Biểu tƣợng về sinh hoạt văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) motif và biểu tượng trong hồ quý ly của nguyễn xuân khánh (Trang 79)

2.2 .Motif hồng nhan bạc mệnh

3.2. Biểu tƣợng về sinh hoạt văn hóa

3.2.1 Biểu tƣợng âm nhạc

Âm nhạc một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần ngƣời Việt từ khi sinh ra cho đến khi mất đi gắn liền với các hoạt động lao động sản xuất, sinh hoạt làng xã. Âm nhạc trở thành phƣơng tiện giao tiếp truyền tải tình cảm, cảm xúc, xoa dịu những nỗi muộn phiền, giúp gắn kết cộng đồng trong các hoạt động xã hội.

Âm nhạc sử dụng âm thanh để thể hiện tâm tƣ tình cảm, mong muốn, khát vọng của con ngƣời; ngôn ngữ âm nhạc đếnvới con ngƣời bằng ngôn

Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh

ngữ trực tiếp của tâm hồn. Âm nhạc có vai trò to lớn trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách, thẩm mỹ tình cảm cho con ngƣời. Âm nhạc truyền thống là thành tố quan trọng của sinh hoạt văn hóa dân gian phản ánh tiến trình phát triển của đời sống văn hóa xã hội. Từ ngàn xƣa âm nhạc dân tộc đã phát triển rất đa dạng đáp ứng nhu cầu khác nhau của con ngƣời: những làn điệu dân ca nhƣ hát ru, hò, lý, quan họ.. đã đáp ứng hầu hết các nhu cầu thiết yếu của mọi tầng lớp trong xã hội từ ru con, tỏ tình, ăn mừng đến nghi lễ tôn giáo; hát chèo, tuồng tả lại các câu chuyện dân gian hoặc cuộc đời của các danh nhân theo dã sử hoặc huyền sử giúp giáo dục lịch sử. Trong thời kì trung đại các thể loại âm nhạc nhƣ ca trù hát xoan hát ả đào cũng đƣợc hình thành và đạt đƣợc nhiều thành tựu.

Biểu tƣợng âm nhạc trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly xuất hiện với những vai trò ở các đối tƣợng khác nhau với các loại hình âm nhạc khác nhau, qua đó truyền tải thế giới tinh thần sâu kín mà ngôn ngữ thƣờng ngày không chuyển tải đƣợc:

Âm nhạc gắn liền với đời sống của ngƣời dân lao động. Với cuộc sống của những ngƣời thuyền chài nhƣ gia đình Thanh Mai thì đàn hát là niềm vui của họ “hầu nhƣ ngƣời lái đò nào cũng hát hay, bố mẹ em và cả em nữa đều hát hay cả. Những buổi chiều cơm nƣớc xong, bố em vừa kéo nhị vừa hát, hát chán lại gõ mạn thuyền mà hò ô, bố hò câu trƣớc, mẹ tiếp câu sau: giọng bố trầm, giọng mẹ cao quấn quýt với nhau. Đời ngƣời lái đò chỉ có thế mà vui”. Tiếng hát đƣa tình véo von của cô nô tì bên bờ đầm Thiên Nhiên. “Cô ta có giọng hát hay suốt ngày cô gái cứ véo von ngoài đồng”. Tiếng hát của dục vọng ấy đã chiến thắng tiếng mõ cầu kinh, tiếng chuông chùa từ bi để thức tỉnh những đam mê dục vọng của nhà sƣ trẻ tuổi. “Nó đến để đánh thức, để gọi mời cái tự nhiên trong lòng anh thầy chùa trẻ măng thức giấc”.

Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh

Tiếng hát có những giá trị kỳ diệu mà ngôn ngữ không thể nào truyền tải đƣợc, qua giọng hát thứ ngôn ngữ riêng của tình yêu những tình cảm, tâm sự của ngƣời nô tì xinh đẹp đã lay động thúc giục chàng trai trẻ. Cô nô tì đã cố tình dùng tiếng hát để gọi mời chàng trai. “Sao giờ anh mới đến… Em gọi anh đã gần hết một tuần trăng. Gọi từ lúc trăng khuyết, qua lúc trăng tàn, và đến nay lại khuyết…”. Tiếng gọi của dục vọng đã thức tỉnh nhà sƣ hoàn tục lao vào cuộc đời trần thế đầy tham vọng. Tiếng hát cũng giúp Phạm Sƣ Ôn nhìn thẳng vào lòng mình “chợt hiểu tại sao cô gái lại cắt cỏ quanh chùa, lại véo von hát cho nẫu nà cả lòng anh”.

Tiếng đàn, tiếng hát cất lên trong mỗi dịp hội hè, lễ tết là biểu hiện của đời thái bình và Nghệ Hoàng đã từng nói “không có ngƣời đàn địch hát ca nhƣ vậy, sao gọi là đời thái bình”. Vả lại chính quan Tƣ đồ Trần Nguyên Đán cũng viết những vần thơ: “Trung hƣng văn vật vƣợt đời xƣa/ Thời thịnh, muôn dân ngợi hát ca/ Tƣớng võ quan hầu đều biết chữ/ Thợ thuyền, thƣ lại cũng làm thơ.” Tiếng ca biểu hiện đời thái bình, nhân dân no ấm mỗi khi có tin vui hay thắng trận trở về nhà vua đều cho mở hội ăn mừng. Trần Khát Chân chiến thắng Chế Bồng Nga trở về, nhà vua lệnh mở hội khắp các làng quê[8;282]. Tiếng hát mua vui, ca ngợi đời thái bình nhƣng đôi khitiếng hát cũng làm mê muội con ngƣời. Chế vì đam mê cô gái ngƣời Việt trong đội hát mà đã nóng giận với ngƣời hầu cận tâm phúc khiến anh ta sợ hãi trả thù Chế bằng cách chạy sang hàng Trần Khát Chân, tâu trình mọi bí mật quân sự của nhà Chiêm,tạo cơ hội choTrần nắm đƣợc những sơ hở của địch để mở trận đánh quyết định tiêu diệt Chiêm Thành. Nhƣng đằng sau những tiếng ca cũng ẩn chứa nhiều âm mƣu. Nguyên Uyên, Nguyên Dận “hai ngƣời vẫn rủ nhau lên hồ Tây, thả thuyền trên mặt nƣớc uống rƣợu ngâm thơ ca hát”. Hành động ấy của hai ngƣời không che mắt đƣợc Quý Ly. “Ta hiểu Nguyên Uyên định che mắt ngƣời đời. Định dùng sự chơi bời phóng đãng

Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh

làm bức màn che việc lớn”. Đam mê đàn hát đến mức bị lợi dụng, bị lôi kéo vào những âm mƣu chính trị khiến nƣớc mất nhà tan. Chế Bồng Nga ham mê đàn hát mà bại trận, “Cung Túc Vƣơng đi xem hát, bị nàng Tây Vƣơng Mẫu hút hồn, bèn lấy nàng làm vợ, lúc đó cô đào chèo đã có mang cùng chàng kép hát họ Dƣơng”. Nhật Lễ lên ngôi nghe theo lời mẹ định đổi cơ nghiệp nhà Trần sang nhà Dƣơng gây ra lọan phƣờng chèo trong triều đình. Tiếng hát không chỉ truyền tải tình cảm giữa ngƣời với ngƣời, mà còn xoa dịu đƣợc cả nỗi giận dữ trong con voi Thánh Dực của Hán Thƣơng. Trong phiên xử Nguyên Dận, Nguyên Uyên ngoài pháp trƣờng con voi Thánh Dực tự nhiên kêu rống lên, quản tƣợng phải dùng tiếng hát dỗ dành. Voi “nghe tiếng hát của ngƣời quản tƣợng con voi nhƣ dịu đi, nhƣng im tiếng hát nó lại bực dọc lồng lộn”. Cả Nguyên Trừng và Thanh Mai đều có những bài hát gửi gắm tâm trạng, tổng kết về cuộc đời. Phượng hoàng hề

sáng tác khi Quỳnh Hoa ngƣời vợ yêu quý cuả Nguyên Trừng qua đời. Chàng chôn mình trong nỗi cô đơn tuyệt vọng và tất cả tâm trạng đƣợc gửi gắm vào khúc hát. Với Thanh Mai một danh ca tài sắc, số phận bất hạnh nàng cũng có tuyệt tác riêng mình và vẫn là khúc hát buồn Con ngựa hồ một bản tổng kết số phận của chủ nhân.

Tiếng đàn, câu hát với sức mạnh lạ lùng, chỉ một lần gặp mặt và nghe nàng hát Nguyên Trừng đã khẳng định đây là ngƣời tri kỷ chàng hằng tìm kiếm bấy lâu nay. “Bởi vì nếu không sao cô ta có thể cảm nhận đƣợc những âm thanh tiếng nguyệt cầm của tôi đêm ấy và phô diễn chúng ra bằng lời”. Âm thanh tinh tế uốn lƣợn của tiếng đàn thức tỉnh Nguyên Trừng sau những mê man. Lần đầu tiên Thanh Mai và Nguyên Trừng gặp nhau khi Nguyên Trừng từ Tây Đô trở về ghé thăm vƣờn mai, chàng đƣợc Thƣợng tƣớng dành tặng những bông mai, bông lan và tiếng hát của Thanh Mai “tài đàn hát, mới xuất hiện danh đã nổi nhƣ cồn”, “tiếng đàn nức tiếng”, “tiếng đàn bổng trầm,

Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh

chờn vờn nhƣ cái bóng loang loáng của ngọn bạch lạp đùa giỡn lúc hiện trên những lùm mai. Nó e ấp nhƣ hƣơng lan ngập ngừng mời gọi. Nó lắng xuống đến mức nhƣ câm lặng, để rồi lan tỏa làm ra ngây ngất. Khúc nhạc tùy hứng không lời” trƣớc tiếng đàn mời gọi ấy “một giọng hát trong veo cất lên” “tiếng đàn đã nhập đồng và tiếng hát cũng nhập đồng”.

Những câu hát dễ làm ngƣời ta xúc động hơn bao giờ hết. Ngọc Kiểm hát một bài hát thật buồn ru Thuận Tông sau cơn ác mộng. Thƣợng tƣớng nghe tiếng gõ nhịp đuổi cá đều đều buồn man mác và đặc biệt tiếng hát của ngƣời đàn bà “Thƣợng tƣớng nghe tiếng hát thấy nao nao trong dạ. Giọt sƣơng đêm hay giọt nƣớc mắt chợt đọng lại và chảy dài trên gò má ngƣời anh hùng…”. Câu hát “Can qua … rồi lại can qua…/ Cái cò lầm lũi ai mà xót thƣơng/ Đêm trƣờng … rồi lại đêm trƣờng/ Co ro cánh vạc gió sƣơng lạnh lùng…” khiến ngƣời nghe không khỏi xao động.

Hồ Quý Ly nhớ lại sau khi viết Minh Đạo ông muốn nghe nhận xét của thân hữu. Đang ở trong phòng, ông bỗng nghe tiếng đàn nguyệt của Nguyên Trừng “Nó lại đánh đàn ở thƣ phòng. Đánh đàn tức là nó vừa uống rƣợu xong, Trừng thƣờng có thói quen nhƣ vậy. Trừng hát rằng: Đàn ơi đàn hỡi, hề ta muốn điên say/ Thanh trầm thanh bổng hề ta vui tối ngày/ Mĩ nữ u buồn, hề anh hùng bảng lảng/ Thiên hạ đaị loạn hề biết làm chi đây”.Bài hát gián tiếp diễn tả suy nghĩ của Trừng về Minh Đạo. “Những ý tƣởng làm con ngƣời muốn cuồng nộ, muốn điên rồ, muốn đứng lên để xoay vần, đắp đổi lại núi sông này… Tiếng đàn lại cất lên thánh thót”. Tiếng đàn trầm bổng đó chính là những suy nghĩ nhận xét cuả Trừng về cuốn sách mới của cha mình. Chỉ cần qua tiếng đàn và những câu hát ấy Hồ đã hiểu đƣợc suy nghĩ của Trừng, ông chẳng cần phải nói chuyện thêm với Trừng.

Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh

Đàn hát vốn là thú vui tao nhã của bậc vua chúa. Nghệ Tông có một thầy đàn rất giỏi, biết sử dụng mọi thứ nhạc cụ một cách tinh vi, ngƣời đàn dạy cung nữ hát múa những khúc hát ai oán của Chiêm Thành. Đoàn Xuân Lôi đã viết bản tấu “về lễ nhạc, quyết giữ gìn sự trong sạch của cung cấm, không cho phép thứ nhạc sầu thảm ấy lọt vào tai thiên tử”, ông đƣa ra những hiểm họa khôn lƣờng của thứ nhạc ai oán mà bao đời vua đã mắc phải để can ngăn nhà vua. “Xƣa kia Lý Cao Tông nghe gẩy đàn Bà Lỗ, nhạc Chiêm Thành mà nhà Lý mất ngôi. Gần đây, Nhật Lễ vì biến cung đình thành một chốn hát xƣớng nên đất nƣớc ta phải trải qua một thời nghiêng ngả”, tiếng đàn có những ma lực mà ngƣời dùng qua đó để gieo giắc những âm mƣu, nó khiến ngƣời ta vui hào hứng nhƣng nó cũng làm ngƣời ta sầu thảm mất hết sức lực.

Đàn hát bên bàn rƣợu là cách ngƣời ta kết thân với nhau, xua tan mọi mặc cảm, đƣa con ngƣời trở về là chính mình. Cẩn và Phạm Sinh giao tiếp với nhau bằng âm nhạc trong đêm trên đại hồ. “Sƣơng đêm tim tím/ Đáy nƣớc trăng tà/ Hạc đêm cô quạnh/ Góc trời ngân nga… Núi sông ơi! Mƣa gió đến bao giờ?..” để chia sẻ những điều nhạy cảm mà ngôn ngữ bình thƣờng không tiện nói.

Tiếng đàn cuối cùng của Thanh Mai và Nguyên Trừng dành cho nhau trƣớc đêm lên Yên Tử về với đất Phật “trong đêm thanh vắng, tiếng đàn của cô chợt vang lên não nùng. Cô nhấn, cô luyến, cô láy chậm rãi, nhƣ một tiếng thổn thức”. Cô hát bài Con ngựa Hồ do mẹ cô sáng tác. “Khi bị bắt làm vợ ngƣời ta, vì nhớ cha em, nhớ con sông Hồng, mẹ đã hát nhƣ thế: “Con ngựa Hồ! Ơ con ngựa Hồ!/ Mi ăn cỏ phƣơng Nam… Mi nhớ con sông mầu đỏ/ Mi nhớ bờ lau xám buồn/ Mi nhớ ai da diết ngày đêm”. Tâm trạng sầu thảm chẳng biết tỏ cùng ai đành gửi gắm nỗi buồn, nỗi nhớ, lòng thù hận qua lời bài hát. Trong tiệc mừng chiến thắng bao khúc hát “lạc khúc báo

Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh

thiên”, “thanh bình điệu” đƣợc vang lên và Khát Chân đặc biệt yêu cầu Thanh Mai hát bài Con ngựa Hồ với mong muốn “hát bài xƣa buồn để ghi

nhớ nỗi khổ trong lòng tƣớng sĩ”, nhớ về qua khứ đau buồn để trân trọng hiện tại hòa bình.

Ngƣời kĩ nữ với mong muốn mang tiếng hát phục vụ cho ngƣời dân khắp kinh thành từ chối vào đội nhạc trong cung. “Trời đã phú cho em giọng hát. Số phận đã đƣa đẩy em làm nghề ca hát từ lúc còn trẻ”, giọng hát lúc đầu chỉ phục vụ cho vua chúa triều đình Chiêm Thành bây giờ cơ hội nàng muốn đem tiếng ca phục vụ dân chúng.

Tiếng đàn câu hát là tiếng lòng của những ngƣời tri kỉ gặp nhau. Đêm Nguyên Trừng đến Côn Sơn, ba ngƣời Nguyên Trừng, Nguyễn Trãi và Thanh Mai uống trà cùng nhau, nhân dịp kỳ ngộ Thanh Mai ca một khúc ca dân dã Vân Oa. Trừng sảng khoái cầm ngay chiếc đàn nguyệt dạo một khúc lƣu không, Thanh Mai lấy ống trúc đựng bút làm phách gõ, một điệu hát cốt ở “thanh thản ngân nga. Và lòng không vƣớng bụi” “tiếng hát, tiếng phách, tiếng đàn đã hoàn toàn chập lại với nhau, tròn đầy, hài hòa…” Nguyễn Trãi nghe những âm thanh này cảm khái “nghe nói đây là khúc hát chầu trong cung đƣợc nhặt ra từ chốn quê dân dã, tôi đã đƣợc nghe qua vài lần. Nhƣng chỉ lần này mới hiểu đƣợc cái thần của nó. Âm thanh rất động, nhƣng cái thể lại là tĩnh lặng. Tƣởng nhƣ chẳng nhịp nhàng, mỗi ngƣời một ngả, hóa ra lại chung một nẻo đƣờng. Không vội vã, không xáo xác, không lo âu, ngân nga thoát tục…”[8;709]

Mỗi nhạc cụ lại vang lên một âm thanh riêng, tiếng chiêng của ngƣời Mƣờng mừng khánh thành kinh đô mới. “Tiếng chiêng vang vang trong thung, kéo dài đến tận ngôi thành đá, nó ngân nga nhƣ một giọng trầm trầm, thì thầm tâm sự. Tiếng chậm rãi bùng bung, bình binh, bang bang… nhƣ từ

Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh

chiều sâu thẳm của núi rừng, của thời gian, bị lạc hay bị nhốt hãm từ lâu, nay bỗng sổ nồng bung ra, tràn vào thung lũng. Nó chẳng ồn ào nhƣng bỗng làm ta cảm thấy rung động… Tiếng chuông buồn nhƣng không nức nở, nó tƣới đẫm hồn ta, để dần dần thấm sâu vào tận xƣơng tận tủy con ngƣời làm ta ớn lạnh” [8;745]. Đó là tâm trạng của Nguyên Trừng khi nghe tiếng chiêng ngân.

Ngày hội mang âm nhạc đến xoa dịu lòng dân “dân thèm ngày hội, ta cho ngày hội. Hãy cho ngƣời Mƣờng ngƣời Thái… xuống núi mà thi gõ chiêng, đánh trống. Hãy cho những ngƣời hát xẩm những đào nƣơng những phƣờng chèo đến mà khoe giọng hát”.[8;753]

Âm nhạc với mỗi nhân vật lại mang một ý nghĩa khác nhau: với Nghệ Hoàng âm nhạc là biểu hiện của đời thái bình nhân dân ấm no, với Nguyên Trừng tiếng đàn câu hát để con ngƣời suốt ngày buồn thảm này dốc bầu tâm sự với tri kỉ, là phƣơng tiện để tiêu sầu đau phiền muộn đang chất chứa trong lòng. Với Thanh Mai tiếng đàn câu hát gắn với những kỉ niệm vui buồn của cuộc đời, nó sỉ nhục nàng nhƣng nó lại là một nghề giúp Thanh Mai kiếm sống thoát đƣợc cái chết dƣới tay Chế Bồng Nga hung ác, tiếng hát cũng là phƣơng tiện giúp Thanh Mai tìm đƣợc tình yêu đích thực của mình mà cô tƣởng chừng sẽ chẳng bao giờ còn tồn tại trên đời.

Trong Mẫu thượng ngàn tiếng đàn câu hát mang đến sự hội ngộ đoàn tụ mang niềm vui đến cho những ngƣời xung quanh nhƣng nó cũng mang đến cả khổ đau cho ngƣời nghệ sĩ. Cô Thắm con gái ông Kiên vợ Trịnh Huyền có một “thứ giọng hớp hồn ngƣời nghe. Khi giọng cô cất lên đèn nến nhƣ lung linh thêm… Tiếng đàn tài tử của Trịnh Huyền, thì nhƣ kẻ phụ trợ, biết cầm tay dắt giọng của vợ lên, nâng cánh cho tiếng oanh vàng có chốn nƣơng tựa khiến cho nó đã bay cao, rồi còn bay cao thêm lên đỉnh chót

Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh

vót”[10;23]. Giọng hát là niềm tự hào nhƣng cũng mang đến tai vạ cho Thắm, Tri huyện mê mẩn tiếng hát của cô và đã cƣỡng hiếp để lại trong cô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) motif và biểu tượng trong hồ quý ly của nguyễn xuân khánh (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)