador và Bolivia là ba nước đứng đầu.
Bảng 2.1. Diện tích gieo trồng diêm mạch hàng năm tại một số quốc gia Nam Mỹ (ha)
Nƣớc 2000 2005 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Peru 28889 28632 35313 35475 38495 44868 68140 69303 64223 Bolivia 36847 39302 58496 63307 131192 147312 123080 121186 118913 Ecuador 1300 929 2034 2387 2705 2962 4122 7148 2214 Nguồn: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO,2016) Qua bảng 2.1 có thể thấy qua các năm, Bolivia luôn đi đầu về diện tích trồng diêm mạch nhưng lại có xu hướng giảm. Diện tích trồng năm 2016 đạt 118913 ha, giảm 9,3% so với năm 2012 đạt 131192 ha, giảm 19,2% so với năm 2013 đạt 147312 ha. Peru và Ecuador lại có xu hướng tăng về tổng diện tích trồng nhưng đến năm 2016 cả Peru, Bolivia, Ecuador giảm. Diện tích trồng diêm mạch của Peru năm 2016 đạt 64223 ha, tăng 30,13% so với năm 2013 đạt 44868 ha. Diện tích trồng diêm mạch của Ecuador năm 2016 đạt 2214 ha, giảm 22,5% so với năm 2013 đạt 2962 ha.
Bảng 2.2: Năng suất gieo trồng diêm mạch hàng năm tại một số quốc gia Nam Mỹ (kg/ha)
Nƣớc 2000 2005 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Peru 975,8 1138,2 1163,3 1160,9 1148,5 1161,8 1683,7 1524,7 1234,3 Bolivia 645,5 641,2 627,8 646,7 387,8 428,2 604,3 622,6 551,2 Ecuador 500 701,8 808,3 822,4 849,9 903,8 900,3 1777,7 1763,3 Nguồn: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO,2016) Kết quả trong bảng 2.2 cho thấy: Peru có diện tích trồng diêm mạch đứng thứ 2 về tổng diện tích về năng suất lại đứng thứ 2, năm 2016 đạt 1234,3 kg/ha, năng suất tăng dần qua các năm. Ecuador có tổng diện tích trồng diêm mạch nhỏ nhất nhưng năng suất lại đứng đầu. Năng suất cao nhất đạt 1763,3 kg/ha vào năm 2013, sau đó năng suất giảm 0,4% đạt 900,3 kg/ha vào năm 2014 và năm 2016
vươn lên dẫn đầu 3 nước 1763,3 kg/ha. Bolivia có tổng diện tích trồng diêm mạch lớn nhất nhưng năng suất lại thấp nhất. Năng suất cao nhất đạt 646,7 kg/ha vào năm 2011, thấp nhất vào năm 2012 đạt 387,8 kg/ha, giảm 66,8% .
Bảng 2.3: Sản ƣợng gieo trồng diêm mạch hàng năm tại một số quốc gia Nam Mỹ (tấn) Nƣớc 2000 2005 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Peru 28191 32590 41079 41182 44213 52129 114725 105666 79269 Bolivia 23785 25201 36724 40943 50874 63075 74382 75449 65548 Ecuador 650 652 1644 1963 2299 2677 3711 12707 3903 Tổng 52,626 58,443 79,447 84,088 97,386 117,881 192,818 193,822 148,720 Nguồn: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO,2016) Sản lượng diêm mạch của các quốc gia đứng hàng đầu thế giới năm 2016 đạt 148,720 tấn, so với năm 2010 đạt 79.447 tấn, tăng 69,273 tấn và so với năm 2000 đạt 52.626 tấn, tăng 96,094 tấn. Có thể thấy giá trị của cây diêm mạch ngày càng được nâng cao, đang được phát triển về cả quy mô lẫn giá trị của nó.
Diêm mạch là lồi cây có giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế cao, sử dụng đa mục đích và thân thiện với mơi trường. Để nâng cao nhận thức của cộng đồng quốc tế về tiềm năng to lớn của cây diêm mạch trong việc cung cấp dinh dưỡng, bảo đảm an ninh lương thực và xố đói giảm nghèo trên tồn thế giới và khuyến khích phát triển sản xuất Liên hợp quốc (UN) và FAO đã công bố năm 2013 là năm quốc tế về cây diêm mạch.
Ngồi khu vực Andes thì Hoa Kỳ, Canada là các quốc gia có diện tích trồng diêm mạch lớn trên thế giới chiếm khoảng 10% tổng diện tích tồn cầu. Mỹ sản xuất 3000 tấn/năm chiếm 6% sản lượng của thế giới. Canada là 1000 tấn/năm (CAF, 2001). Tiếp đó, theo báo cáo thì cũng có một số nước Châu Âu cũng có sản xuất diêm mạch với sản lượng 210 tấn, như ở Pháp có 200 ha với năng suất 1,08 tấn/ha (CAF,2001).
2.3.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu diêm mạch ở Việt Nam
Việc nghiên cứu, gieo trồng và sử dụng diêm mạch ở Việt Nam được tiến
hành chủ yếu tại Viện Cây lương thực và cây thực phẩm từ năm 1986 cho đến nay. Cây diêm mạch được trồng và phát triển trong giai đoạn 1986 - 2000 với giống HV1 tại nhiều tỉnh thành trong cả nước, năng suất 14,0 - 20,6 tạ/ha (Trịnh Ngọc Đức, 2001). Bertero et al., (2004) cũng cho biết cây diêm mạch thích nghi
khá tốt ở điều kiện Việt Nam, thậm chí năng suất cịn cao hơn so với một số vùng nguyên sản. Hiện nay chỉ có một công bố quốc tế về thử nghiệm giống diêm mạch tại Việt Nam (Bertero et al., 2004). Viện nghiên cứu nông nghiệp Chile
(INIA) cho biết đang hỗ trợ Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam (VNUA) trồng cây diêm mạch, loại lương thực được mệnh danh là “hạt vàng” bởi giá trị dinh dưỡng cao.
Diêm mạch chịu được lạnh, hạn hán có thể trồng được ở vùng cao nơi đất cằn cỗi, rất thích hợp cho các địa phương vùng cao phía bắc ở Việt Nam.
Thông qua Hợp tác quốc tế, Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam đã kí kết với sứ quán Aghentina và Chile tại Việt Nam chương trình hợp tác để phát triển cây diêm mạch cho một số tỉnh có điều kiện canh tác khó khăn như Hà Giang, Lào Cai, Thanh Hóa và Tây Nguyên.