Số lượng doanh nghiệp theo quy mô lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý môi trường trong doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố tam điệp, tỉnh ninh bình (Trang 51 - 55)

4.2.2. Cơ cấu ngành nghề trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo số liệu khảo sát và phân tích thực tế các ngành nghề đăng ký kinh doanh chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, kết quả cho thấy: Ngành nghề chiếm tỷ lệ cao nhất (38,36%) trong tổng số các DNNVV trên địa bàn thành

phố là kinh doanh dịch vụ gồm kinh doanh, buôn bán các loại thiết bị, văn phòng phẩm, nội thất, xe máy- xe đạp, tư vấn thiết kế kỹ thuật....Tuy nhiên ngành nghề này chỉ cần công tác an toàn phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động mà không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, chất thải phát sinh thuộc nhóm ngành nghề này chủ yếu là chất thải sinh hoạt với số lượng nhỏ. Ngành nghề chiếm tỷ lệ cao thứ hai (24,13%) là xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác và kinh doanh vận tải. Đặc điểm của nhóm ngành nghề này là xây dựng các công trình công nghiệp, công trình thủy như xây dựng đê, đập, nạo vét đường thủy; cùng với hoạt động xây dựng là hoạt động vận tải để vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa. Nhóm ngành này thường không hoạt động trên địa bàn thành phố mà thường xuyên ký kết các hợp đồng xây dựng và vận tải với các địa phương có các công trình dự án và khi đó các thủ tục pháp lý về môi trường sẽ được các doanh nghiệp này lập và thực hiện dưới sự quản lý của địa phương có dự án xây dựng.

Xuất phát từ đặc điểm địa chất của Tam Điệp chủ yếu là đá vôi, ngoài ra còn có sét kết nên ngành nghề khai thác khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng phát triển. Nắm bắt được thế mạnh của địa phương, ngày 15/6/2015 Ban chấp hành đảng bộ thành phố đã ban hành Nghị quyết số 17/NQ-ĐB về tăng cường công tác quản lý đất đai, tài nguyên môi trường và khai thác mỏ trên địa bàn thành phố. Trong đó có nhấn mạnh ưu tiên và tạo điều kiện phát triển ngành nghề khai thác khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng đi đôi với các công tác quản lý bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp cũng như của các cơ quan quản lý nhà nước. Nhóm ngành nghề khai thác khoáng sản chiếm tỷ lệ 10,18%, sản xuất vật liệu xây dựng 3,49% , tuy nhiên vốn đầu tư của ngành nghề này tương đối lớn so với mặt bằng chung vốn đầu tư của các nhóm doanh nghiệp khác trên địa bàn.

Lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Tam Điệp gắn liền với sự phát triển của nông trường Đồng Giao, là tiền thân của Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao- một doanh nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm lớn nhất Việt Nam hiện nay. Nhờ có các ưu thế để phát triển ngành chế biến nông sản nên năm 2004 thành phố Tam Điệp có thêm Công ty TNHH Thanh An và năm 2006 có Công ty cổ phần thực phẩm Á Châu. Cùng đó là ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm với vốn đầu tư lớn cũng phát triển (Bảng 4.3).

Bảng 4.3. Tỷ lệ doanh nghiệp theo loại hình sản xuất, kinh doanh

STT Ngành nghề kinh doanh Số DN Tỷ lệ (%)

1 Kinh doanh dịch vụ 132 38,36

2 Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác, Kinh doanh vận tải

73 24,13

3 Khai thác khoáng sản 35 10,18

4 Kinh doanh ô tô, phụ tùng, sửa chữa ô tô, xe máy các loại

30 8,72

5 Khách sạn, nhà hàng 18 5,23

6 Gia công cơ khí 16 4,65

7 Sản xuất vật liệu xây dựng 12 3,49

8 Chế biến nông sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm 9 2,61

9 Đồ gỗ, mỹ nghệ 8 2,33

10 Nhựa y tế 1 0,3

Tổng 344 100

4.2.3. Vị trí phân bố của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tại thành phố, có 01 khu công nghiệp Tam Điệp với diện tích 357ha, khu công nghiệp nằm cạnh Quốc lộ 1A, gần tuyến đường sắt Bắc – Nam, cách Hà Nội hơn 100km, rất thuận tiện về đường bộ và đường sắt, cách trung tâm Thành phố Ninh Bình 15 km, cách trung tâm thị xã Tam Điệp 3 km, trải dài 2 xã (phường) là xã Quang Sơn và phường Nam Sơn. Được đưa vào hoạt động năm 2012, KCN có 18 doanh nghiệp trong đó có 1 công ty xi măng thuộc tập đoàn VICEM Việt Nam, 04 công ty có vốn đầu tư nước ngoài thuộc FDI, còn lại 13 DNNVV.

Bảng 4.4. Vị trí phân bố của các DNNVV

TT Vị trí Số lượng DNNVV

1 Trong KCN Tam Điệp 13

2 Trong khu dân cư 289

Còn lại đa số các doanh nghiệp (289/344 tổng số doanh nghiệp nhỏ và vừa) nằm trong khu dân cư hoặc trụ sở làm việc tại địa chỉ nơi cư trú để tiện cho việc quản lý hoạt động và kinh doanh. Một số doanh nghiệp cần nhà xưởng, khu sản xuất lớn nhưng không thuê được đất trong khu công nghiệp thì chủ doanh nghiệp mua lại đất nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp và chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất sản xuất, kinh doanh (Bảng 4.3).

4.2.4. Mức độ đóng góp của các nhóm ngành nghề

Qua điều tra phỏng vấn các doanh nghiệp về lợi nhuận ước tính thu được qua các năm, ta thấy được ngành nghề có lợi nhuận cao nhất là Công ty cổ phần nhựa y tế Việt Nam thuộc nhóm doanh nghiệp vừa với số vốn đầu tư lớn là 36 tỷ đồng, công ty đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách hàng năm của thành phố. Nhóm ngành khai thác khoáng sản lợi nhuận thu được bình quân so với các ngành nghề khác tương đối cao, nhóm ngành nghề này ngoài thuế giá trị gia tăng còn phải nộp thuế tài nguyên và phí bảo vệ và phục hồi môi trường với số tiền tương đối lớn, tùy vào lượng khoáng sản khai thác của từng doanh nghiệp mà cơ quan thuế sẽ tính toán mức thuế phí phù hợp theo quy định của nhà nước. Nhóm ngành có lợi nhuận thấp nhất trong các ngành nghề là gia công cơ khí và kinh doanh dịch vụ, đa phần nhóm ngành này vốn đầu tư ít, một số công ty thành lập tự phát.

Lợi nhuận ước tính qua các năm có sự chênh lệch, do yếu tố kinh tế- xã hội của địa phương thay đổi và nhu cầu của thị trường. Ví dụ như, ngành sản xuất vật liệu xây dựng năm 2018 lợi nhuận thu được giảm hơn so với năm 2015 là 56%, nguyên nhân do năm 2018 thành phố Tam Điệp đã hoàn thành xong lộ trình xóa bỏ lò vôi thủ công theo Kế hoạch số 85/KH-UBND ngày 07/10/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình, nên có 05 doanh nghiệp sản xuất vôi đã dừng hoạt động, chuyển sang các ngành khác như nghiền đô lô mít, lợi nhuận thu được thấp hơn (Hình 4.4).

Chú giải: Nhóm 1 (Khai thác khoáng sản); Nhóm 2 (Sản xuất vật liệu xây dựng); Nhóm 3 (Chế biến nông sản, chăn nuôi gia súc, gia cẩm); Nhóm 4 (Gia công cơ khí); Nhóm 5 (Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác, Kinh doanh vận tải); Nhóm 6 (Đồ gỗ, mỹ nghệ); Nhóm 7 (Kinh doanh phụ tùng, sửa chữa ô tô xe máy các loại); Nhóm 8 (Khách sạn, nhà hàng); Nhóm 9 (Nhựa y tế); Nhóm 10 (Kinh doanh dịch vụ).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý môi trường trong doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố tam điệp, tỉnh ninh bình (Trang 51 - 55)