2.2 .Motif hồng nhan bạc mệnh
2.3. Motif thù trong giặc ngoài
Chắc không phải ngẫu nhiên mà trong bộ ba tiểu thuyết của mình Nguyễn Xuân Khánh đều chọn giai đoạn đất nƣớc bị ngoại bang xâm lấn. Đặt số phận của dân tộc trong tình thế éo le phải đối mặt với cả thù trong và giặc ngoài nhà văn đã lý giải những vấn đề của lịch sử và vận mệnh dân tộc, trong đó, ông luận giải về chính sách trị nƣớc và mối quan hệ của giới cầm quyền với vai trò của nhân dân.
Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh
Thù trong giặc ngoài là một motif thƣờng đƣợc các nhà soạn tuồng cổ khai thác vì ở vào thời điểm quan trọng đó, những vấn đề của đất nƣớc thƣờng đƣợc phơi bày ra trƣớc ánh sáng sự thực lịch sử, đồng thời những nhân vật lịch sử cũng bộc lộ hết con ngƣời mình. Tiểu thuyết Hồ Quý Ly
đƣợc xây dựng trong bối cảnh đất nƣớc bị ngoại bang phƣơng Bắc và phƣơng Nam nhăm nhe thông đồng với nhau tiêu diệt Đại Việt, trong khi mâu thuẫn trong nƣớc dâng cao, lòng dân xao động. Phe muốn khôi phục nhà Trần và phe Canh tân không trừ một thủ đoạn nào để hãm hại nhau, quyết bảo vệ lợi ích phe phái không màng đến vận mệnh dân tộc đang rất nguy khốn.
Với tình hình giặc phƣơng Bắc và phƣơng Nam đang rất mạnh, bộc lộ rõ ý đồ xâm lƣợc đẩy đất nƣớc vào thế nguy nan. “Nhà Minh ở phƣơng Bắc. Chu Nguyên Chƣơng mới dựng triều đại. Thế của họ là thế đầu con nƣớc, cái thế chẻ tre, thế của chàng trai đƣơng sức”[8;101], đang đợi trong nƣớc lục đục suy yếu tận dụng thời cơ đƣa quân xâm chiếm nƣớc ta. Giặc phƣơng Bắc vốn là mối lo ngại hàng đời còn giặc phƣơng Nam nay lại là mối lo ngại hàng ngày “Nhà Minh phƣơng Bắc đông hơn ta, mạnh hơn ta gấp mƣời lần, còn Chiêm Thành phƣơng Nam, nhỏ hơn yếu hơn, chỉ bằng nửa quân ta. Nhƣng hiện nay, mặt Bắc là mối lo ngại hàng đời, còn mặt Nam lại trở thành mối lo ngại hàng ngày”. Chế Bồng Nga “con ngƣời mƣu lƣợc táo bạo” một ngƣời tài giỏi có nhiều tham vọng từ khi nhận lời cầu cứu của Dƣơng Thị đã “đem một đạo quân tinh nhuệ đánh thẳng vào đồng bằng sông Hồng, tiến sát vào kinh đô” và tính từ khi Nghệ Tông dẹp loạn Dƣơng Nhật Lễ và lên ngôi “chiến tranh Chiêm Việt xảy ra mƣời lần, hầu hết quân Việt bị thua”. [8;210] Mặc dù Chiêm Thành đã nhiều lần đem quân sang xâm lƣợc nƣớc ta nhƣng lần này khi Dƣơng Thị sang cầu cứu cái lý lẽ và niềm tin đánh chiếm Đại Việt của Chế Bồng Nga trở nên quyết liệt nhất. “Chế nghĩ
Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh
Đại Việt đã đến hồi suy yếu. Chế Bồng Nga là con ngƣời mƣu lƣợc, táo bạo. Lần này là lần đầu tiên, Chế đem một đạo quân tinh nhuệ đánh thẳng vào đồng bằng sông Hồng. Ông theo cửa Đại An tiến vào sông Hồng. Thuyền của ông tiến sát đến kinh đô”. Chế thận trọng chỉ cho những đội binh thiện chiến tiến sát kinh đô cƣớp bóc rồi rút ngay, lần áp sát kinh đô này của Chế làm cả kinh thành hoảng loạn, nhà vua và hoàng thân phải sơ tán. Nhận thấy lúc này đất nƣớc cần một ông vua thiện chiến để giải quyết vấn đề ngoại bang, Nghệ Hoàng đã nhƣờng ngôi cho Duệ Tông để ông thân chinh mang mƣời hai vạn quân đi đánh Chiêm Thành. Do có nội gián từ trong nƣớc Chế nắm rất rõ tình hình, tính cách của ngƣời cầm quân vốn kiêu ngạo chủ quan, quân của Duệ Tông đi đến đâu vua Chiêm cho nhân dân và quân lính vờ rút chạy và xin hàng dụ Duệ vào “Tây Nguyên hiểm trở toàn núi cao rừng già” rơi vào ổ phục kích của Chế Bồng Nga, Duệ Tông trở tay không kịp bị trúng tên độc tử trận, Ngự Câu Vƣơng thì hàng giặc. Sau trận tan tác mƣời hai vạn quân dƣới tay Chế Bồng Nga nhà Trần ngày càng suy yếu hơn. Phải nhờ đến tài quân sự của Trần Khát Chân và các tƣớng lĩnh mới dẹp yên đƣợc giặc phƣơng Nam.
Không chỉ đơn thƣơng độc mã đánh Đại Việt, Chế Bồng Nga và nhà Minh định câu kết với nhau để xóa sổ Đại Việt bằng cách đánh từ hai đầu. Đại Việt lúc đó trong tình trạng hết sức rối ren cả trong lẫn ngoài. “Nhìn toàn cục, có thể nói số phận Đại Việt đang nhƣ ngàn cân treo sợi tóc. Phía bắc quân Minh rập rình ở biên giới. Phía Nam quân Chế Bồng Nga ào ạt tràn vào. Trong nƣớc có ba cuộc nổi loạn ở Thanh Hóa, Nguyễn Kỵ xƣng vƣơng tại Nông Cống, Nguyễn Thanh xƣng vƣơng ở sông Lƣơng. Sát kinh đô, nhà sƣ Phạm Sƣ Ôn đã tập hợp đƣợc ba vạn quân ở lộ Quốc Oai” [8;213], đƣa Đại Việt vào thế bị cả thù trong và giặc ngoài vây hãm.
Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh
Lợi dụng triều đình đang tập trung sức lực chống lại giặc Chiêm “Phạm Sƣ Ôn vào Thăng Long, thế nhƣ chẻ tre. Những ổ kháng cự lẻ tẻ của quân triều đình bị đè bẹp ngay tức khắc” tạo lên một sự kiện kỳ lạ trong lịch sử. “Lần đầu tiên, có một đạo quân Phật do nhà sƣ chỉ huy. Lần đầu tiên, một đám cƣớp ô hợp lại biến thành một đạo quân có quy củ nhanh đến thế. Cứ nhƣ một cơn bão đùng đùng xuất hiện trên bầu trời mà mới đây thôi hãy còn lặng tờ thanh bình”.[8;247]
Giặc ngoại xâm xuất hiện từ bên ngoài và dễ nhận diện còn với giặc nội xâm thì phức tạp vô cùng và rất khó đề phòng. Chúng ẩn nấp trong các hình thức khác nhau, khi thì lập nên những phe phái ngầm chống đối, khi thì dùng mọi thủ đoạn bôi nhọ hạ thấp danh dự nhau và bỉ ổi hơn cả có lẽ là cầu cứu ngoại bang, hành động cõng rắn cắn gà nhà, bán rẻ dân tộc mù quáng.
Hành động cầu cứu ngoại bang phải kể đến đầu tiên là việc Dƣơng Thị mẹ ông vua phƣờng chèo Nhật Lễ, sau khi Lễ bị giết, liền chạy sang Chiêm Thành cầu cứu Chế Bồng Nga, khiến Chế có đƣợc thời cơ đem quân sang cƣớp phá nƣớc ta. Các quan lại và tôn thất nhà Trần khác cũng tiếp tay cho Chế có thêm cơ hội đánh thắng Đại Việt. Đỗ Tử Bình quan Hành khiển trấn thủ Thanh Hóa một kẻ tham bỉ bị vàng bạc của Chế làm mờ mắt mà bán đứng đất nƣớc, tâu báo thông tin sai sự thật khiến Duệ Tông chủ quan, kiêu ngạo. Lợi dụng thêm việc quan đứng đầu Thanh Hóa là tôn thất Trần Nguyên Diệu đã ra hàng giặc, mọi tình hình của Đại Việt Chế nắm trong lòng ban tay thông qua những tai mắt và bọn hàng giặc. Nguyên nhân khiến các tôn thất, quan lại nhà Trần hàng Chế là ngƣời thì tham tiền ngƣời thì tham quyền và giải quyết những thù hằn cá nhân. “Trần Nguyên Diệu em trai Phế Đế, vì thù anh bị giết, và cũng vì ngấp nghé muốn nhòm ngôi vua, nên đã trốn vào thành Đồ Bàn hàng Chế Bồng Nga”. Dƣơng Thị, Ngụy Câu Vƣơng Trần Húc, rồi đến Trần Nguyên Diệu lần lƣợt bán đứng đất nƣớc vì
Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh
những toan tính ích kỷ. Không chỉ hàng giặc Nguyên Diệu còn giúp Chế mở rộng địa bàn, móc nối lôi kéo với các quan lại nhà Trần có uy tín khác “Để công việc thuận lợi, tôi sẽ viết mật thƣ cho quan Tƣ đồ Trần Nguyên Đĩnh, quan Thiếu bảo Trần Tôn, cả Trang Định Vƣơng Ngạc nữa”, lợi dụng sự thù ghét của họ với Quý Ly mà đẩy họ vào con đƣờng bán nƣớc làm tay sai cho giặc.
Sau nhiều lần chiếm đánh Đại Việt, cuối cùng Chế Bồng Nga cũng bị tiêu diệt bởi đạo quân của Thƣợng tƣớng Trần Khát Chân. Khi phƣơng Nam không còn là chỗ dựa cho tôn thất nhà Trần thì họ lại chạy lên phƣơng Bắc cầu cứu nhà Minh. Trƣớc thế lực ngày càng lớn mạnh của Hồ Quý Ly những tôn thất nhà Trần đã nghĩ đến chuyện mƣợn tay nhà Minh để thanh toán mâu thuẫn trong nƣớc, ngay cả Thƣợng tƣớng Trần Khát Chân, quan Thái bảo Nguyên Hàng, hai ngƣời đứng đầu phe phục Trần nổi tiếng thận trọng bình tĩnh và nhiều kinh nghiệm, cũng có những lúc xao lòng. Hai lần quan Thái bảo nhắc đến Bùi Bá Kỳ một ngƣời họ ngoại nhà Trần nổi tiếng trung tín đã từng tham gia trận đánh Chế Bồng Nga và tự tay chặt đầu Nguyên Diệu, Kỳ đã “móc nối đƣợc với nhà Minh, đã đích thân sang phƣơng Bắc”. Nhiều tôn thất nhà Trần đầu hàng nhà Minh. Nguyên Uyên, Nguyên Dận lúc đầu bị Quý Ly bắt để răn đe về tội loạn ngônlàm gƣơng cho các triều thần, nhƣng sau không ngờ hai ông còn liên quan đến việc sai “Nguyên Phù, một nho sinh, sống trong phủ Trần Nguyên Uyên. Tên nho sinh này sang Trung Hoa” với ý định “huynh không nhờ đến triều đình nhà Minh mà chỉ nhờ đến bọn quan quân vùng biên giới. Mình chỉ nhờ họ một mức hạn chế, nhờ họ bán vũ khí, nhờ họ trú quân… Tóm lại không nhờ đến mức họ đem quân sang nƣớc ta” [8;182] Nguyên Phù sang liên lạc với nhà Minh quay về bị Đặng Tất bắt đƣợc và dĩ nhiên cả ba ngƣời không tránh khỏi cái chết ô nhục. Trang Định Vƣơng Ngạc đã từng có trong danh sách những ngƣời liên lạc với giặc
Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh
Chiêm, sau khi Chiêm Thành thất thế ông lại hƣớng đến nhà Minh, Ngạc trốn theo lũ hoạn quan Tông Đạo và Nguyễn Toán “lũ hoạn quan ngƣời Việt trƣớc đây ta đem cống cho vua Minh” nay đƣợc vua Minh sai sang thăm dò và lôi kéo các tôn thất ra hàng “Trần Khang câu kết cùng Tông Đạo, Nguyễn Toán vẫn lén lút đƣa ngƣời về nƣớc. Hiện nay, manh nha một bè đảng dựa vào thế lực nhà Minh”. Rồi cả bài Cáo nạn biểu của Trần Thiêm Bình một tôn thất nhà Trần trốn sang nhà Minh xin giúp đỡ đã viết cả một bài cáo tố cáo tội ác của Hồ Quý Ly “mong Hoàng đế cử một đạo quân thăm dân, phạt tội, với danh nghĩa giúp dòng dõi sắp đứt, quét sạch bọn gian hùng”.[8;583]
Cũng có những ngƣời tỉnh táo nhìn thấy mối họa đằng sau việc cầu cứu nhà Minh nhƣ Khát Chân, Sƣ Tề, Sử Văn Hoa. Nghe Nguyên Hàng nhắc về câu chuyện của Bá Kỳ, Khát Chân đã tỉnh táo “phải tự tay chúng ta thôi”, “phải ngăn ngay Bá Kỳ đừng dính líu với nhà Minh… Phải cắt đứt với Bá Kỳ”. Ông linh cảm đƣợc hậu họa khôn lƣờng của việc làm này. “Họ không hào phóng cho không chúng ta đâu. Điều quan trọng trong cuộc mua bán này, chúng ta không thể dễ dàng đặt cƣợc nhân phẩm của riêng mình và non sông gấm vóc của tổ tiên”[8;446]. Thái sƣ cũng lƣờng đƣợc hậu họa cuả việc cầu cứu nhà Minh, ông đã phân tích nó với Nguyên Uyên và Nguyên Dận “các ông chỉ tạo cớ cho họ gây hấn, xâm chiếm nƣớc ta. Mà lạ thật, cứ hễ thất thế, các ông lại cầu ngoại. Mẹ Dƣơng Nhật Lễ… đến Trần Nguyên Diệu… chạy sang Chiêm Thành xin Chế Bồng Nga mang quân đến giày xéo Thăng Long. Đến lƣợt các ông, lại chạy sang cầu cứu phƣơng Bắc. Vì quyền lợi của gia đình, của dòng họ mà các ông lỡ thế sao?”.[8;186] Sƣ Hiền đã khuyên nhủ Dận khi Dận có ý định nhờ nhà Minh trợ giúp “Chúng con đã liên hệ đƣợc với nhà Minh, nhà Minh sẽ giúp chúng ta”, ông phân tích rõ bản chất của sự việc “ngƣời phƣơng Bắc sẽ thƣơng xót chúng ta ƣ? Hay ngƣời phƣơng Nam sẽ đau đớn thay cho dân ta? Ôi chao! Mê muội… vết
Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh
nhơ nào ta cũng cam chịu, nhƣng vết nhơ ấy thì đừng con ơi! Đừng đẩy sự tức giận thành cuồng nộ. Đừng đẩy sự tranh bá đồ vƣơng thành niềm tuyệt hận vô sỉ”.[8;173]
Nguyễn Cẩn đọc cáo trạng cho Ngạc, cũng nhƣ đọc rõ bản chất hành động cầu cứu giặc của những tôn thất nhà Trần nói chung “Nhƣng nay nhà Trần đã lụi tàn. Các ông chẳng hiểu thiên thời. Chẳng biết tự mình lặng lẽ rút lui, mà lại cố sống cố chết bám víu, cố hết sức dùng quá khứ để bênh vực cho hiện tại, cứ tƣởng nhƣ một thời mình đã giỏi là sẽ giỏi mãi. Thậm chí dùng cả thủ đoạn hàng giặc để bám chặt vào ngai vàng. Chỉ có những kẻ ngu xuẩn mới không nhận ra đƣợc chân tƣớng các ông”. [8;378]
Quý Ly chủ trƣơng tiêu diệt tất cả những kẻ nào cả gan ngăn cản con đƣờng đến với ngai vàng của ông bất chấp thủ đoạn tàn ác dã man, khiến nhân dân trong nƣớc khắp nơi đều ai oán. Sau khi Duệ Tông mất, Nghệ Hoàng cho Đế Nghiễn là cháu làm vua một việc làm cao thƣợng khiến cả vua Minh cũng cảm động mà từ bỏ việc dấy binh đánh nƣớc ta, tuy nhiên, Nghệ Tông cho cháu làm vua nhƣng lại tín nhiệm Quý Ly, mọi việc đều nhất thiết nghe Quý Ly tạo nên sự đối nghịch nổi loạn trong triều. Nghệ Tông nghe theo Quý Ly đã diệt hết phe bảo thủ, Phế Đế cũng bị Quý Ly giết để trừ hậu họa, việc làm này của Quý Ly gây căm phẫn trong tôn thất và nhân dân khắp nơi đều quay lƣng lại với ông, bất kể những chính sách cải cách ông đƣa ra. “Hạn điền ngƣời ta bảo cƣớp ruộng; chính sách tiền giấy ngƣời ta bảo cƣớp tiền, hạn nô ngƣời ta bảo bẻ nanh vuốt của ngƣời quân tử. Rồi biết bao nhiêu nhóm ngƣời, bao nhiêu âm mƣu định giết ông... Triều đình bỗng biến thành chiến trƣờng. Máu ngƣời liên miên chảy.” [8;293] Việc làm tiếp theo của Quý Ly khiến nhân dân ghê tởm ông là việc ông giết Đa Phƣơng con trai Sƣ Tề thầy dạy võ của Quý Ly một ngƣời có tài, sức khỏe dũng sĩ, tƣởng Quý Ly bị thất thế nên đi khắp nơi rêu rao nói xấu, việc làm
Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh
bị coi là cạn tàu ráo máng tuyệt tình tuyệt nghĩa tƣớc hết binh quyền và ép Đa Phƣơng uống thuốc độc tự vẫn. Hai cô cung nữ Ngọc Kiểm và Ngọc Kỵ vì bàn chuyện Quý Ly cƣớp ngôi nhà Trần mà bị buộc vào tội chết.
Những hận thù mẫu thuẫn trong nƣớc ngày càng trầm trọng khi cả hai phe phục Trần và canh tân đều ráo riết có những hành động mù quáng “nếu kẻ phản nghịch là loài cáo, thì chúng ta phải nhƣ loài rắn độc” cuộc chiến quyền lực khiến cả hai phe bất chấp tất cả để đạt mục đích báo trƣớc một kết cục thê thảm. “Thời nay sao đẻ ra lắm kẻ cuồng. Nguyên Cẩn là một kẻ cuồng tín. Đến cả Khát Chân cũng chẳng ra ngoài một chữ cuồng. Họ đinh ninh với một ý tƣởng rồ dại vì suy nghĩ của mình, không từ một thủ đoạn nào, không tha cho một ai trái ý”. Quý Ly sai đạo sĩ Nguyễn Khánh dụ dỗ lừa gạt Thuận Tông mê muội theo phép tu tiên để ông buông bỏ việc triều chính và chính thức truyền ngôi cho cháu ngoại Quý Ly là thái tử An “cõi tiên thanh nhã, thơm tho, khác hẳn cõi phàm trần. Các tiên đế bản triều ta đều thờ Phật, chƣa ai từng theo chân tiên. Bệ hạ ở ngôi tôn quý nhƣng khó nhọc muôn việc, chi bằng nhƣờng ngôi cho thái tử để theo tiên tu đạo”.[8;672]
Trong khi Hồ Quý Ly ráo riết chuẩn bị mọi công việc để cƣớp ngôi nhà Trần dời đô về Tây đô, phe khôi phục nhà Trần đứng đầu là Khát Chân và Nguyên Hàng cũng không chịu ngồi yên, hàng loạt các động thái “Đoàn Xuân Lôi đã viết Phi Minh Đạo. Trần Thiêm Bình đã viết Cáo Nạn Biểu” để vạch tội ác của Quý Ly, hai ông để Tổ Thu và Ngƣu Tất dùng mọi lời lẽ đả kích thậm tệ Hồ Quý Ly “Quý Ly chẳng khác loài chó lợn. Đối với vua thì lăm le tiếm ngôi, đó là tội bất trung. Đối với thầy, cụ Sƣ Tề chẳng khác gì cha thế mà cũng tìm cách săn đuổi đó là tội bất hiếu. Đối với Đa Phƣơng đã