Phân tích số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của các mức phân đạm đến sinh trưởng và năng suất cây diêm mạch (chenopodium quinoa willd) trồng trong điều kiện hạn (Trang 41)

Số liệu được đo đếm, thu thập sau đó được xử lý theo phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) bằng chương trình IRRISTAT 5.0 và Excel.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC MỨC PHÂN ĐẠM ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG VÀ NĂNG SUẤT CÂY DIÊM MẠCH TRONG ĐIỀU KIỆN HẠN NHÂN TẠO

4.1.1. Khả năng nảy mầm hạt và thời gian sinh trƣởng của giống diêm mạch Atlas ở các mức phân đạm hác nhau trong điều kiện hạn nhân tạo

Tỷ lệ nảy mầm là tiền đề cho năng suất cây trồng, nghiên cứu khả năng nảy mầm của giống có ý nghĩa lớn trong việc đánh giá chất lượng hạt giống. Tỷ lệ nảy mầm chất lượng cây con tốt biểu hiện cho chất lượng hạt giống tốt, có khả năng cho năng suất cao. Yếu tố di truyền, kỹ thuật gieo trồng, ảnh hưởng của các điều kiện ngọai cảnh: thời tiết, khí hậu, đất trồng… tác động đến khả năng nảy mầm và thời gian nảy mầm của hạt giống.

Bảng 4.1. Ảnh hƣởng của các mức phân đạm đến tỷ lệ nảy mầm và thời gian sinh trƣởng của giống Diêm mạch Atlas trong điều kiện hạn

Điều kiện

Mức đạm

Các giai đoạn sinh trƣởng ngà

Tổng TGST ngà Tỷ lệ nảy mầm (%) Gieo – nả mầm Gieo – ra hoa Nở hoa – ết hạt Chín sữa Chín sữa- thu hoạch H0 (ĐC) N1 95 4 37 47 63 91 91 N2 95 4 37 47 63 92 92 N3 95 4 38 49 64 92 92 N4 95 4 38 49 64 93 93 N5 95 4 38 51 67 97 97 H1 (hạn) N1 95 4 37 47 63 92 92 N2 95 4 37 48 63 92 92 N3 95 4 37 49 63 93 93 N4 95 4 38 50 64 94 94 N5 95 4 38 52 67 97 97

Thời gian sinh trưởng của cây diêm mạch được tính từ khi hạt nảy mầm đến khi hạt chín hoàn toàn. Thời gian sinh trưởng cây dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc điểm di truyền và các điều kiện canh tác khác. Xác định thời gian sinh trưởng và phát triển của cây là một nhân tố quan trọng giúp xác định được mùa vụ hợp lý, đem lại hiệu quả cao nhất khi trồng. Kết quả nghiên cứu tỷ lệ nảy mầm và thời

gian sinh trưởng của diêm mạch giống Atlas ở các mức phân đạm khác nhau trong điều kiện hạn được thể hiện qua bảng 4.1 sau:

Từ bảng 4.1 cho ta thấy

Atlas là giống diêm mạch có tỷ lệ nảy mầm cao đạt tỷ lệ nảy mầm là 95%, khả năng nảy mầm tốt đồng đều ở tất cả các chậu thí nghiệm tạo tiền đề cho cây sinh trưởng, phát triển tốt dẫn đến kết quả thí nghiệm đạt chuẩn xác. Ban đầu, điều kiện hạn và không hạn chưa ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của hạt giống.

Kết quả từ bảng 4.1 cũng cho ta thấy, điều kiện hạn và không hạn cũng không có tác động đến thời gian sinh trưởng của cây. Ở các công thức điều kiện hạn và không hạn có thời gian sinh trưởng chênh nhau số ngày rất ít 1-2 ngày như công thức H0N1 thời gian sinh trưởng là 91 ngày còn H1N1 là 92 ngày chênh nhau có 1 ngày. Công thức H0N2 và H1N2 thời gian sinh trưởng bằng nhau 92 ngày, công thức H0N5 và H1N5 đều sinh trưởng trong 97 ngày.

Các mức bón phân đạm khác nhau có ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của cây: bón đạm càng nhiều thời gian sinh trưởng càng dài. Các công thức thí nghiệm có thời gian từ gieo đến ra hoa kéo dài 37-38 ngày, thời kỳ này thời gian sinh trưởng của cây chưa bị ảnh hưởng bởi các mức đạm bón, các công thức chỉ chênh nhau 1 ngày. Trong các giai đoạn sau cây cần nhiều dinh dưỡng để phát triển nên ảnh hưởng của lượng đạm bón tới các công thức đã biểu hiện rõ hơn.

Giai đoạn nở hoa: thời kỳ quyết định đến năng suất, thời gian từ hạt nảy mầm đến khi nở hoa dao động 47 - 52 ngày. Giai đoạn này đã có sự ảnh hưởng của các mức phân đạm khác nhau: mức đạm càng cao thì thời gian cho giai đoạn nở hoa càng dài. Thời gian từ khi hạt nảy mầm đến khi cây nở hoa: ở mức N1 (0kg/ha) và N2 (60kg/ha) dao động 47 - 48 ngày, N3 (90kg/ha) là 49 ngày, N4 (120kg/ha) dao động 49 - 50ngày, N5 (150kg/ha) dài nhất 51 - 52 ngày.

Giai đoạn chín sữa: ảnh hưởng của mức bón phân đạm ngày càng rõ rệt: mức đạm N5 (150kg/ha) bắt đầu thời gian chín sữa muộn nhất và N1 (0kg/ha) bắt đầu thời gian chín sữa sớm nhất. Thời gian từ hạt nảy mầm đến chín sữa: N1 (0kg/ha), N2 (60kg/ha) là 63 ngày, N3 (90kg/ha) là 63 - 64 ngày, N4 (120kg/ha) dao động 64 ngày, N5 (150kg/ha) lên tới 67 ngày.

Giai đoạn chín hoàn toàn, thu hoạch cũng ảnh hưởng của các mức phân đạm như giai đoạn chín sữa: mức đạm càng cao thời gian hạt chín hoàn toàn càng kéo dài.

Tổng thời gian sinh trưởng của cây diêm mạch dao động 91 - 97 ngày, các mức phân đạm bón khác nhau tác động rõ rệt đến thời gian sinh trưởng của cây. Mức đạm càng cao càng kéo dài thời gian sinh trưởng của cây trồng: thu hoạch sớm nhất ở mức N1 (0kg/ha) 91 ngày và thu hoạch muộn nhất 97 ngày ở mức N5 (150kg/ha).

4.1.2. Ảnh hƣởng của các mức phân đạm đến động thái tăng trƣởng chiều cao của cây diêm mạch trong điều iện hạn nhân tạo

Chiều cao thân chính là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của cây đồng thời nó cũng phản ánh tình hình sâu bệnh hại. Chiều cao thân chính được quy định bởi đặc tính di truyền của giống nhưng nó cũng chịu tác động không nhỏ của các yếu tố ngoại cảnh như: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, dinh dưỡng…

Bảng 4.2. Ảnh hƣởng của các mức phân đạm đến động thái tăng trƣởng chiều cao cây diêm mạch trong điều kiện hạn nhân tạo

Đơn vị: cm 35 NSG 42 NSG 49 NSG 56 NSG 63 NSG 70 NSG 77 NSG N1 11,7 17,5 19,9 25,6 27,6 30,5 34,6d N2 11,6 17,2 19,7 26,0 28,3 31,3 35,8cd Mức đạm N3 12,3 18,8 22,3 28,0 31,9 34,23 37,0bc N4 12,5 18,9 22,2 28,4 32,1 34,7 39,2a N5 11,6 16,5 18,7 26,2 30,6 33,2 37,5b LSD0.05 (N) 1,46 Điều kiện H0 11,8 18,5 23,9 29,4 32,6 34,9 38,7a H1 11,9 17,1 17,2 24,3 27,6 30,6 34,9b LSD0.05 (H) 0,92 H0 (ĐC) N1 11,1 17,1 20,3 27,1 28,7 30,9 35,1cd N2 11,7 17,4 23,2 29,4 31,3 33,6 37,6bc N3 12,1 20,3 27,6 31,5 36,2 37,9 39,4b N4 12,5 20,4 27,0 31,9 35,8 37,9 42,3a N5 11,9 17,3 21,7 27,0 31,0 34,2 39,3b H1 (hạn) N1 12,3 17,9 19,5 24,0 26,6 30,0 34,0de N2 10,5 17,0 16,2 22,6 25,3 28,9 33,9e N3 12,5 17,4 17,0 24,5 27,5 30,5 34,6de N4 12,5 17,4 17,4 24,9 28,4 31,6 36,1bc N5 11,2 15,7 15,7 25,3 30,2 32,1 35,7cd LSD0.05 (N*H) 2,14 CV% 4,5

Ghi chú: CV%: sai số thí nghiệm; LSD: giá trị sai khác nhỏ nhất ở mức xác xuất 95%; NSG: ngày sau gieo; các giá trị trong cùng một cột có chữ cái ở mũ giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa và ngược

Bảng 4.2 cho ta thấy:

Trong điều kiện hạn và điều kiện không hạn, lượng đạm khác nhau ảnh hưởng tới tăng trưởng chiều cao cây diêm mạch là như nhau. Tăng lượng phân bón làm tăng dần chiều cao cây diêm mạch, cao nhất ở mức N4 (120kg/ha) và thấp nhất ở mức N1 (0kg/ha). Mức đạm N5 (150kg/ha), chiều cao cây ngưng lại, không tăng thêm nữa, lượng phân đạm bón khác nhau cũng làm thay đổi khả năng tăng trưởng chiều cao cây diêm mạch. Công thức bón đạm luôn có khả năng tăng trưởng chiều cao cao hơn công thức không bón đạm. Lần đo cuối cùng, chiều cao cây ở mức bón N4 (120kg/ha) 39,23(cm) là cao nhất, ở mức bón N1 (0kg/ha) chiều cao cây thấp nhất 34,60(cm).

Điều kiện hạn khác nhau làm thay đổi khả năng tăng trưởng chiều cao cây diêm mạch. Trong 2 tuần xử lý hạn (35 NSG đến 49 NSG), cây diêm mạch ở các công thức xử lý hạn có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây thấp hơn so với các cây không xử lý hạn. Ngày cuối xử lý hạn, chiều cao cây ở điều kiện H0 là 23,98(cm), điều kiện H1 chiều cao cây là 17,18(cm). Sau 2 tuần xử lý, cây tiếp tục tăng trưởng chiều cao, xong cây ở công thức được xử lý hạn chiều cao vẫn thấp hơn cây ở điều kiện đối chứng. Lần cuối theo dõi, điều kiện H1 có chiều cao cây là 34,96(cm), điều kiện H0 chiều cao cây là 38,76(cm).

Bón các mức phân đạm khác nhau kết hợp điều kiện hạn khác nhau đã ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng chiều cao cây diêm mạch. Tăng lượng phân bón làm tăng dần chiều cao cây qua các thời kỳ sinh trưởng của cây.

Trong 2 tuần xử lý hạn (35 NSG đến 49 NSG) cây xử lý hạn có tốc độ tăng trưởng chiều cao thấp hơn so với cây không xử lý hạn. Ngày kết thúc xử lý hạn, chiều cao chênh nhau từ 5 - 10cm giữa điều kiện hạn và không hạn, công thức N3H0 có chiều cao cây 27,6(cm) cao nhất trong điều kiện không hạn và N4H1 chiều cao cây là 17,4(cm) cao nhất trong điều kiện hạn.

Chiều cao cây lần đo cuối cùng dao động 34,05 - 42,3(cm), cao nhất ở mức đạm N4(120kg/ha) trong điều kiện không hạn, thấp nhất là mức N2(60kg/ha) trong điều kiện hạn. Trong điều kiện không hạn, mức N4 (120kg/ha) có chiều cao cao nhất là 42,3(cm) và chiều cao thấp nhất ở mức N1 (0kg/ha) là 35,15(cm). Trong điều kiện hạn, chiều cao cây cao nhất ở mức N4 (120kg/ha) là 36,17(cm), chiều cao cây thấp nhất ở mức N1 (0kg/ha) 34,05(cm).

Điều kiện hạn khác nhau làm thay đổi khả năng tăng trưởng chiều cao cây diêm mạch. Trong 2 tuần xử lý hạn (35 NSG đến 49 NSG), cây diêm mạch ở các công thức xử lý hạn có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây thấp hơn so với các cây không xử lý hạn. Sau 2 tuần xử lý, cây tiếp tục tăng trưởng chiều cao, xong cây ở công thức được xử lý hạn chiều cao vẫn thấp hơn cây ở điều kiện đối chứng.

Trong điều kiện hạn và điều kiện không hạn, lượng đạm khác nhau ảnh hưởng tới tăng trưởng chiều cao cây diêm mạch là như nhau. Tăng lượng phân bón làm tăng dần chiều cao cây diêm mạch, cao nhất ở mức N4 (120kg/ha) và thấp nhất ở mức N1 (0kg/ha). Mức đạm N5 (150kg/ha), chiều cao cây ngưng lại, không tăng thêm nữa. Công thức bón đạm luôn có khả năng tăng trưởng chiều cao hơn công thức không bón đạm. Lần đo cuối cùng, chiều cao cây ở mức bón N4 (120kg/ha) 39,23 (cm) là cao nhất, ở mức bón N1 (0kg/ha) chiều cao cây thấp nhất 34,60 (cm).

Như vậy trong điều kiện không hạn hay điều kiện hạn chiều cao cây đều bị ảnh hưởng bởi lượng đạm bón, chiều cao cây đạt cao nhất tại mức bón N4 (120kg) và có xu hướng giảm nếu tăng mức bón lên 150kg N.

Kết quả xử lý thống kê cho thấy, chiều cao giữa các công thức bón đạm và không bón đạm có sự sai khác có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%. Chiều cao cây giữa các mức đạm khác nhau cũng có sự sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.

4.1.3. Ảnh hƣởng của các mức phân đạm đến động thái tăng trƣởng số á của câ diêm mạch trong điều iện hạn nhân tạo

Lá có vai trò quan trọng trong đời sống sinh lý của cây, nhờ có lá mà dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời cây có thể chuyển hóa vật chất từ dạng vô cơ sang dạng hữu cơ cung cấp năng lượng cho các bộ phận của cây. Đối với cây trồng, quang hợp là hoạt động cơ bản để tạo ra năng suất, nó quyết định 90 - 95% năng suất cây trồng. Ngoài ra bộ lá còn ảnh hưởng đến khả năng chống chịu và chất lượng của sản phẩm sau thu hoạch, bởi lá liên quan đến quá trình tích lũy chất khô, thoát hơi nước, quang hợp... Bộ lá phát triển cân đối, khỏe mạnh là tiền đề cho việc tăng hiệu suất quang hợp, tăng sức chống chịu sâu bệnh hại và điều kiện bất lợi.

Bảng 4.3. Ảnh hƣởng của các mức phân đạm đến động thái tăng trƣởng số lá cây diêm mạch trong điều kiện hạn nhân tạo

Đơn vị: lá/cây

Thời gian sinh trƣởng 35 NSG 42 NSG 49 NSG 56 NSG 63 NSG 70 NSG 77 NSG Mức đạm N1 14,5 32,3 48,2 66,5 64,2 56,8 59,25c N2 16,3 35,4 52,6 71,6 69,1 66,8 64,1bc N3 17,0 35,9 54,2 73,9 71,2 64,1 65,85b N4 16,6 35,8 54,8 76,0 73,3 71,5 68,35a N5 13,2 31,5 49,2 70,1 68,0 66,5 64,15bc LSD0.05 (N) 1,9 Điều kiện H0 15,5 34,4 54,7 75,2 69,5 69,5 66,18a H1 15,6 33,9 48,9 68,0 60,8 60,8 62,5b LSD0.05 (H) 1,2 H0 (ĐC) N1 14,1 32,3 50,4 68,6 65,5 62,8 60,5ef N2 15,6 35,1 55,1 75,7 71,7 69,7 66,9bc N3 16,7 35,4 56,6 77,6 73,5 71,9 67,9b N4 17,3 37,2 59,2 81,0 76,4 74,5 70,8a N5 13,7 32,2 52,2 73,4 70,4 68,7 64,8cd H1 (hạn) N1 15,0 32,3 46,1 64,5 62,9 50,8 58f N2 17,0 35,8 50,2 67,6 66,5 63,9 61,3de N3 17,3 36,4 51,8 70,3 69,0 56,3 63,8d N4 16,1 34,4 50,4 71,0 70,2 68,6 65,9bc N5 12,8 30,9 46,3 66,9 65,6 64,4 63,5d LSD0.05 (H*N) 2,69 CV% 3,3

Ghi chú: CV%: sai số thí nghiệm; LSD: giá trị sai khác nhỏ nhất ở mức xác xuất 95%; NSG: ngày sau gieo; các giá trị trong cùng một cột có chữ cái ở mũ giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa và ngược

lại ở mức độ tin cậy 95%.

Qua bảng 4.3 cho thấy:

Sau khi bắt đầu bón phân đợt 1 đến trước giai đoạn chín sữa (54 NSG) số lá tăng dần theo các tuần theo dõi ở các mức phân đạm bón khác nhau thì khác nhau. Ở mức đạm N4 (120kg/ha) tốc độ ra lá của cây nhanh nhất 76 lá/cây, thấp nhất là ở mức N1 (0kg/ha) 66,55 lá/cây. Đến giai đoan chín sữa (63NSG), tốc độ ra lá trên cây chậm lại để tập trung chất dinh dưỡng vào hạt. Ở thời kỳ chín sữa, số lá trên cây giảm do quá trình chín nhưng mức đạm N4 số lá vẫn cao nhất 73,3 lá/cây, thấp nhất là mức N1 (0kg/ha) 64,2 lá/cây.

Điều kiện hạn khác nhau làm thay đổi tốc độ ra lá của cây. Bắt đầu xử lý hạn (35 NSG), số lá ở các chậu được xử lý hạn số lá đã bị giảm lá rụng nguyên

nhân do thiếu nước làm ức chế sinh trưởng của cây. Qua 2 tuần xử lý hạn số lá trên cây mức H1 (xử lý hạn) tiếp tục tăng trưởng đến trước khi bắt đầu giai đoạn chín sữa (56NSG) 68,08 lá/cây. Số lá trên cây mức H0 vẫn tăng trưởng bình thường, số lá đạt cao nhất ở thời điểm chuẩn bị bước vào giai đoạn chín sữa (56NSG) 75,26 lá/cây. Số lá trên các cây được xử lý hạn vẫn thấp hơn so với cây không xử lý hạn ở tất cả các giai đoạn phát triển của cây.

Lượng đạm bón khác nhau làm thay đổi khả năng tăng trưởng số lá trên cây diêm mạch. Công thức bón đạm luôn có khả năng ra lá cao hơn so với công thức không bón đạm qua các thời kỳ sinh trưởng của cây.

Bón các mức phân đạm khác nhau kết hợp với điều kiện hạn khác nhau thì ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng số lá trên cây diêm mạch cũng khác nhau. Lượng đạm bón khác nhau làm thay đổi khả năng tăng trưởng số lá trên cây diêm mạch. Công thức bón đạm luôn có khả năng ra lá cao hơn so với công thức không bón đạm qua các thời kỳ sinh trưởng của cây. Số lá tăng dần khi bón các mức đạm cao dần, cây xử lý hạn trong 2 tuần xử lý hạn (từ 35 NSG đến sau 49 NSG) có tốc độ tăng trưởng lá kém hơn cây không xử lý hạn.

Số lá của cây diêm mạch giống Atlas đạt cao nhất ở thời kỳ cây nở hoa kết hạt (56NSG) số lá cao nhất ở công thức N4H0 là 81 lá/cây, thấp nhất là ở công thức N2H1 có số lá là 64,5 lá/cây.

Số lá ở lần đo cuối cùng dao động 58 - 70,8 lá, cao nhất ở mức bón đạm N4 (120kg/ha) trong điều kiện không xử lý hạn và thấp nhất ở mức N1 (0kg/ha) được xử lý hạn. Trong điều kiện hạn, số lá ở công thức N4H1 (120kg/ha) có số lá cao nhất 65,9 lá và thấp nhất ở công thức N1H1 (0kg/ha) có số lá 58 lá. Trong điều kiện không hạn, số lá ở công thức N4H0 (120kg/ha) cao nhất 70,8 lá, thấp nhất ở công thức N1H0 (0kg/ha) là 60,5 lá.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong điều kiện hạn và điều kiện bình thường, lượng đạm ảnh hưởng tới số lá trên cây là như nhau. Tăng lượng phân bón từ 0kg/ha - 120kg/ha dẫn đến tăng số lá trên cây. Số lá cao nhất ở mức 120kg/ha và thấp nhất ở mức 0kg/ha. Khi bón mức 150kg/ha, số lá trên cây không tăng nữa.

Kết quả xử lý thống kê cho thấy sự khác nhau về số lá/cây giữa các công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của các mức phân đạm đến sinh trưởng và năng suất cây diêm mạch (chenopodium quinoa willd) trồng trong điều kiện hạn (Trang 41)