Tình hình áp dụng cơng cụ quản lý môi trường trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý môi trường trong doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố tam điệp, tỉnh ninh bình (Trang 63)

Cơng cụ QLMT

Thực hiện (doanh nghiệp)

Mơ tả

Khơng

Nhãn sinh thái không 100

Là sự khẳng định, biểu thị thuộc tính mơi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ có thể dưới dạng một bản cơng bố, biểu tượng hoặc biểu đồ trên sản phẩm hoặc nhãn bao gói, trong tài liệu về sản phẩm, tạp chí, kỹ thuật, quảng cáo các hình thức khác.

Kiểm tốn mơi

trường 2 98

Là công cụ quản lý bao gồm một q trình đánh giá có tính hệ thống, định kỳ và khách quan được văn bản hoá về việc làm thế nào để thực hiện tổ chức môi trường, quản lý môi trường và trang thiết bị môi trường hoạt động tốt.

Sản xuất sạch

hơn 21 79

Là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về mơi trường vào các q trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.

Quan trắc môi

trường 38 62

Là việc theo dõi thường xuyên chất lượng môi trường với các trọng tâm, trọng điểm hợp lý nhằm phục vụ các hoạt động bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

4.4.1. Nhãn sinh thái

Hiện tại ở thành phố Tam Điệp chưa có doanh nghiệp nào sản xuất sản phẩm được cấp nhãn sinh thái, chỉ có một số doanh nghiệp thuộc ngành kinh doanh dịch vụ là nhà phân phối các sản phẩm có nhãn sinh thái như điện tử, điện lạnh, các loại sơn.

4.4.2. Kiểm tốn mơi trường

Trên địa bàn thành phố có 02 doanh nghiệp thực hiện kiểm tốn mơi trường là công ty nhựa y tế Việt Nam và Công ty cổ phần xuất khẩu Đồng Giao, là 2 doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn, sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Châu Âu. Các công ty này thường xun kiểm tốn mơi trường ít nhất 1 lần/năm để đánh giá tính hợp lý, hiệu quả của công tác quản lý môi trường trong doanh nghiệp, tính tốn kinh phí cho cơng tác bảo vệ mơi trường hướng tới phát triển bền vững. Từ đó doanh nghiệp hạn chế được các sự cố mơi trường, kiểm sốt được chất thải, tìm kiếm giải pháp đảm bảo sản xuất sạch hơn, giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường trong q trình hoạt động.

4.4.3 Sản xuất sạch hơn

Nhóm ngành chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khống sản và cơng ty nhựa y tế đang có chiến lược theo hướng sản xuất sạch hơn. Chế biến nông sản như Công ty cổ phần xuất khẩu Đồng Giao, Công ty cổ phần Á Châu cải tiến công nghệ sản xuất, ký hợp đồng với các sơ sở thu mua để tái sử dụng các chất thải thừa như lõi ngô, bã dứa làm nguyên liệu đầu vào sản xuất thức ăn gia súc, ủ than. Ngành sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản thường xun bảo trì máy móc để giảm thiểu thất thốt điện năng, thay đổi nhiên liệu đầu vào là than sang khí đốt hoặc lị điện, giảm sự phát thải các khí thải gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí. Cơng ty nhựa y tế Việt Nam phân loại sản phẩm lỗi để tái sử dụng làm nguyên liệu đầu vào, bao bì, vỏ hộp và nhựa vụn được bán cho các cơ sở thu mua tái chế.

4.4.4. Quan trắc môi trường

Các doanh nghiệp khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm và công ty nhựa y tế Việt Nam đều phải quan trắc môi trường định kỳ, và các doanh nghiệp này đã hợp đồng với Trung tâm quan trắc Ninh Bình thường xuyên quan trắc đánh giá các chỉ tiêu môi trường theo đúng quy định của cơ quan quản lý. Theo quy định tại Điều 25, Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ thì tần suất quan trắc như sau: 04 lần/năm đối với cơ sở có quy mơ tương đương với đối tượng quy định tại Phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP là các nhóm doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khống sản có sử dụng vật liệu nổ cơng nghiệp, chế biến nơng sản có cơng suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên đối với công nghệ sản xuất, chế biến ướt, chăn nuôi gia súc gia cầm với quy mô chuồng trại từ 1.000 m2 trở lên; 02 lần/ năm đối với cơ sở có quy mơ tương đương với đối tượng quy định tại Phụ lục 5.1 Thông tư 27/2015/TT-BTNMT; 01 lần/năm đối với cơ sở có quy mô tương đương với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 32 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT.

Đối chiếu theo quy định, công ty cổ phần TPXK Đồng Giao là một trong những công ty phải thực hiện quan trắc định kỳ 04 lần/năm và công ty đã nghiêm túc thực hiện theo quy định. Tổng hợp số liệu từ báo cáo quan trắc định kỳ của

doanh nghiệp thấy quý 4/2017 các chỉ tiêu COD, BOD, tổng N và coliform đều vượt quy định; Quý 1,2,3/2018 các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép, chỉ có hàm lượng Coliform quý 1 và 3 vẫn vượt ngưỡng cho phép (Bảng 4.9). Nguyên nhân do công suất sản xuất của nhà máy tăng, hệ thống xử lý không xử lý triệt để. Bên cạnh đó nước thải của nhà máy chế biến nơng sản có hàm lượng các chỉ tiêu BOD, Coliform ln cao hơn nhiều so với nước thải các ngành nghề khác. Với tình hình trên, nhà máy đã thuê đơn vị tư vấn đầu tư kinh phí để nâng cấp hệ thống xử lý nước thải và thường xuyên theo dõi điều chỉnh công suất sản xuất phù hợp.

Bảng 4.9. Kết quả quan trắc định kỳ chất lượng nước sau xử lý tại Công ty cổ phần TPXK Đồng Giao Thông số Quý IV/2017 Quý I/2018 Quý II/2018 Quý III/2018 QCVN 40:2011/BTNMT (A), (Kq =0,9; Kf =1,1) pH 7,81 7,04 7,05 7,68 6-9 TSS (mg/l) 34,4 24 40 7 49,5 COD (mg/l) 175 45 52 35,3 74,25 BOD5 (mg/l) 108 23 28 12,1 29,7 Tổng N* (mg/l) 22,54 19,5 17,5 9,62 19,8 Tổng P* (mg/l) 0,26 0,84 3,6 2,94 3,96 Coliform* (MPN/100ml) 4.400 4.600 2.600 3.500 3.000 Ghi chú: - (-): Không quy định.

- QCVN 40:2011/BTNMT(A): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp; - Chỉ tiêu phân tích có đánh dấu (*) được thực hiện bởi nhà thầu phụ.

Theo thực tế tại địa bàn thành phố Tam Điệp, tồn bộ các doanh nghiệp khai thác khống sản đều sử dụng vật liệu nổ công nghiệp nên theo quy định phải quan trắc định kỳ 04 lần/năm nhưng các doanh nghiệp chỉ quan trắc 1 lần/năm, một số ít 02 lần/năm. Ví dụ cơng ty CP xi măng Hướng Dương tại mỏ khai thác chỉ quan trắc 1 lần/năm, các chỉ tiêu đều nằm trong ngưỡng cho phép theo QCVN, chỉ có COD, BOD5 vượt ngưỡng cho phép 1,3-1,8 lần (Bảng 4.10). Nguyên nhân do số

lượng công nhân khai thác mỏ tăng, nhu cầu sinh hoạt lớn làm phát sinh nhiều nước thải sinh hoạt nhưng hệ thống xử lý nước thải chỉ là bể chứa 3 ngăn nên không xử lý triệt để nước thải phát sinh trước khi thải ra môi trường.

Bảng 4.10. Kết quả quan trắc định kỳ chất lượng nước tại mỏ Hang Nước II- Công ty CP xi măng Hướng Dương (27/6/2018)

Thông số Đơn vị Kết quả QCVN 08-MT:2015/ BTNMT (B1) HN-NM1 HN- NM2 HN-NM3 Độ đục NTU 28,3 28,2 29,1 - pH - 6,89 6,92 6,95 5,5-9 EC µS/cm 176 182 177 - TSS mg/l 12 14 11 30 COD mg/l 14 16 15 15 BOD5 mg/l 8 11 9 6 Fe mg/l 0,33 0,35 0,28 1 Cd* mg/l <0,0006 <0,0006 <0,0006 0,01 Pb* mg/l <0,0015 <0,0015 <0,0015 0,05 Mn* mg/l 0,017 0,018 0,019 0,5 Hg* mg/l <0,0003 <0,0003 <0,0003 0,001 As* mg/l <0,0023 <0,0023 <0,0023 0,05 Độ muối mg/l 0,2 0,1 0,2 - Tổng dầu mỡ* mg/l <0,3 <0,3 <0,3 1,0 Ghi chú: “ - “ : Không quy định

“ * ”: Chỉ tiêu do nhà thầu phụ phân tích

- HN-NM1: Nước mặt khu vực khai trường;

- HN-NM2: Nước mặt khu dân cư lân cận

4.5. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, tiêu chuẩn ISO được coi là “giấy thơng hành”, thể hiện uy tín của doanh nghiệp, nếu khơng nhanh chóng nâng cao vị thế của doanh nghiệp thì rất khó có thể cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Tuy nhiên việc áp dụng ISO của các doanh nghiệp chưa nhiều, do các doanh nghiệp nhận định vốn đầu tư của bản thân thấp, chủ yếu làm hàng gia công cho các doanh nghiệp lớn hay thị trường thu hẹp nên không nhất thiết phải áp dụng HTQLCL.

Các doanh nghiệp đã áp dụng tốt HTQLCL sẽ khác hẳn so với các doanh nghiệp chưa áp dụng hệ thống này. Đó là sự nghiêm ngặt ngay từ quy chế ra vào cơ quan của công nhân, khách đến đơn vị, tác phong quản lý, làm việc của tất cả mọi người trong doanh nghiệp. Các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động, vệ sinh an toàn lao động trong doanh nghiệp được thực hiện rất đầy đủ. Các hệ thống quản lý môi trường cũng được chú trọng.

Hình 4.7. Số doanh nghiệp áp dụng ISO tại thành phố Tam Điệp

Với tổng 344 DNNVV trên địa bàn thành phố nhưng chỉ có 30 DN áp dụng hệ thống quản lý chất lượng mơi trường. Trong đó, loại ISO được áp dụng rộng rãi là ISO 9001: 2015, nhiều doanh nghiệp áp dụng nhiều loại ISO như: Công ty CP Thực Phẩm Á Châu, Công ty TNHH Thanh An, Công ty CP xuất khẩu Đồng Giao dùng ISO 9001: 2015 và ISO 22000:2007; Công ty nhựa y tế Việt Nam dùng ISO

9001:2015 và ISO 13485:2003. Các cơng ty này khi áp dụng ISO đã có nhiều cơ hội phát triển hơn, đặc biệt sản phẩm đã xuất khẩu sang thị trường thế giới như Nga (Công ty CP xuất khẩu Đồng Giao, Công ty thực phẩm Á Châu), sang Mỹ (công ty nhựa y tế Việt Nam ). Từ đó lợi nhuận thu được ngày càng tăng lên, mở rộng thêm dây chuyền sản xuất.

4.6. GIẢI PHÁP PHÙ HỢP TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

4.6.1. Ngành Khai thác khoáng sản

Theo Điều 30 Luật khoáng sản quy định về việc bảo vệ môi trường trong hoạt động khống sản, đó là:

Thứ nhất, tổ chức, cá nhân hoạt động khống sản phải sử dụng cơng nghệ, thiết bị, vật liệu thân thiện với môi trường; thực hiện các giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật. Khi tổ chức hoạt động khống sản thì các doanh nghiệp, tổ chức, các nhân hoạt động khai thác phải sử dụng các thiết bị hiện đại để hạn chế việc ô nhiễm môi trường cũng như là ngăn ngừa những tác động xấu ra môi trường.

Thứ hai, tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản phải thực hiện các giải pháp và chịu mọi chi phí bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi trường. Giải pháp, chi phí bảo vệ, cải tạo, phục hồi mơi trường phải được xác định trong dự án đầu tư, báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Thứ ba, trước khi tiến hành khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của Chính phủ.

BVMT trong hoạt động khai thác và chế biến khống sản có thể chia làm 3 khía cạnh như sau: BVMT trong khu vực khai thác và chế biến khống sản; Ngồi khu vực khai thác và chế biến khoáng sản; Sau khi kết thúc hoạt động KTKS.

Trong khu vực KTKS là môi trường “trong hàng rào” của doanh nghiệp và do doanh nghiệp quản lý, bao gồm các khai trường, xưởng chế biến, bãi thải... Luật BVMT năm 2005 quy định tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm phải có trách nhiệm xử lý ơ nhiễm. Trong lĩnh vực KTKS thì đơn vị khai thác phải thực hiện

các hạng mục BVMT theo Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hay cam kết BVMT. Hầu hết, các dự án khai thác chế biến khoáng sản đều đã thực hiện lập ĐTM nhưng vẫn cịn mang tính đối phó, hình thức và hợp lý hóa hồ sơ. Nhiều quy hoạch khống sản kể cả cấp Trung ương (như quy hoạch thăm dò khai thác, chế biến bơxít, titan, crom, mangan...) và các quy hoạch cấp địa phương chưa lập hoặc chưa hồn thành báo cáo Đánh giá mơi trường chiến lược (ĐMC).

BVMT ngoài khu vực khai thác và chế biến khống sản được chính quyền địa phương tiến hành với nguồn kinh phí từ phí BVMT và ngân sách của địa phương. Phí BVMT được doanh nghiệp nộp hàng tháng dựa theo sản lượng khai thác theo hướng dẫn của Thông tư số 67/2008/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành. Đây là một khoản thu lớn mà địa phương được giữ lại tồn bộ dùng để chi phí cho các hoạt động BVMT trên địa bàn. Hiện tại, phí BVMT tính theo sản lượng khai thác do doanh nghiệp tự kê khai. Đây là một kẽ hở lớn bởi trên thực tế việc doanh nghiệp khai mức sản lượng thấp hơn nhiều so vói thực tế nhằm trốn một phần phí BVMT là khá phổ biến. Trong khi đó, hầu như khơng có một cơ chế giám sát sản lượng hoặc việc giám sát còn lỏng lẻo và thiếu hiệu quả. Điều này dẫn tới địa phương thất thu một khoản ngân sách đáng kể để sử dụng trong hoạt động BVMT. Kết quả là môi trường không được bảo vệ tương xứng do thiếu nguồn kinh phí. Mặt khác, việc sử dụng nguồn phí BVMT khơng được thông báo rộng rãi dẫn đến một thực tế là người dân thường đổ lỗi cho doanh nghiệp về vấn đề ô nhiễm môi trường, trong khi doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước về vấn đề BVMT theo quy định của pháp luật. Qua thực tế cho thấy, phí BVMT đơi khi không được sử dụng đúng mục đích, chẳng hạn dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng không có chức năng BVMT như nhà văn hóa, đường giao thơng... Ngồi ra, cơ chế phân bổ nguồn ngân sách này cũng còn nhiều điểm chưa rõ ràng. Cụ thể, ở nhiều địa phương, nguồn ngân sách phân bổ dựa theo đề xuất của từng quận/huyện và phê duyệt của UBND tỉnh mà đại diện là Sở Kế hoạch và Đầu tư chứ khơng hồn tồn dựa theo mức độ tác động của hoạt động khai mỏ tới môi trường ở một địa điểm cụ thể nào. Như vậy, sự không rõ ràng trong việc phân bổ nguồn kinh phí cho hoạt động BVMT giữa các vùng khác nhau cùng với tình trạng thiếu cơng khai thơng tin liên quan tới nguồn ngân sách này nên đã tác động tiêu cực tới hoạt động quản lý nguồn thu từ khống sản. Có thể nói, việc thiếu cơng khai thơng tin về nguồn thu phí BVMT, cùng với sự thiếu trách nhiệm của doanh nghiệp, thiếu cơ chế giám sát sản lượng

là những nguyên nhân cốt lõi dẫn đến tình trạng suy thối môi trường nghiêm trọng tại các vùng KTKS trong suốt thời gian qua. Trong bối cảnh Luật Khoáng sản 2010 và những văn bản pháp luật đi kèm chưa giải quyết triệt để các bất cập nêu trên thì tình trạng ơ nhiễm mơi trường ở vùng khai mỏ có thể vẫn tiếp diễn trong thời gian tới.

Bảo vệ và phục hồi môi trường khu vực sau khai thác được hướng dẫn theo Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/5/2008. Trong đó quy định các đơn vị đang KTKS phải lập dự án bổ sung cải tạo phục hồi môi trường và thẩm định trước 31/12/2008. Tuy nhiên, việc thẩm định không được tiến hành do việc chậm ban hành thông tư hướng dẫn Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg. Cho tới 31/12/2009 (muộn hơn 1 năm) kể từ khi Quyết định số 71/2008 có hiệu lực thì Thơng tư số 34/2008/TT-BTNMT mới được ban hành và bắt đầu có hiệu lực từ 15/2/2010. Như vậy, trong suốt thời gian từ 31/12/2008 đến 15/2/2010, rất nhiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý môi trường trong doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố tam điệp, tỉnh ninh bình (Trang 63)