2.2 .Motif hồng nhan bạc mệnh
3.1.2. Biểu tƣợng Lửa
Trong cuộc sống nguyên thủy, con ngƣời ngẫu nhiên phát hiện ra lửa từ tiếng sét trên trời cao trong những đêm giông bão, từ việc vô tình cọ xát những viên đá vào nhau tạo ra lửa. Phát hiện ra lửa giúp con ngƣời thoát khỏi đời sống nguyên sơ, lửa dùng để sƣởi ấm, nấu chín thức ăn, thắp sáng xua tan bóng tối lạnh giá và những loài thú dữ. Lửa khởi điểm cho những sinh hoạt văn hóa cộng đồng của ngƣời sơ khai, ngọn lửa giúp sum họp mọi ngƣời trong các hoạt động cộng đồng, ngƣời dân tộc thƣờng có bếp lửa ở giữa nhà và mọi sinh hoạt của gia đình, cộng đồng đều quây quần bên bếp lửa ấm cúng.
Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh
Lửa có ý nghĩa tƣợng trƣng cho sự văn minh, chân lý, lẽ phải, cải thiện xua đuổi cái ác, biểu tƣợng của sự đấu tranh cho chân lý, trở thành những tín ngƣỡng thiêng liêng, là nghi lễ nghi thức truyền thống… lửa còn biểu tƣợng cho khát vọng chiến thắng cho sức trẻ. Đời sống con ngƣời không thể thiếu lửa, lửa dƣới dạng vật chất là nguyên tố căn bản của sự vật giúp con ngƣời cải thiện và nâng cao sự sống, lửa tinh thần giúp con ngƣời có đủ nhiệt huyết để thực hiện hoài bão mơ ƣớc.
Trong từ điển Biểu tượng văn hóa thế giới biểu tƣợng lửa đƣợc coi là hình ảnh đẹp nhất của chúa trời mang rất nhiều hàm nghĩa khác nhau: lửa- bản thể với các dạng thức tồn tại căn bản nhƣ lửa thông thƣờng sấm sét, mặt trời; lửa-thần thánh với ý nghĩa siêu nhiên trải từ những linh hồn lang thang đến anh linh thần thánh; nhiều dân tộc coi lửa là một vị thần có sức mạnh siêu nhiên, lửa-tẩy uế và tái sinh, lửa với hủy diệt…và trong đời sống tín ngƣỡng tâm lý ngƣời Việt lửa là thần thánh, là lực lƣợng siêu nhiên…
Lửa trong quan niệm của ngƣời Việt cũng mang ý nghĩa thần thánh siêu nhiên, thần lửa đƣợc cả dân tộc tôn thờ, thành kính. Lửa có ý nghĩa nhƣ là cầu nối, là phƣơng tiện vận chuyển từ thế giới sống sang thế giới ngƣời chết qua hình ảnh nén hƣơng khi đốt kết nối thế giới hữu hình và vô hình.
Trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly, các nhân vật tự nuôi cho mình một ngọn lửa riêng và mang những ý nghĩa biểu tƣợng khác nhau: ngọn lửa giác ngộ của bà Huy Ninh, quận chúa Quỳnh Hoa, ngọn lửa nhiệt huyết của Nguyên Trừng, Hán Thƣơng, ngọn lửa đam mê dục vọng cuồng nộ của Hồ Quý Ly, Phạm Sƣ Ôn.
Cả Nguyên Trừng và Hồ Quý Ly đều là những ngƣời từ thủa thơ ấu đã nuôi cho mình một ngọn lửa. “Tôi cũng đã nuôi một ngọn lửa bằng những que hƣơng ở góc miếu dƣới gốc ngọc lan, và vẫn thƣờng mơ những điều kỳ
Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh
diệu về cây hoa ngát hƣơng nọ”[8;647]. Ngọn lửa nuôi dƣới gốc ngọc lan là ngọn lửa của tấm lòng thanh cao, khiêm nhƣờng với lối sống giản dị biết trân trọng cái đẹp tinh tế. Con ngƣời nhạy cảm, tấm lòng cao thƣợng, lƣơng thiện nhƣ Nguyên Trừng dù trong mọi hoàn cảnh vẫn giữ đƣợc tâm hồn thánh thiện mặc cho đời sống có xô bồ thù hận chết chóc con ngƣời ấy đã nén ngọn lửa vật chất có hình có tƣớng dƣới gốc ngọc lan thành ngọn lửa tinh thần đầy nhiệt huyết bừng cháy trong lòng. “Bây giờ tôi đã quá lớn để có thể đốt nén hƣơng, nhen một ngọn lửa trong cái gốc cây ngọc lan, nhƣng chắc chắn trong lòng tôi vẫn còn bí ẩn leo lét ngọn lửa ấm áp của ngày xƣa”.[8;650]
“Thủa bé, Quý Ly vẫn thích chơi với lửa. Ngƣời họ Hồ truyền lại rằng lúc còn tí xíu, lắm bận đang đêm Quý Ly cứ khóc ngằn ngặt, dỗ bằng cách nào cũng không nín, lúc đó nếu thắp lên một ngọn bạch lạp, cậu bé sẽ ngừng khóc ngay, và tròn đôi mắt nhìn vào ngọn nến lung linh”[8;541]. Chẳng hiểu sao ngọn lửa lung linh ấy cứ ám ảnh ông suốt đời phải chăng nó chính là ngọn lửa đam mê nhiệt huyết ngay từ nhỏ đã có trong ông để thúc đẩy ông làm cuộc canh tân long trời nở đất. Bố Hồ Quý Ly đã nhìn thấy sự kỳ lạ này của con “thằng bé này thích lửa, sau này sẽ là ngƣời có chí khí”. Quý Ly lớn lên thông minh dĩnh ngộ, là ngƣời có ý chí đã định làm việc gì thì quyết cho bằng đƣợc.
Sở thích chơi với những ngọn lửa cây nến hồi bé, lớn lên chút là ngọn lửa nhen trong khu vƣờn gia đình. “Trong khu vƣờn nhà họ Hồ có một hòn giả sơn nằm trong một khu vực cây cối um tùm; trên cao bao trùm cả vùng đất là một cây đa lớn, tán xòe ra che kín chừng mẫu ruộng” và chính ở chỗ đó “lúc tám tuổi, cậu bé bỗng nảy ra ý nghĩ phải nhen một ngọn lửa, tự mình nhen lấy. Hƣơng tàn sẽ tắt, ngay nhƣ ngọn lửa của vầng mặt trời rực rỡ đến bao nhiêu, mà lúc hoàng hôn cũng phải chìm dần. Riêng Quý Ly cậu muốn
Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh
một ngọn lửa không khi nào tắt” trò nghịch ngợm ấy chính là sự bộc lộ bản năng thầm kín của con ngƣời có nghị lực với những khát khao hoài bão nóng bỏng. “Ngọn lửa tí xíu ấy trong một hốc đá, cạnh cây đa xum xuê. Cậu bé tiếp sống cho nó bằng những cành khô, lá khô”. Cây đa biểu tƣợng của sức sống trƣờng tồn, dẻo dai; ngọn lửa Quý Ly nuôi dƣới bóng cây đa là khát vọng của kẻ muốn làm nên nghiệp lớn. Quý Ly giữ bí mật về ngọn lửa “cậu cứ mƣờng tƣợng nhƣ ai nhìn thấy nó tức là đã nhìn thấu ruột gan mình, tức là đã bị trần truồng trƣớc ngƣời khác” chỉ có một ngƣời cậu bé tin tƣởng đó là Huy Ninh.[8;542,543]
Huy Ninh và Quý Ly ngay từ nhỏ đã là đôi bạn thân, họ cùng có sở thích chơi với lửa, Quý Ly thích ngọn lửa tham vọng hoài bão thì Huy Ninh lại thích ngọn lửa hiền từ “Em thích đốt nến. Có đêm, em đốt một cây nến và nhìn nó cháy hết. Ngọn nến chảy ròng ròng nhƣ ngƣời khóc. Giọt nến giống nhƣ giọt nƣớc mắt”. Ngay từ nhỏ ngọn lửa của Quý Ly đã có sự góp sức của Huy Ninh “Cô gái đƣợc đi nhặt những bụi cúc tần khô và giúp giữ gìn ngọn lửa” và cả sau này khi ngọn lửa quyền lực rực cháy trong ông bà cũng dùng ngọn lửa hiền từ của mình để an ủi vỗ về ông. Sống với bà Huy Ninh, Quý Ly nhận ra sự khác nhau trong ngọn lửa của hai ngƣời. “Ông chợt hiểu ngọn lửa ông nuôi là sự cuồng nộ hành động, còn ngọn lửa của bà nằm ở sự sám hối”, hai ngọn lửa đối lập nhau nhƣng có lẽ cũng chính vì thế mà Quý Ly tìm thấy sự thanh thản sự nhẹ nhàng khi ở bên bà, hai ngọn lửa dung hòa lƣơng tựa vào nhau.
Có ngọn lửa của nhiệt huyết của trí tuệ, có ngọn lửa thù hận của dục vọng thấp hèn, ngọn lửa trí tuệ sẽ cất cánh cho những hoài bão bay xa, nhƣng ngọn lửa thù hận sẽ làm con ngƣời mù quáng mất hết trí khôn hành động hồ đồ. Ngọn lửa thù hận của Tổ Thu, Ngƣu Tất, Nguyễn Cẩn là động
Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh
cơ dẫn đến những sai lầm tự hủy hoại bản thân, là nguyên cớ của những hành động mù quáng cố chấp.
Cuộc sống luôn là sự song hành của các mặt đối lập, chúng luôn vận động và chuyển hóa cho nhau. Ngọn lửa của dục vọng sẽ đƣợc dung hòa bằng ngọn lửa giác ngộ của những ngƣời thân xung quanh. Để nuôi nấng những hy vọng và niềm tin vào cuộc sống ngày ngày bên bàn thờ Phật những bà hoàng, công chúa tụng kinh sám hối cầu nguyện “Tối nào nàng cũng một mình thắp hƣơng trƣớc ban thờ Phật”, ngọn lửa của lòng tin trong Quỳnh Hoa giúp cho “cái thân hình mảnh dẻ ấy bỗng trở nên đằm thắm đam mê hơn bao giờ hết”[8;72]. Nó tiếp sức cho nàng để vƣợt qua mặc cảm, áp lực chốn cung đình mà ngay cả trong giấc mơ nàng cũng không thoát đƣợc, những giấc mơ ám ảnh về hình ảnh lửa cháy nhà sập. “Cũng nhƣ những bà công chúa nhà Trần, Huy Ninh rất sùng đạo Phật. Và càng sống lâu với Quý Ly, sự sùng đạo ấy càng thêm sâu đậm. Lúc mới về nhà họ Hồ, bà chỉ đọc kinh gõ mõ vào buổi sáng. Sau này bà tăng dần lên: mỗi ngày đọc kinh sám hối ba lần, cuối cùng bà gần nhƣ quy y đạo Phật ngay trong nhà mình”. Giữa chốn cung đình đầy rẫy âm mƣu thù hận, mỗi ngƣời phải tìm cho mình một cách riêng để có đủ nghị lực tồn tại chống chọi với những cơn giông bão của cuộc chiến tranh đoạt vƣơng quyền.
Ngọn lửa quyết tâm tràn đầy nhiệt huyết của Sử Văn Hoa trong ngục thất quyết tâm hoàn thành cuốn Trần sử “ta nghĩ bổn phận của ta và ngƣời lúc này là phải giữ cho ngọn lửa đang nhen nhóm trong đầu óc ông Sử đừng bị tắt lụi nửa chừng”[8;490]. Ngọn lửa chính là hình ảnh tƣợng trƣng cho sức mạnh vƣợt qua mọi khó khăn thử thách của các nhân vật trong cuộc chiến quyền lực.
Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh
Ngọn lửa ngoài là biểu tƣợng của sự tẩy uế, sự tỏa sáng và tình yêu theo nghĩa tinh thần nó còn mang nghĩa về sự đen tối và cái ác ngọn lửa làm cho đồi bại, gây chia rẽ, bất hòa “đó là hơi thở cháy bỏng của sự nổi loạn, mẩu củi cháy dở dày vò của sự thèm muốn, lò than hồng thiêu hủy của sự dâm ô, tiếng nổ giết ngƣời của quả lựu đạn”. [2;644]
Ngọn lửa đƣợc ví nhƣ âm mƣu thù hận nhen nhóm dần chờ ngày bùng lên. “Bọn âm mƣu sẽ không liên hệ với bọn ba hoa mà chỉ điều khiển gián tiếp bọn ba hoa, vì bọn ba hoa là mồi nhen đám cháy. Khi có thể cháy lớn bọn im lặng mới lộ diện”[8;176]. Nghệ Hoàng trƣớc bàn thờ tổ tiên nhận xét về cơ nghiệp nhà Trần “Cơ nghiệp nhà Trần lúc này nhƣ ngọn đèn trƣớc gió” mong manh chập chờn “kẻ thần quyền thì mƣu lƣợc, vây cánh lại khắp triều đình”[8;150]. Ngọn lửa thực sự là biểu tƣợng đa nghĩa, phức tạp, khó đoán tồn tại trong mọi chi tiết của cuộc sống.
Lửa là biểu tƣợng cho ánh sáng của trí tuệ, cuả sự vƣơn tới những
đỉnh cao, ánh lửa trong mắt thể hiện ý chí, hoài bão của con ngƣời. Sƣ Vô Trụ nhìn thấy trƣớc tƣơng lai của cha con Phạm Sƣ Ôn qua đôi mắt họ, lửa đam mê dục vọng cháy trong đôi mắt sáng xếch của Phạm Sƣ Ôn “sƣ già làm sao quên nổi ánh lửa cháy bừng bừng trong đôi mắt xếch trên khuôn mặt đam mê, ở lần gặp gỡ cuối cùng với ngƣời học trò. Ánh mắt hoang dại nhƣ muốn thiêu rụi tất cả trên con đƣờng đi tìm hạnh phúc” [8;236]. Đám cháy lớn của dục vọng, nổi loạn trong đôi mắt học trò mà ông gắng công kìm nén bằng giáo lý từ bi của nhà Phật vẫn âm ỉ cháy chỉ chờ cơ hội là bùng lên dữ dội. Sƣ Vô Trụ cũng sớm nhận thấy đôi mắt sáng của Phạm Sinh chứa đựng bao thù hận cùng nghiệp chƣớng.
Ngọn lửa thù hận không chỉ đƣợc nung nấu trong tâm trí mà nó còn biến thành hành động đốt phá. “Ngày thứ ba, Phạm Sƣ Ôn đốt dinh thự các
Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh
đại thần, đốt phá vƣờn thƣợng uyển”, ngọn lửa thiêu trụi những tàn tích của nhà Trần. Hành động đốt phá là hành động phổ biến của những cuộc chiến khi các phe dành chiến thắng họ dùng ngọn lửa để thể hiện trạng thái thỏa mãn,tự đắc hủy diệt tất cả mầm mống của cái cũ.
Ngọn lửa hoài bão, trí tuệ niềm tin dù trong hoàn cảnh nào cũng nâng đỡ con ngƣời là ý tứ mà đạo sĩ ở Bình Than muốn nhắc nhở Thuận Tông kiên định theo con đƣờng đã chọn. “Tại sao Thanh Hƣ chân nhân lại đột nhiên bỏ nơi tu hành, trốn vào rừng sâu mất tích. Cả câu thơ “Tro lạnh dù tàn đốm lửa/ Xin đừng ủ trấu nhen rơm”.[8;412]. Những ngọn bạch lạp đƣợc thắp lên trong đêm ở thƣ phòng Hán Thƣơng chính là nhiệt tình của chàng trai trẻ với tham vọng và nhiệt huyết trên con đƣờng Minh Đạo. “Đêm qua em đã thắp 100 ngọn bạch lạp, ở khắp phòng, cả trên cao, cả dƣới thấp, cả trên án thƣ, cả những xó xỉnh nơi cƣ ngụ của lũ gián của bầy chuột bọ. Ánh sáng bập bùng. Hãy cho ánh lửa rực rỡ thêm lên! Em bảo tên gia nhân và sai thắp thêm một trăm ngọn nữa”. Ánh sáng của những ngọn nến trong thƣ phòng Hán Thƣơng soi sáng giống nhƣ Minh Đạo mang đến những đổi thay mới trong xã hội. “Những ngọn bạch lạp nối nhau, nắm tay nhau chạy quanh phòng ở. Và em đi giữa ánh sao sa ấy để đọc cuốn Minh Đạo của cha” ,“ý tƣởng của cha nhƣ những viên ngọc lấp lánh trƣớc mặt. Em đi suốt đêm trong phòng dát đầy ánh sao”.[8;463, 464]
Cây nến biểu tƣợng của cuộc sống hƣớng thƣợng với ngọn lửa nhƣ là niềm tin. Một làn gió nhẹ làm ngọn lửa lung lay nhƣng sau đó nó trở lại là biểu tƣợng ngay thẳng hƣớng thƣợng. Mặt tiêu cực của lửa là sự đốt cháy và tàn phá, thiêu hủy, lửa của những dục vọng, của sự trừng phạt của chiến tranh. Những ngọn lửa ấy cháy trong con ngƣời mê muội cuồng nộ sẽ có lúc đốt cháy chủ nhân của nó bởi sự mù quáng sự nhiệt tình quá mức mất đi sự thông thái cần có để cuốn theo những đam mê hận thù.
Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh
Lửa (hỏa) một trong những yếu tố của tứ đại: đất, nƣớc, gió và nằm trong triết lý âm dƣơng, bốn yếu tố cấu thành nên toàn bộ vật chất của thế gian và tồn tại ngay trong thân thể mỗi con ngƣời. Với cái nhìn bao quát của khoa học hiện đại Tứ đại gắn với các nguyên tố cơ bản và các bộ phận trên cơ thể con ngƣời: đất là chất rắn là xƣơng, thịt, da, tóc...; nƣớc là chất lỏng là máu, mủ, dịch, gió là chất khí là hơi thở, lửa là hơi ấm là thân nhiệt tứ đại có mặt trong ta và có mặt xung quanh cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Tất cả các tôn giáo trên thế giới đều coi trọng lửa và ý nghĩa biểu tƣợng của nó: trong Kinh Dịch lửa ứng với phƣơng Nam, là màu đỏ, là mùa hè và cũng là trái tim, tƣợng trƣng cho những nhiệt huyết tinh thần của con ngƣời. Đối với Phật giáo ngọn lửa bên trong của mỗi ngƣời chính là tri thức xuyên suốt để giác ngộ hủy bỏ cái vỏ bọc bên ngoài đầy tăm tối và tà kiến. Với Thiên chúa giáo ánh sáng của lửa luôn tƣợng trƣng cho sự sống sự cứu rỗi là hạnh phúc do chúa trời ban cho. Bên cạnh những ý nghĩa tích cực lửa cũng bộc lộ những mặt tiêu cực của nó nhƣ: nó có thể làm tối và chết ngạt con ngƣời bởi khói và sức nóng của nó, ngọn lửa cũng là biểu tƣợng của dục vọng đam mê.