2.2 .Motif hồng nhan bạc mệnh
3.3. Biểu tƣợng về không gian
3.3.2. Biểu tƣợng vƣờn cảnh
Trong tiểu thuyết khu vƣờn là nơi dạo chơi thƣ giãn, thể hiện cá tính chủ nhân, nơi diễn ra hội hè và cũng là nơi âm mƣu đƣợc bàn tính, một không gian mở hàm chứa nhiều nét nghĩa. Khu vƣờn cũng là nét văn hóa của ngƣời Việt một tự nhiên thu nhỏ, mang lại cuộc sống gần gũi chan hòa với thiên nhiên.
Vƣờn theo Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới: “là một biểu tƣợng
của thiên đƣờng trên mặt đất, của vũ trụ mà vƣờn là trung tâm, của thiên đƣờng trên trời mà vƣờn là hình tƣợng, của các trạng thái tinh thần nhƣ lúc đƣợc sống trên thiên đƣờng”[2] một không gian vô cùng cần thiết đối với con ngƣời.
Không gian gần gũi, hữu ích ấy đã tạo ra cả một nghệ thuật thiết kế và bài trí khu vƣờn trong văn hóa Nhật Bản. Thiết kế vƣờn ở Nhật Bản có liên quan chặt chẽ đến triết học và tôn giáo, các tôn giáo nhƣ thần đạo, Phật, Lão đƣợc kết hợp trong thiết kế khu vƣờn, khu vƣờn mang ý nghĩa tinh thần nơi tận hƣởng sự bình yên và thiền định. Có các kiểu khu vƣờn khác nhau phụ
Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh
thuộc vào tính cách và mục đích sử dụng của chủ nhân nhƣ: khu vƣờn đồi dốc và ao núi, vƣờn trà đạo, vƣờn dạo mát, vƣờn trong nhà.
Đối với văn hóa phƣơng Đông, vƣờn là một khu đất thƣờng rào kín ở sát cạnh nhà ở để trồng cây cỏ có ích, là một thế giới thu nhỏ, là tự nhiên đƣợc khôi phục ở trạng thái nguyên sơ của nó, sự gọi mời khôi phục bản tính tự nhiên của con ngƣời. Kiến trúc vƣờn phƣơng Đông dựa vào hình thể thiên nhiên tạo nên không gian trữ tình có sự kết hợp giữa các yếu tố tự nhiên và kiến trúc đặc biệt là khai thác triệt để các yếu tố sông hồ, núi đồi cây xanh hoa trái. Khu vƣờn là một thiên nhiên thu nhỏ, không gian sân vƣờn ao là kết cấu quen thuộc trong ngôi nhà của ngƣời Việt, vừa có tác dụng dạo chơi làm đẹp lại vừa cung cấp những sản vật cho đời sống hàng ngày nơi trồng đủ các loại cây hoa, rau, thuốc, tùy vào tính cách của gia chủ sẽ tạo nên đặc trƣng riêng của từng khu vƣờn, nhìn cách bài trí cây cối, cũng nhƣ loại cây đƣợc trồng phần nào bộc lộ tính cách chủ nhân khu vƣờn.
Trong Hồ Quý Ly có 5 kiểu vƣờn chính qua cách bài trí khu vƣờn và từng loại cây tính cách của chủ nhân đƣợc bộc lộ rõ rệt.
Đầu tiên phải kể đến vƣờn thuốc của cụ lang Phạm và khu vƣờn trong Am Hoa nơi cụ lang Phạm và sƣ Vô Trụ ở khi về già. Hai khu vƣờn cảnh và cũng là vƣờn thuốc thể hiện cái thiện ý của hai vị danh y mong muốn vừa làm đẹp cho khung cảnh lại vừa có tác dụng chữa bệnh cứu ngƣời:
Điền trang của cụ lang Phạm nằm bên hồ Lục Thủy. Đây là món quà ông đƣợc vua ban tặng khi có công chữa khỏi bệnh hiểm nghèo cho hoàng tử. Trại thuốc đƣợc bài trí “giữa trang có cái ao sen vài sào. Nhìn ra hƣớng đông, bên phải ao sen là nhà ở của Nguyên Trừng, bên trái ao là nhà thuốc của cụ Phạm Công, còn gọi dƣợc thảo am. Từ ao sen có con ngòi thông qua ra hồ Lục Thủy. Ông lại cho ngƣời lấy đá đẽo gọt bắc cầu qua con ngòi. Hai
Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh
bên đƣờng, từ hữu sang tả ngạn ao trồng hòe, tạo nên phong cảnh thật thanh u, kỳ thú”[8;22]. Khu vƣờn thực chất là một vƣờn thuốc với đủ các loại cây thuốc đƣợc sƣu tầm từ khắp nơi đem về trồng, những cây thuốc với mầu sắc, hình dáng khác lạ tạo ra sự đặc biệt của khung cảnh. “Phần lớn cây thuốc là cây hoa nên trại của nhà họ Phạm đã trở thành một vƣờn hoa lạ. Ta gặp ở đây dáng dấp của một hoa viên dân dã, hoang dại. Vắt ngang dòng nƣớc nhỏ, có cây cầu đá rồi tiếp tới một đƣờng hòe. Sau ao sen là một rừng bàng lá đỏ. Ở một góc trại là bãi lau trắng để nuôi loại sâu tên gọi “đông trùng hạ thảo”. Dọc bờ khe nƣớc, những luống rau diếp dại, bồ công anh, rau vòi voi, cây cỏ xƣớc, cây xấu hổ tía… Bốn mùa ở đây hoa nở. Màu xanh, màu hồng, màu vàng, màu tím, màu đỏ luôn hiện ra trƣớc mắt khi bƣớc vào khu trại” đủ các loại cây với công dụng khác nhau vừa tô điểm cho khu vƣờn thêm rực rỡ vừa có tác dụng chữa bệnh”. Không gian thơ mộng phù hợp với tâm hồn nhạy cảm nhƣ Nguyên Trừng, mỗi khi có những muộn phiền cần phải suy nghĩ đi giữa hàng hòe trong không gian xanh mát mọi ƣu tƣ đều tan biến. Quỳnh Hoa ngƣời phụ nữ với vẻ đẹp mong manh yếu đuối ấy khi về một nhà với Nguyên Trừng cũng bị mê hoặc bởi vẻ đẹp của trại thuốc. “Khu trại của ông ngoại làm Quỳnh Hoa mê hồn. Chúng tôi đi men theo bờ ao sen, lúc đó đã nảy những chiếc lá đầu xuân. Những chiếc lá sen màu cốm, có chiếc còn nằm bồng bềnh trên mặt nƣớc… Chỉ một vạt lá sen đầu mùa cũng đã đủ để tạo ra một mùi hƣơng thoảng ngát để làm thanh sạch tâm hồn, để tạo cho chúng tôi một niềm vui nhè nhẹ chẳng nguyên nhân”. Có những bông hoa vàng nhƣ hoa cải, có những bụi hoa giống hoa lan tím, những bông hoa lựu đỏ chói khiến Quỳnh Hoa ngây ngất cảm nhận hƣơng sắc kỳ diệu của đất trời.
Ở mỗi góc nhìn khác nhau vƣờn thuốc nhà họ Phạm lại hiện lên với dáng vẻ riêng. Từ thềm ngôi nhà cổ nhìn ra vƣờn thuốc trong tiết xuân “mấy bụi hoa loa kèn trắng trƣớc sân, vƣơn cao những giò hoa trắng ngà, tỏa một
Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh
vị hƣơng kín đáo, tôi phải nhắm mắt lại mới bắt đƣợc thứ hƣơng dìu dịu ngọt của nó” cây lựu tứ thì những chậu địa lan với đủ các mầu sắc khác nhau nhƣ xanh cốm, ngà ngà tím, vàng ƣơm.
Đặc biệt là cây ngọc lan mà hai ông cháu đều yêu thích “Ông tôi yêu cây lan, tôi cũng yêu cây ngọc lan không kém”. Cây ngọc lan cũng gắn với những kỉ niệm đặc biệt của Nguyên Trừng “Tôi đã nuôi một ngọn lửa bằng những que hƣơng ở góc miếu, dƣới gốc ngọc lan và vẫn thƣờng mơ thấy những điều kỳ lạ bí ẩn về cây hoa ngát hƣơng nọ”[8;647] Trừng trông thấy con ma ngọc lan xuất hiện “Cảm giác cái cây nhƣ một con ngƣời đang cựa quậy muốn gắng hết sức… lột xác”. Con ma ngọc lan là một giai nhân “một cô gái đẹp rất trẻ đội nón thúng quai thao, mặc áo mớ ba, bên trong áo lụa bạch, ở giữa áo hồ thủy, bên ngoài áo là màu cánh gián”, một con ma hiền lành xinh đẹp “riêng con ma ngọc lan của tôi lại hiền lành, cô con gái nón thúng quai thao ấy đứng giữa vƣờn hoa thuốc, nở nụ cƣời với tôi”[8;649]. Lạ hơn nữa hình bóng của ma lan ấy lại trùng khít với hình ảnh của Thanh Mai ngƣời con gái mà ngay từ lần gặp đầu Trừng đã cảm thấy thân thuộc. Ngọc lan là loài hoa trắng muốt, nhỏ nhoi, e ấp tự nép mình trong vòm lá xanh nhƣng vẫn không giấu nổi mùi hƣơng thơm ngát lan tỏa, những ngƣời yêu hoa ngọc lan phải là ngƣời có tâm hồn thanh cao, lối sống giản dị và biết cảm nhận cái đẹp tinh tế lắm. Ngọc lan biểu tƣợng cho tấm lòng thơm thảo, nhân từ, tên ngọc lan dùng để chỉ ngƣời con gái đẹp, dung mạo hiền từ, tấm lòng nhân ái. Có một sự tích rất ý nghĩa về loài hoa này: các loài hoa thủa ban đầu mới xuất hiện trên trái đất chỉ có sắc mà chƣa có hƣơng, thần sắc đẹp để tô điểm cho thế gian thêm tƣơi đẹp đã ban hƣơng cho từng loài hoa; thần hỏi từng loài hoa nếu có hƣơng thơm sẽ làm gì, loài hoa nào cũng muốn mình đƣợc thơm tho duy chỉ có hoa ngọc lan là từ chối sự ƣu ái này, muốn nhƣờng nó cho các loài hoa cỏ khác. “Con xin thần đem phần hƣơng còn lại
Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh
ban tặng cho loài hoa cỏ. Con còn đƣợc ở trên cây cao, còn hoa cỏ thƣờng ngày bị giày xéo khổ lắm”. Sự cao thƣợng này của hoa ngọc lan khiến thần sắc đẹp cảm động và ban tặng cho loài hoa này phần hƣơng thơm còn lại mà thần có. Chính tấm lòng thơm thảo, thƣơng yêu kẻ khác mà từ đó hoa ngọc lan nhỏ nhắn xinh xắn có đƣợc mùi hƣơng thanh khiết, làm đẹp cho chính mình và bầu không khí xung quanh và mệnh danh là loài hoa thanh cao.
Trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa hình ảnh cây
hoa ngọc lan đại diện cho tấm lòng thơm thảo sự nhân từ, cao thƣợng. Dƣới gốc ngọc lan quanh năm tỏa hƣơng thơm ngát bên đền mẫu là cái miếu nhỏ, nơi gửi gắm ƣớc nguyện của những ngƣời phụ nữ nghèo nơi thôn quê mỗi khi về với đền mẫu cũng là phần lộc mà mỗi ngƣời nhặt mang về nhà. Cây hoa Ngọc Lan trƣớc cổng nhà bà Thêu mẹ đẻ Rêu ngƣời con gái tinh khôi, mỏng manh xinh đẹp nhƣ thiên thần với giọng hát họa mi. Hƣơng thơm và sắc đẹp của loài ngọc lan chính là món quà mà ông Chánh dành tặng mẹ con bà.
Khu vƣờn thuốc nơi ghi dấu kỷ niệm đẹp của Nguyên Trừng. “Khu vƣờn này, ngày xƣa chẳng đã in dấu chân của Thánh Ngẫu, của Thuận Tông… đó sao? chẳng đã từng nghe những tiếng cƣời giòn giã sung sƣớng của những đứa em tôi đó sao?”. Trở về khu vƣờn chính là trở về với những tháng ngày đẹp đẽ của quá khứ. Nơi nghỉ ngơi tĩnh dƣỡng tìm đến với những ngày tháng thảnh thơi của Quỳnh Hoa khi nàng mang thai, nàng bỏ ngoài tai mọi chuyện triều chính. “Bây giờ, đối với nàng, chỉ còn những cuộc dạo chơi bên hồ sen, trên đƣờng hòe, dƣới gốc hoàng lan, trong vƣờn hoa thuốc…”.[8;73]
Am Hoa trên núi Yên Tử nơi cụ lang Phạm và sƣ Vô Trụ chọn làm nơi yên ổn tuổi già. “Vƣờn hoa bỏ hoang từ vài chục năm rồi nhƣng vẫn còn dấu vết. Những bụi bạch trà đại đóa mọc ngang đầu ngƣời, hoa to nhƣ những
Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh
chiếc chén tống trắng muốt. Những bụi mẫu đơn đỏ, vàng trắng, xếp hàng trƣớc cửa am. Những bụi hoa chống cự bao năm với cỏ hoang, nên trở thành hoa dại đầy sức sống, chúng um tùm xanh tốt gặp tiết xuân nở hoa tƣng bừng”[8;723]. Một vẻ đẹp hoang dại đầy sức sống. Những con ngƣời đã vƣợt trên sinh tử đã nỗ lực hết sức giúp đời bớt khổ nay tìm về với thiên nhiên để sống những tháng ngày thanh thản hòa mình cùng thiên nhiên là triết lý sống an nhiên tự tại của Phật giáo.
Nếu khu vƣờn của cụ lang Phạm là một vƣờn thuốc thì trại mai của Thƣợng tƣớng thực sự là một khu vƣờn cảnh. Sau khi đại thắng Chiêm Thành trở về Thƣợng tƣớng bắt đầu xây dựng thái ấp ở vùng nam kinh đô. “Trại mai ở giữa cánh đồng rộng, có một con đƣờng nhỏ dẫn vào. Mùa xuân mới bắt đầu đến quãng đƣờng rẽ, ta đã trông thấy một rừng mai trắng ngát, phớt màu xanh, mầu của những cây mai trổ hoa và mầu của những mầm lá non”. Nhờ bàn tay tài hoa của ngƣời bõ già chăm chút làm vƣờn nên quang cảnh trại mai đƣợc bố trí rất khéo. “Ông lão Mai xin Thƣợng tƣớng cho phép trồng hẳn một vƣờn mai mới ở phía hữu dinh thất. Phía bên tả sẽ trồng một vƣờn cây ăn quả khác”. Ông tính toán để khu trại bốn mùa đều có hoa đua sắc. Mùa đông trong tiết trời lạnh giá cây mai sẽ trổ hoa, vào mùa hạ vƣờn cây ăn quả sẽ trổ hoa.
Chọn cây mai và tên gọi trại mai chắc hẳn là cái ngụ ý sâu xa của Thƣợng tƣớng. Hoa mai trắng tuy mảnh dẻ nhƣng cứng cáp, hoa nhỏ nhƣng đẹp thuần khiết, mùi thơm nhẹ nhàng, kín đáo. Ngƣời xƣa lấy cái khí phách của mai ví nhƣ ngƣời quân tử. Các nhà nho gặp thời loạn lạc thƣờng ví mình nhƣ cành mai nở trong gió đông để giữ mình thanh sạch. Ngƣời cao tuổi chuộng cái già nua của lão mai, mong muốn tuổi già khỏe mạnh trƣờng thọ. Vóc dáng của cây mai còn đƣợc ví nhƣ ngƣời con gái quyền quý khuê các. Cái tên Nhất Chi Mai của Huy Ninh công chúa cũng là một truyền thuyết về
Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh
loài hoa này. Tƣơng truyền Trần Minh Tông giỏi văn chƣơng, thơ phú, yêu thiên nhiên cảnh vật, am tƣờng về nhiều loài cây hoa quý. Cảm nhận đƣợc nét đẹp sâu kín của mai trắng, ông đã đặt cho công chúa Huy Ninh cái tên riêng “Nhất Chi Mai” đƣợc ở cung Quảng Hàn. Công chúa Nhất Chi Mai vừa xinh đẹp lại nhân hậu, hết lòng vì chồng không lời oán thán, trách móc. Chính cái duyên với loài hoa này đã giúp Quý Ly có cơ hội tiến thân. Giai thoại trong dân gian còn truyền lại rằng Hồ Quý Ly thủa hàn vi làm nghề buôn bán trên sông nƣớc, một hôm ông tình cờ thấy trên bãi cát câu thơ “Quảng Hàn cung lý Nhất Chi Mai”, sau khi ra làm quan, trong một lần ứng thơ với vua Minh Tông với vế đối “Thanh Thử điện tiền thiên thụ quế” (ngàn gốc quế trƣớc điện Thanh Thử) Quý Ly nhanh trí lấy ngay câu thơ đã gặp trên bờ cát ra ứng biến và gây đƣợc ấn tƣợng với nhà vua và trùng hợp hơn nữa sau này chính nàng Nhất Chi Mai ấy lại thành vợ ông.
Không chỉ là loài hoa có ý nghĩa thanh cao mà ngay mầu sắc độc đáo của hoa cũng làm ngƣời ta ấn tƣợng. Khi nụ mai còn nhỏ xíu dễ nhận ra mầu đỏ tƣơi, khi nụ lớn lên, phần trắng cánh hoa lớn theo mầu hoa chuyển sang phớt hồng. Khi mai nở hoa lại trắng muốt, tinh khiết khi sắp tàn cánh hoa lại ngả sang hồng. Với dáng dấp phong sƣơng ấy nó không hổ danh là loài hoa biểu trƣng cho cốt cách ngƣời quân tử ngay thẳng kiên cƣờng và bóng dáng của ngƣời thiếu nữ mình hạc xƣơng mai, cốt cách thanh tao.
Trần Khát Chân là một võ tƣớng nhƣng ông lại có những thú chơi rất tao nhã tinh tế. Tị Huyền Đình cùng những loài hoa trong hồ nƣớc gần đó vừa nói nên cái khí chất vừa nói lên sự tinh tế của ông. “Tƣớng quân cho xây dựng một cái đình bên hồ để uống rƣợu, ngắm cảnh”, khoảng nƣớc gần đó ông cho trồng hoa súng mà không phải là hoa sen với lý do “trồng gần, sen ngát quá, không thú. Trồng xa mới thú. Hƣơng sen thoang thoảng ƣớp vào những cơn gió nam nhƣ đùa nhƣ giỡn”. Ông ƣu ái trồng hoa súng sát
Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh
bên đình để ngắm hoa, ngắm lá của nó là có lý do riêng “ông quá yêu cái dáng thẳng đứng cƣơng nghị của chúng. Hoa súng đẹp theo một vẻ riêng. Cũng là thứ hoa từ bùn trồi lên, nhƣng nó không cao quá và yểu điệu nhƣ hoa sen. Nó cũng màu tím đỏ, nhƣng không giống hoa sen e ấp nghiêng đầu, nó tách ra khỏi đám lá bồng bềnh, nhô thẳng lên trời sát gần mặt nƣớc, xòe cánh ra đón mặt trời, để hớp lấy ánh sáng, hớp lấy cuộc sống”[8;301]. Còn hoa sen ông biết: “sen là loài hoa quý, đẹp cả sắc, đẹp cả hƣơng, song ông đành phụ hoa sen, chỉ dám nhận hƣơng, không dám nhận sắc”.
Thái độ ƣu ái với hoa súng hơn hoa sen là câu trả lời rõ ràng nhất cho chí hƣớng của Thƣợng tƣớng bởi trong dân gian hoa sen vốn là thứ hoa đƣợc đời yêu quý nó biểu tƣợng thiêng liêng cho bình đẳng bắc ai, nhân cách thanh cao, nghị lực vững vàng không bị ảnh hƣởng bởi hoàn cảnh xấu, những cánh hoa mở ra nói lên sức sống mở rộng của tâm hồn nhất là trong